Trang

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Đại gia Sài Gòn bị “bỏ bùa”, lên núi học làm nông

Chẳng biết ma thuật nào khiến chị Vũ Thị Phương quyết bỏ chức danh bà chủ của một nhà phân phối lớn tại TP HCM để lên núi trồng hoa...

Bà chủ kinh doanh học làm nông

Bây giờ nghĩ lại chuyện khởi nghiệp làm nông, trồng hoa lily tại Đà Lạt, chị Vũ Thị Phương (53 tuổi, ngụ tại quận 9, TP HCM) vẫn cho rằng mình là người “lì lợm”, bởi trước khi dấn thân vào nghề chị chưa từng biết cuốc đất, làm nông, trồng hoa là gì. Lúc mới đặt chân lên Đà Lạt, chị Phương nghĩ rằng chỉ làm 3-4 sào lily cho thỏa chí đam mê nghề hoa từ nhỏ chứ không tính đến việc sẽ gắn bó lâu dài.

Công nhân đang phân loại hoa lily để đóng thùng tiêu thụ. 


Sở dĩ chị Phương nghĩ như vậy vì thời điểm đó chị đang là bà chủ của một nhà phân phối các mặt hàng tiêu dùng lớn có tiếng tại TP HCM. Ngày chị công bố tin từ bỏ kinh doanh ở Sài Gòn và chuyển toàn bộ nhà phân phối cho anh em trong nhà quản lý thực sự đã gây sốc cho tất cả người thân, bạn bè. Đã có nhiều lời ngăn cản nhưng không đủ sức để níu chân chị ở lại.

Làm chung với bạn được một thời gian ngắn, chị Phương quyết định “liều mình” thuê đất làm riêng, lập nên nông trại hoa lily tại Vạn Thành (Đà Lạt). Nói là “liều” vì lúc bấy giờ chị hoàn toàn không nắm bắt được kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lily ra sao. Kỹ thuật trồng hoa khi đó là con số 0 nhưng chị vẫn dám đầu tư ngót cả tỷ đồng trồng lily, vốn là loài hoa cao cấp, đầu tư cực kỳ tốn kém trong khi khả năng thất bại lại không nhỏ.

Hoa lily đang trong thời kỳ cho thu hoạch

Dĩ nhiên, chị Vũ Thị Phương cũng đã phải trả giá bằng những vụ hoa lily thất bại vì thiếu kỹ thuật canh tác. Chị Phương còn nhớ như in những lứa hoa lily đầu tiên cây phát triển không đồng đều, bông nở bông không, dịch bệnh gây hại tràn lan…Lựa chọn những cây đẹp nhất đem hoa khắp nơi chào hàng mà vẫn bị chê lên chê xuống. Tuy vậy, người phụ nữ này không hề nản chí, chị nói đó cũng là quy luật trong làm ăn, mua thất bại để có những bài học cho riêng mình. Chị cho biết những thất bại ban đầu đã trở thành tiền đề cho sự thành công cho những lứa hoa tiếp theo.

Nông trại lily lớn nhất Đà Lạt

Giờ thì chị Vũ Thị Phương lại trở thành bà chủ nhưng lần này chị là bà chủ trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, sở hữu một nông trại chuyên canh hoa lily lớn bậc nhất Đà Lạt với diện tích 2,5 ha và đang tiếp tục được mở rộng hơn nữa. Tất cả diện tích hoa lily nơi đây đều được trồng trên giá thể sơ dừa để giúp cây sạch bệnh và phát triển tốt. Hệ thống tưới tiêu đều tự động, nhỏ giọt và phun sương.

Nông trại này ngày nào cũng xuất đi 1.500 bó lily.

Để ngày nào cũng có hoa xuất đi khắp nơi tiêu thụ, cứ cách một tuần chị Phương lại cho xuống giống một lần. Tất cả giống hoa lily đều được chị nhập về từ Hà Lan, ươm cho nảy mầm rồi mới đem trồng. Hiện mỗi ngày, nông trại hoa lily của chị Phương xuất đi 1.500 bó hoa. Thị trường chính là TP. HCM và chợ Đà Lạt, giá bán sỉ trung bình là 75.000 đồng/bó với thương hiệu hoa lily Tường Vy.

Một nông trại lily đẹp như trong tranh.


So với công việc kinh doanh trước kia, chị Phương tiết lộ trồng hoa cho thu nhập cao hơn nhiều. Hiện, trung bình mỗi năm trừ chi phí nông trại hoa lily này cho thu về 2,5 tỷ đồng tiền lãi.

Sáng tạo giống mới, 8X nuôi ong kiếm tiền tỉ mỗi tháng

Nhờ tích cực tìm tòi, sáng tạo, anh Trần Xuân Phong đã lai tạo thành công giống ong mới cho năng suất cao, thu về 16 tỷ đồng mỗi năm.

Nuôi chí làm giàu, tích cực sáng tạo trong sản xuất

Trần Xuân Phong (sinh năm 1983) là thanh niên xã An Khang, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Tại địa phương, anh Phong nổi tiếng là người trẻ tuổi, dám nghĩ dám làm, là tỷ phú trẻ giàu lên nhờ nghề nuôi ong lấy mật.

Anh Trần Xuân Phong nhận bằng khen của Thủ tướng dành cho 4 thanh niên nông thôn có thành tích lao động, sản xuất và sáng tạo tiêu biểu nhất năm 2014. Trong ảnh, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trao bằng khen cho anh Phong (Ảnh: Mai Châm)

Nuôi ong vốn là nghề gia truyền của Xuân Phong. Từ bé anh đã theo cha học nghề nuôi ong lấy mật. Ngay sau khi tốt nghiệp THPT (năm 2002), anh đã bắt tay vào gây dựng trại chăn nuôi ong. Nhưng thời điểm này, do nguồn vốn hạn hẹp nên quy mô trang trại của anh Phong còn thấp, chỉ khoảng 50 đàn ong.
Ở quy mô kinh tế hộ gia đình, trang trại ong của Xuân Phong đã hoạt động khá, cho doanh thu ổn định. Nhưng với ý chí vươn lên làm giàu, anh quyết tâm tìm tòi, nghiên cứu để mở rộng quy mô sản xuất.

Đến năm 2006, anh Phong đã lai tạo thành công giống ong vàng của Miền Bắc và ong ý của Miền Nam, tạo thành giống ong lai vừa có năng suất và chất lượng cao, lại vừa chống chọi được với cái lạnh của Miền Bắc.

Để tăng chất lượng mật và số lần cho mật ong của năm, chàng nông dân Tuyên Quang còn chủ động di chuyển đàn ong đi lấy mật theo mùa vụ ở trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, anh cũng có rất nhiều sáng kiến để đổi mới phương thức sản xuất, tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho sản phẩm mật ong.

Đến nay, Trần Xuân Phong đã thành lập hợp tác xã nuôi ong Phong Thổ với 1.500 đàn ong, tạo việc làm thường xuyên cho 22 lao động với mức lương từ 3-4 triệu đồng/tháng. Tổng doanh thu HTX nuôi ong đạt 16 tỷ đồng/năm.

Dự án mới ước đạt doanh thu 55 tỷ đồng/năm

Anh Phong nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2014 dành cho thanh thiếu niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới (Ảnh: Mai Châm)

Không dừng lại ở đó, anh Phong đang tiếp tục đầu tư xây dựng dự án nhà máy chế biến mật ong xuất khẩu và vật tư ngành ong với tổng số vốn gần 15 tỷ đồng. Dự kiến, sau 1 năm hoàn thành, nhà máy sẽ cho doanh thu khoảng 55 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho 160 người với thu nhập 2-5 triệu đồng/tháng.

Dự án này đi vào hoạt động sẽ tạo ra mô hình chăn nuôi ong tiên tiến vào bậc nhất ở nước ta hiện nay, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khai thác tiềm năng và lợi thế sẵn có của xã, thu hút nhiều lao động góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Với mô hình hợp tác xã nuôi ong có doanh thu đạt 16 tỷ đồng mỗi năm, anh Phong vừa được nhận bằng khen của Thủ tướng dành cho 4 thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi.

Đồng thời, anh cũng được TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao giải thưởng Lương Định Của dành cho những cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

Nhờ những sáng tạo và nỗ lực vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Phong còn được UBND tỉnh Tuyên Quang vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh năm 2013.

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

9X tay trắng kiếm trăm triệu từ vườn phật thủ

Vì nhà nghèo nên chàng trai 9X – Phạm Văn Xoa không đi thi ĐH mà vay vốn ngân hàng lập nghiệp qua việc trồng cây phật thủ. Mỗi năm, Thoa thu nhập gần 300 triệu.


Phạm Văn Xoa (24 tuổi, xã Đồng Lương, H.Lang Chánh, Thanh Hóa) đang quản lý vườn phật thủ với 300 cây, rộng 4 ha. Ngoài ra anh còn nuôi 20 cặp chim trĩ giống và 400 con gà ri để tăng thêm thu nhập.

Học xong phổ thông, xác định làm nông dân
Sinh ra ở một huyện miền núi, gia đình làm ruộng nên cuộc sống của Xoa cũng khá vất vả, thiếu thốn. Học xong lớp 12, thay vì như bạn bè trang lứa lên phố thị đi học tiếp thì Xoa lại xác định sẽ không thi đại học. Chàng trai 9X cho rằng: “Mình thấy nhiều bạn học xong cũng rất khó xin việc. Mình nghĩ, ở quê vốn truyền thống nông nghiệp thì sao lại không tiếp tục theo công việc này. Hơn nữa gia đình mình cũng nghèo, bố mẹ nuôi ba chị em ăn học là quá sức”.
Phạm Văn Xoa bên vườn phật thủ của mình.


Khi ấy, ở tuổi 18 dù xác định sẽ làm một nông dân nhưng Xoa vẫn chưa định hình trồng trọt hay chăn nuôi như thế nào? Một thời gian sau, cậu quyết định xin đi nghĩa vụ quân sự để tôi rèn bản thân trưởng thành hơn. Ngày xong nghĩa vụ, Xoa mang theo đầy hoài bão lập nghiệp trên mảnh đất quê hương.

Chàng trai kể: “Tết năm 2011, mình có mua về vài quả phật thủ trưng trong nhà. Mình thấy loại trái này khá nhiều người mua, có tiềm năng và thị trường khi ấy vẫn khan hiếm. Ở chỗ mình cũng chưa ai trồng nên quyết định sẽ trồng loại cây này”. Nghĩ là làm, sau Tết thì Xoa bắt đầu tìm hiểu về phật thủ và khăn gói tìm đến các nhà vườn ở Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang… học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Xoa bắt đầu khởi nghiệp.


“Khi tìm hiểu, mình thấy trồng giống cây này cũng không quá phức tạp và có đầu ra khá ổn nên càng tâm huyết hơn. Tuy nhiên, lúc chia sẻ ý tưởng với gia đình bạn bè thì phần lớn không đồng ý. Họ cho rằng mình còn trẻ, không nên nóng vội. Gia đình thì không có vốn. Nhưng mình vẫn quyết tâm theo đuổi”, Xoa chia sẻ.

Thu nhập 300 triệu/năm

Muốn có vốn, Xoa đi vay ngân hàng 50 triệu và mượn thêm từ gia đình để khởi nghiệp. Tháng 2/2012 chàng trai xứ Thanh mang từ Hà Nội về 300 gốc phật thủ (mỗi gốc trị giá 30.000 đồng). Ngoài ra trong thời gian đi “tầm sư học đạo”, anh cũng tìm hiểu việc nuôi chim trĩ, gà ri kết hợp trồng loài cây này. Vì thế, Xoa cũng trích ra 18 triệu để mua 12 cặp chim giống, 400 con gà ri.

“Mình vẫn xác định tập trung trồng cây là chính. Khi ấy, nhiều nhà vườn khuyên chỉ nên trồng chừng 100 cây thử nghiệm trước. Nhưng mình tin sẽ làm tốt nên mới mua nhiều gốc”, Xoa cho biết.

Khi Xoa đưa cây về, đến thời điểm gần ra quả lại vào đúng thời điểm khô hạn. Việc tìm nguồn nước tưới cây đầy vất vả nên để có nước tưới thì cậu cùng chị gái phải đi xa hàng cây số. Ban đầu Xoa phải mang nước về theo cách thủ công. Nhiều khi tới nửa đêm hai chị em mới tưới hết lượt cho vườn cây. Sau đó, Xoa mới đầu tư hệ thống máy móc tưới nước. Lúc đầu, cây phật thủ của cậu cũng hay bị bệnh vàng lá và rỉ mủ.
Ngoài trồng phật thủ, Xoa còn nuôi kết hợp gà ri và chim trĩ.


Cũng trong thời gian mới khởi nghiệp, số gà ri thả vườn của cậu hay bị chết, có đợt lên đến gần 100 con trong khi chim trĩ cũng bị bệnh tật. Xoa tự nhủ khó khăn lúc khởi nghiệp là điều khó tránh khỏi và hy vọng đến mùa thu hoạch sẽ có chuyển biến.

Trời không phụ lòng người khi dịp tết 2014, Xoa vui mừng khi 300 cây phật thủ mang về được hơn 1.000 quả. Với mỗi quả được bán trung bình 80.000 đồng, giúp Xoa có doanh thu hơn mong đợi. Chàng trai 9X nói: “Với số cây ra quả lần đầu mà được như vậy là khá thành công. Sau khi trừ hết chi phí thì mình vừa đủ trả nợ ngân hàng”. Ngoài ra, số gà ri và chim trĩ sau một năm nuôi cũng mang lại cho cậu mức thu nhập kha khá.

Hiện tại, vườn cây của Xoa vẫn cho ra quả hàng tháng nhưng tập trung vào tháng 7 và dịp Tết. Mỗi cây phật thủ, Xoa ước tính ra được 40–50 quả và bán buôn với giá 50.000 đồng tùy hình thức đẹp xấu. Còn vào dịp Tết, giá có thể lên tới 300.000 – 400.000 đồng/quả. Cậu dự tính: “Dịp Tết mình ước tính sẽ thu nhập được khoảng 300 triệu từ phật thủ, trừ chi phí sẽ còn 250 triệu. Còn hiện tại, nếu chưa trừ chi phí thì trong vòng một năm nay thì mình đã đạt doanh thu gần 300 triệu”.

Theo Xoa, để có đầu ra ổn định, ngoài nguồn hàng cung cấp trong tỉnh, cậu cũng đã đấu mối với một số thương lái ở Hà Nội. Không giữ riêng “bản quyền” trồng phật thủ cho mình, chàng nông dân 9X cũng đã chuyển giao kỹ thuật đến một số hộ khác, cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm cho họ.

Bên cạnh đó, hiện tại Xoa vẫn tiếp tục nuôi chim trĩ, gà ri thả vườn. Anh hiện có 20 cặp chim giống và 400 con gà, một năm bán được hai lần. Thời gian sắp tới, Xoa cũng nhập thêm 500 cây phật thủ giống, để tiếp tục nhân rộng mô hình này.

Nói về mô hình của Xoa, chị Lê Thị Kiêu, Bí thư Huyện đoàn H.Lang Chánh đánh giá: “Xoa đã rất mạnh dạn khởi nghiệp với loài cây này và mô hình trồng cây phật thủ của bạn hiện nay đang đem lại hiệu quả rất tốt. Chúng tôi luôn động viên Xoa nhân rộng mô hình cho các bạn trẻ, hộ gia đình nhằm phát triển kinh tế của xã Đồng Lương và trong toàn huyện”.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Giám đốc vùng bỏ việc nghìn đô đi bán rau online

10 năm làm việc cho công ty nước ngoài, Mai Thị Thúy Hằng có vị trí mà nhiều người mơ ước – giám đốc quản lý chất lượng vùng Nam Á và Nam Phi của một công ty nước ngoài.

Nhưng cô vẫn quyết định từ bỏ để thỏa đam mê làm nông nghiệp sạch. Trong những chuyến từ thiện khi còn làm cho công ty nước ngoài về miền Tây, Hằng nhận thấy môi sinh của người dân bị tác động bởi hóa chất nông nghiệp, cô tự hỏi liệu có thể làm gì để thay đổi thực trạng đó? Lúc này, Hằng lóe lên ý định bỏ việc để thực hiện kế hoạch kinh doanh cho riêng mình, nhưng vẫn băn khoăn: “Bao nhiêu người mơ ước có vị trí đó, sao mình lại nghỉ?". Rồi cô lại tự nhủ đấy là giấc mơ của người khác, không phải của mình nữa, và quyết định từ chức để làm nông nghiệp trong sự ngạc nhiên của đồng nghiệp và bạn bè.

Hằng trích một số tiền làm quỹ dưỡng già cho bố mẹ, để lại 200 triệu làm vốn khởi nghiệp. Với số tiền này, Hằng phải lăn xuống ruộng học làm nông nghiệp. Nhiều người bạn làm kinh doanh bảo chị dại, sao không nhập thịt, sữa về bán kiếm tiền nhanh hơn. "Nhưng quan điểm của tôi lại khác, ai cũng nhập hết thì nông sản Việt Nam chết à?”, Hằng nói.



Hằng quyết định bỏ công việc lương nghìn đô để dấn thân vào nông nghiệp.


Sau khi tính toán, Hằng về Mộc Hóa, Long An thuê nhà ở và làm kho xưởng. Cô ký hợp đồng với nông dân để trồng giống lúa Huyết Rồng và áp dụng “canh tác kết hợp lúa vịt” bằng cách thả vịt vào ruộng để kiểm soát cỏ, sâu, rầy; phân vịt bón ruộng theo phương thức sản xuất sạch. Nhưng ngay lập tức cô gặp khó khăn từ kỹ thuật trồng trọt không sử dụng hóa chất, kho vận, xử lý sau thu hoạch, thiếu nhân sự quản lý, ứng vốn cho nông dân, đến mất trắng cả mùa vụ khi thời tiết không thuận lợi...

Không chịu thua, thấy người dân xịt thuốc diệt cỏ để diệt lục bình, Hằng nhờ doanh trại bộ đội gần đó thí điểm làm phân compost từ lục bình. Thấy trấu đổ bỏ khắp nơi, cô tiến hành sản xuất lò khí hóa để tận dụng trấu. Tuy sản phẩm lò trấu nấu không dơ nồi, nhưng lại bất tiện, mỗi 50 phút phải nhồi trấu lại nên không được thị trường chấp nhận.

Sau 2 năm rưỡi miệt mài làm, Hằng phải tạm dừng 6 tháng để tìm nguyên nhân thất bại. Sau đó, cô về Tiền Giang vừa thử nghiệm tiếp một vụ lúa-vịt, vừa làm thương lái gia cầm. Cuối cùng, Hằng nhận ra mình đã đứng sai vị trí trong chuỗi cung ứng. Ban đầu cô chỉ định tập trung vào sản xuất và bán sỉ, nhưng thị trường lúc đó chưa “chín” cho nhóm sản phẩm "thân thiện xã hội và môi trường". Do vậy, cô quyết định thành lập kênh bán hàng onlineXanhShop để cung ứng các nông sản sạch. Với cách làm này, Hằng tin rằng việc phổ biến khái niệm sản phẩm xanh tới người tiêu dùng sẽ thuận tiện hơn.



Rau củ sạch của XanhShop đắt gấp 1,5 lần so với rau củ trên thị trường, nhưng Hằng vẫn kiên định với con đường mình đã chọn.


Ban đầu, để xoay vốn, Hằng làm tư vấn giá trị bền vững cho khách hàng nước ngoài qua trang web được xây dựng đầu năm 2009. Đến cuối năm 2012, cô chính thức vận hành chuỗi cung ứng với khách hàng đầu tiên là bạn bè, đồng nghiệp. Sau khi nhận được sự hài lòng, tin tưởng, những khách hàng này đã giúp giới thiệu rộng ra bên ngoài. Ngoài ra, Hằng phát triển fanpage trên mạng xã hội bằng cách cập nhật hình ảnh, chia sẻ những câu chuyện của người nông dân và nguồn gốc sản phẩm sạch để tạo sự tin cậy, hứng thú cho khách hàng.

Nhận thấy các "nhà vườn xanh" tận dụng chất thải nông nghiệp tại chỗ để ủ phân, vừa bổ sung dinh dưỡng cho đất, vừa không gây ô nhiễm, Hằng cũng sáng tạo ra quy trình vòng tròn khép kín “chất thải từ xưởng chế biến, cá ủ phân cho vườn rau” cho trang trại của mình.

Ngoài rau củ quả, Hằng còn cung cấp ngũ cốc, thủy hải sản, gia cầm và các sản phẩm chế biến khác. Sản phẩm của Xanh được dán nhãn theo ba tiêu chuẩn: Nhãn xanh là không sử dụng hóa chất trong suốt quá trình nuôi trồng, chế biến; vàng là còn sử dụng thuốc ở một số công đoạn; trắng là không sử dụng hóa chất trong quá trình chế biến.

Hằng đánh vào phân khúc khách hàng riêng của mình là những người có ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. “Xanh không có ý định phục vụ trực tiếp hết 10 triệu dân TP HCM và 90 triệu dân Việt Nam, mà chỉ muốn tạo một xu hướng sống thuận tự nhiên, tức là mùa nào thức nấy, là giảm thiểu tiến tới không sử dụng hóa chất nông nghiệp, là đa canh, xen canh. Còn độc canh là tự sát. Tôi dấn thân vào nông nghiệp vì muốn đi theo hướng đa canh”, Hằng chia sẻ.

Thời gian từ thu hoạch đến bàn ăn được rút ngắn tới mức tối thiểu nhằm giữ sản phẩm tươi ngon. Hàng được vận chuyển từ các tỉnh lên kho của công ty ở TP HCM và xuất ngay trong ngày. Để đảm bảo tươi ngon, Xanh Shop thường lấy hàng về vào buổi sáng cùng ngày, nhân viên bắt đầu làm việc từ 6h30 sáng.

Giá bán sản phẩm của công ty Hằng luôn cao hơn so với thị trường. Điển hình như rau mồng tơi giá 45.000 đồng/kg, rau muống 55.000 đồng... trong khi đó rau bình thường ở siêu thị có giá 7.000-8000 đồng/kg, túi rau sạch giá 36.000 đồng/kg. Ngoài ra, Hằng còn sáng tạo ra thực đơn giỏ rau xanh (10-15 loại rau) giá 200.000 đồng.

Trong ngành nông sản không hóa chất, thiếu hàng là khó khăn thường gặp phải. Có những đợt hàng xấu gặp sâu bệnh nhiều vì nhà vườn không luân canh, xen canh tốt hay nghịch mùa, Hằng phải bỏ đi hoặc bán loại 2.

“Trong nông nghiệp thuận tự nhiên, khách hàng không phải là Thượng đế. Bởi thuận tự nhiên thường không thuận lòng người. Nên số người kiên nhẫn với việc ‘có gì ăn nấy’ cũng không nhiều. Những ai đi cùng chúng tôi trên con đường này đều là bạn đồng hành vì họ đã hiểu và chấp nhận tất cả những bất tiện trên hành trình ấy", cô giải thích.

Không chỉ bán rau tươi, với nguyên liệu có sẵn như đậu, nếp... Hằng làm phong phú thực đơn với những sản phẩm độc quyền như làm bánh nhân đậu vào dịp Trung thu, làm bánh chưng dịp Tết... Theo Hằng, thương lái Việt Nam cần kết nối lại để chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư vào công đoạn chế biến sau thu hoạch. Nếu thương lái chỉ mua đi bán lại sẽ không thay đổi cục diện ngành nông nghiệp. Ngoài "lái" thì họ phải tính thêm chế biến sản phẩm. Theo Hằng, trồng thanh long cần nghĩ tới bán nước ép, làm mứt. Trồng lúa phải tính đến bán dầu cám, thức ăn kiêng...

Công ty Hằng hiện có 6 nhân viên ở TP HCM, 3 quản lý nằm vùng miền Trung, miền Đông và miền Tây Nam Bộ có nhiệm vụ thu hoạch rau củ quả từ các vườn. Cô cũng tiết lộ đã có nguồn hàng cung ứng từ trang trại trồng thuỷ canh ở Đà Lạt, diện tích từ 1.000 m2 đến 5.000 m2.

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Nuôi ong nguy hiểm, thu tiền tỷ mỗi mùa ở Mộc Châu

Chàng trai từ Buôn Mê Thuột cùng gia đình rong ruổi các tỉnh tìm nơi có thời tiết phù hợp để nuôi 700 đàn ong. Sau cả trăm lần bị ong đốt, anh có doanh thu tiền tỷ từ việc lấy mật.


Nhiều người ví người nuôi ong như những người du mục bởi trong vòng một năm họ phải di chuyển hết vùng này đến vùng khác để kiếm thức ăn cho ong. Những nơi lý tưởng để kiếm mật là Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc. Vụ thu hoạch mật kéo dài từ tháng 11 tới tháng 5 (âm lịch). Vào thời điểm này, trên cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) phải có đến gần 100 trại lớn nhỏ, mỗi trại nuôi tới hàng trăm đàn. Ong nuôi lấy mật phổ biến giống nhập từ Italy và một số nước khác. Giống ong ngoại cho năng suất mật cao hơn nên vẫn được người nuôi ưa chuộng. Tuy nhiên, ong ngoại thường chịu rét kém hơn ong nội nên vào mùa đông giá rét nhiều đàn ong lại phải di chuyển về phương Nam tránh rét.


Chàng thanh niên tên Nam (21 tuổi), quê Buôn Mê Thuột đã có hơn 4 năm trong nghề. Gia đình anh nuôi khoảng 700 đàn, chia nhau trên khắp cả nước. Trung bình mỗi địa điểm Nam chỉ lưu trú khoảng một tháng. Hiện một mình Nam quản lý 171 đàn ong trên Mộc Châu.


Nam di chuyển qua các tỉnh như Bình Phước, Lâm Đồng, Đắc Nông, Đắk Lắk, Gia lai, Sơn La... hay miền Tây Nam Bộ như Bến Tre, Tiền Giang... một năm khoảng hơn chục lần để nuôi ong. Anh cho biết, ong phải di chuyển nhiều để phù hợp thời tiết và lấy thức ăn. Có như vậy, ong mới cho ra năng suất cao khi vào mùa lấy mật.


Thức ăn chủ yếu trong mùa khai thác mật là phấn hoa trộn với đường và bột đậu nành (rang chín, xay mịn) để nuôi ấu trùng, sinh nở và tồn tại đàn ong.


Mỗi tổ được tính là một đàn. Ong thường có các bệnh chí, thối ấu trùng. Tuổi thọ của một ong thợ là 45 ngày. Nhưng qua quá trình đi làm, tuổi thọ của nó chỉ còn khoảng 30 ngày, riêng ong chúa từ 2 đến 3 năm.


Trong tổ duy nhất có một con ong chúa, nó to hơn hẳn ong thợ và có mầu đậm hơn, làm nhiệm vụ sinh sản và "điều hành" toàn bộ tổ.


Cửa tổ ong rất nhỏ, chỉ vừa cho ong chui lọt. Khi lấy phấn về ong chui qua cửa, những hạt phấn ong bị gạt lại rơi xuống khay. Đàn ong ổn định và không có bệnh tật mỗi năm cho ra khoảng 40kg mật. Vào mùa thu mật, nếu thời tiết tốt thì 7-10 ngày sẽ cho một vòng. Những trại ong có nhiều đàn thì người nuôi ngày ngày phải lấy mật từ sáng tới tối.


Phấn ong được lấy về phơi khô dành làm thức ăn cho ong trong mùa lấy mật, có mùi thơm và vị ngọt.







Ong thường rất ít đốt, phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Người nuôi bị đốt cả trăm lần một mùa là chuyện bình thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng thường xuyên mang theo đồ bảo hộ.


Người nuôi di chuyển tới các khu vực dân cư thường bị dân phản đối, đuổi hoặc đập trại do họ không biết rõ về ong.Trong ảnh là nhóm nuôi đến từ Tuyên Quang. Họ nuôi cùng lúc nhiều đàn, rải rác khắp nơi. Những lúc lấy mật sẽ phải huy động 4 đến 5 người. Vào mùa họ phải làm từ sáng tới tối.


Ong sợ khói nên trước khi giũ ong ra họ cần phải đốt những lõi ngô để tạo khói. 


"Ong nuôi lấy mật thường không gây hại, chỉ đau một chút thôi", Nam nói.


Cách lấy mật của người nuôi ong là xịt nước cho cánh ong bị nước ướt không bay được lên. 


Sau đó giũ ong ra trước khi lấy mật.


Sau khi đã giũ toàn bộ, ong được cho vào lồng quay để cho mật văng ra.


Những chai mật ong ánh vàng được bán ven đường cùng với các đồ nông thủy sản vùng cao nguyên Mộc Châu. Mật chủ yếu bán cho tư nhân thu mua và có giá bán lẻ vào khoảng 120.000 - 200.000 đồng/lít (tùy loại). Với khoảng 40 lít mật ong/chuồng, trung bình gia đình Nam mỗi vụ có doanh thu vài tỷ đồng từ con số 700 chuồng ong này.

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Trồng chuối xây nhà lầu, mua xe hơi

Tôi gặp Phạm Năng Thành lần đầu khi anh là 1 trong 5 nông dân của tỉnh Hưng Yên về Hà Nội dự Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (tháng 5.2012). “Trong 2 năm đó, vợ chồng em nâng diện tích trồng chuối từ 10ha lên gần 20ha; xây căn biệt thự khang trang và sắm xe hơi...” - Thành chia sẻ trong lần gặp lại tôi mới đây.

Đi xuyên qua bãi chuối nhà Phạm Năng Thành, nhiều người bảo đi sát gần nhau kẻo bị lạc giữa cơ man những hàng chuối.


Phạm Năng Thành dùng túi nylon bao bọc buồng chuối khi còn non để quả chuối sau này sáng vỏ, mã đẹp.

Chinh phục cây chuối

Khi theo dõi quá trình làm kinh tế của Phạm Năng Thành, nhiều người cảm nhận được ở anh một tinh thần cầu thị, ham học hỏi và mạnh dạn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng chuối thành phẩm.

Những năm đầu tiên trong nghề, cũng như nhiều hộ khác vùng bãi sông Hồng, Phạm Năng Thành trồng chuối tiêu hồng mà giống được lấy từ chính những cây con do gốc cây mẹ đẻ ra.

Bắt đầu từ năm 2012, Thành trồng chuối tiêu hồng, chuối tây từ cây giống cấy mô và đây chính là bước đột phá giúp anh thành công. Cùng một điều kiện chăm bón, chuối cấy mô cho năng suất cao hơn từ 20-30% so với chuối trồng bằng cây con lấy từ gốc cây mẹ.

Anh Thành cho biết: “Giống chuối từ nuôi cấy mô có ưu thế là sạch bệnh, sinh trưởng khỏe, nhưng yêu cầu kỹ thuật chăm bón phải tốt. Nếu không chăm bón đúng kỹ thuật, năng \suất chuối cấy mô cũng chỉ bằng chuối trồng bằng cây con.

Chính vì điều này nên những hộ trồng nhỏ, lẻ hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm chỉ chọn chuối từ cây con lấy từ gốc cây mẹ”. Có kỹ thuật, anh Thành áp dụng thành công, nhưng cũng có những giải pháp kỹ thuật khi thử nghiệm không đạt như ý muốn.

Chẳng hạn, trong 2 năm 2011-2012, Thành hợp tác với một viện khoa học nông nghiệp sử dụng chế phẩm sinh học làm chậm quá trình chín của quả chuối. Song thí điểm trên đã không thành công khi chuối… không chín được luôn, mà cứ đen dần. Từ năm 2013, Thành đã mạnh dạn tìm hiểu và áp dụng quy trình kỹ thuật trồng chuối theo tiêu chuẩn VietGAP. “Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP là để phục vụ cho mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ…” - Thành thổ lộ.

90% chuối được bán trong nước

Thành là người cẩn trọng, ngay từ ngày đầu anh đã xác định dù có mở rộng diện tích trồng chuối và tăng sản lượng thu mua chuối thành phẩm đến đâu cũng phải xuất phát từ việc xây dựng thị trường tiêu thụ trong nước. Điều này rất khác so với nhiều người trồng chuối hiện nay vẫn trông chờ và chú trọng vào thị trường Trung Quốc.

“Những ngày đầu, vợ chồng em ngược xuôi lo bán cây chuối giống, bán chuối buồng. Đặt chân tới tỉnh nào là xác định gây dựng được hệ thống đại lý ở ngay địa phương đó. Cứ thế, từ một vài tỉnh rồi lan ra dần dần. Đến nay, hệ thống đại lý tiêu thụ chuối của gia đình em đã trải rộng từ Bắc chí Nam, lên tận Tây Nguyên...” - Thành nhớ lại.

Chính vì xây dựng được thị trường nội địa ổn định nên sản lượng tiêu thụ chuối tăng lên từng năm. Hiện hơn 90% sản lượng chuối do Thành trồng và thu mua trong vùng là để tiêu thụ nội địa. Thành chỉ xuất bán sang thị trường Trung Quốc khi giá bán tốt, có đơnhàng rõ ràng và giao tiền trước. Bởi theo Thành, thị trường Trung Quốc khá rủi ro, lúc họ mua rầm rộ thì giá cao, nhưng đột ngột ngừng thu mua thì giá rớt thê thảm. Chính vì vậy, phải tính toán kỹ và nắm được phần thắng trong tay thì mới làm ăn với thương lái Trung Quốc.

Xác định thị trường trong nước là chủ đạo, nên Thành đang gấp rút hoàn thiện áp dụng quy trình trồng chuối theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký nhãn hiệu trang trại chuối “3T”. Đó cũng là những bước Thành chuẩn bị kỹ cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước qua hệ thống cửa hàng bán thực phẩm an toàn và siêu thị. “Tôi đã vào nhiều siêu thị tham khảo, trong đó họ bày bán một loại chuối tiêu nhập từ Philippines. Chuối mã đẹp, nhưng ăn chua và bở, tiêu thụ được qua hệ thống siêu thị là bởi mẫu mã đẹp và có đăng ký nhãn hiệu.

Thành đã tự đặt câu hỏi: “Chuối tiêu hồng của Việt Nam quả chín vàng tươi, ngọt sắc và thơm tại sao lại không tiêu thụ được trong siêu thị? Chuối Philippines bán giá 37.000 đồng/kg, chuối tiêu hồng của Việt Nam chỉ cần bán với giá 18.000-20.000 đồng/kg là đã thắng rồi”.

Đi sau nhưng bước nhanh

Sinh năm 1979 ở thôn Ninh Tập, xã Đại Tập, trong nghề trồng chuối đất Khoái Châu, Phạm Năng Thành là người đi sau. Khi cây chuối tiêu hồng đưa từ đất Lý Nhân (Hà Nam) về bén rễ trên cánh đồng bãi Khoái Châu, Thành mới 16 tuổi. Mấy năm đi Nam làm thuê vất vả, Thành quay trở lại quê nhà. Vườn nhà Thành lúc ấy đang được bố anh trồng cam Vinh, bưởi Diễn. Sau khi học hỏi kinh nghiệm trồng chuối từ những bậc đàn anh đi trước, Thành quyết định thay cây cam, bưởi bằng cây chuối tiêu hồng.

Năm 2004, anh trồng thử 10 sào. Thành nhớ lại: “Ngày ấy vất vả lắm, trồng được buồng chuối vợ chồng lại phải vận chuyển ra bến phà qua sông Hồng sang bên Hà Nội để bán. Có chuyến bán chậm, có chuyến bán nhanh, nhưng tựu trung lại cây chuối vẫn cho nhiều tiền hơn cam, bưởi. Hơn nữa, tôi thấy khỏe nhất là trồng chuối không phải dùng thuốc sâu như trồng cam, bưởi…”.

Hiệu quả kinh tế cao nên có bao nhiêu đất ruộng, đất vườn Thành đều cho trồng chuối. Đất nhà hết, Thành đi thuê, mua lại ruộng vườn của nhiều hộ khác trong xã để trồng chuối. Năm 2011, Thành đã có hơn 10ha đất trồng chuối với doanh thu hơn 3 tỷ đồng. Năm 2014, diện tích trồng chuối của vợ chồng anh đã lên tới xấp xỉ 20ha với doanh thu ước đạt hơn 7 tỷ đồng.

Trong số gần 20ha đất trồng chuối hiện nay của Thành, thì có tới hơn 1/3 diện tích trồng chuối tây cấy mô. Cũng như chuối tiêu hồng cấy mô, chuối tây cấy mô phát triển khỏe, ra hoa kết trái và cho thu hoạch đồng loạt. Ở thời điểm giá cao, 1 buồng chuối tây có giá tới vài trăm ngàn đồng. Ngoài bán quả, việc bán hoa chuối cũng giúp anh thu về được số tiền kha khá.

Ở tuổi 35, Phạm Năng Thành đã có trong tay nhiều thứ như nhà lầu, xe hơi, một gia đình hạnh phúc. Trong mắt các bậc đàn anh nghề trồng chuối, Thành là người đi sau nhưng có bước đi nhanh, bền vững.

Trang trại trồng chuối và công việc kinh doanh chuối của anh Phạm Năng Thành đang tạo việc làm thường xuyên cho 40 lao động với mức lương trung bình 4,5 triệu đồng/người/tháng. Thành cũng là một trong những nông dân giỏi tích cực giúp đỡ, hỗ trợ các hộ khác trong và ngoài xã cùng phát triển nghề trồng chuối.

Đua nhau nuôi cá lăng nha đuôi đỏ ở miền Tây

Cá lăng nha đuôi đỏ với đặc tính lớn nhanh, tỷ lệ hao hụt thấp, giá trị thương phẩm cao, thịt thơm ngon… giúp người nuôi ở miền Tây thu cả tỷ đồng/năm.

Sau nhiều năm lăn lộn với nghề nuôi cá bè, anh Nguyễn Văn Nghĩa, ngụ ấp 2, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lăng nha đuôi đỏ (còn gọi là cá lăn chiên). Qua 4 mùa thu hoạch, anh đã có thu nhập cả tỷ đồng.


Cá lăng nha nha đuôi đỏ nuôi khoảng 14 tháng là đạt cân nặng 2 đến 2,5 kg/con. Ảnh Ngọc Trinh.

Trước đó, anh Nghĩa đã từng "thấm mệt" với việc nuôi bè các loại cá tra, ba sa. Anh Nghĩa cho biết: “Tôi đã trải qua nhiều năm nuôi cá bè, thành công cũng có, thất bại cũng có nhưng chưa bao giờ gặp điêu đứng. Chỉ có lần thả 60.000 con cá tra, đúng vào thời điểm thu hoạch, nó lại rớt giá một cách thê thảm làm tôi đuối sức. Nghỉ một ít lâu, tôi lại tiếp tục nuôi cá ba sa, cá bông … nhưng hiệu quả cũng không có gì đáng kể”.

Cơ duyên để anh bắt tay vào nuôi cá lăng nha đuôi đỏ đến vào năm 2008. Khi đó, trong chuyến đi thăm người bà con ở Kandal (Campuchia), anh Nghĩa đã phát hiện ra mô hình nuôi cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè ở nước bạn. Từ đó, anh liền để ý theo dõi và âm thầm tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc cũng như nguồn con giống với ý định sẽ phát triển mô hình này tại làng quê mình đang sống. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết và qua trung gian của bạn bè, anh đã mua được 5.000 con cá giống với giá 5.000 đồng/con. Số cá nói trên được gửi qua từ Campuchia.

Lần đầu nuôi cá lăng nha đuôi đỏ, chưa có kinh nghiệm, anh Nghĩa thả 5.000 con thì lúc thu hoạch chỉ còn 3.000 con. Tuy nhiên, theo nhận định của anh, loại cá này khá dễ nuôi, rất thích nghi với dòng nước đầu nguồn nên mau lớn. Thức ăn chín của cá lăng nha là các loại cá sống nước ngọt hoặc cá biển. Kinh nghiệm của anh Nghĩa khi nuôi là nên cho cá ăn mồi xay nhuyễn vào lúc mới thả, sau đó có thể cho ăn nguyên con. Vụ cá thường kéo dài khoảng 14 tháng với cân nặng con to nhất có thể đạt khoảng 2 kg. Lúc thu hoạch, giá bán là 50.000 đồng/kg, trừ chi phí, anh còn lãi hơn 50 triệu đồng.


Hiện nay, cá lăng nha trở thành loài cá đặc sản, có mặt ở trong nhà hàng ở miền Tây và TP.HCM. Ảnh Ngọc Trinh.

Sau thành công của vụ đầu tiên, đến vụ sau, anh Nghĩa thả thêm 13.000 con giống trên 2 lồng bè, mỗi bè có kích thước 5m x 8m. Qua nhiều năm nuôi rút được kinh nghiệm cho bản thân, cộng thêm việc có vốn trong tay, 2 năm gần đây anh đầu tư gần 2 tỷ đồng nuôi 5 bè cá lăng nha đuôi đỏ. Theo dự đoán của anh Nghĩa, giá cá lăng nha năm nay sẽ cao hơn so với năm trước, khoảng 80.000 đồng/kg/loại I và 60.000 đồng/kg/ loai II. Với các bè cá đang nuôi, ước tính năm nay có thể lời gần 1,2 tỷ đồng.

Thấy mô hình nuôi cá lăng nha của anh Nghĩa mang đến hiệu quả, 30 hộ nuôi cá bè khác cũng chuyển sang nuôi loại cá này. Anh Cao Văn Phước, thả 10.000 con giống phấn khởi cho biết, nuôi cá lăng nha đuôi đỏ chi phí thấp hơn so với các loại cá khác. Nhờ cá ăn tạp nên nguồn thức ăn dễ tìm, rẻ, nhất là mùa nước nổi. Theo kinh nghiệm của anh Phước, muốn có được một kg cá thịt phải cần 5 đến 6 kg cá mồi (chi phí khoảng 30.000 đồng). Nếu bán ra bình quân mỗi cân khoảng 60.000 đồng, người nuôi cũng còn lời 50%.


Mô hình nuôi cá lăng nha đang phát triển mạnh ở An Giang, vì có nguồn nước phù hợp giúp cá lớn nhanh. Ảnh Ngọc Trinh.

Trước mắt, mô hình nuôi cá lăng nha ở vùng biên giới An Giang đang mở ra nhiều triển vọng và được coi là thế mạnh trong nền kinh tế thuỷ sản của địa phương. Tuy nhiên để tránh tình trạng phát triển tự phát “mạnh ai nấy nuôi” khiến cho thị trường giá cả bất ổn như con cá tra trước đây, người nuôi kiến nghị chính quyền địa phương và các ngành chức năng cần phải tích cực tham gia, hướng dẫn và khuyến cáo các ngư dân. Nội dung khuyến cáo bao gồm việc tính toán kỹ về vốn, kỹ thuật, nguồn giống, đặc biệt là đầu ra trước khi bắt tay vào thả cá. Điều này để tránh tình trạng rủi ro hoặc khủng hoảng thừa. Việc cần làm trước nhất là quy hoạch vùng nuôi hợp lý để bảo đảm môi trường sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Theo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang, các huyện đầu nguồn giáp với Campuchia như An Phú, thị xã Tân Châu và TP. Châu Đốc, người dân đang phát triển nuôi loài cá này. Vì vùng nuôi nằm ở đầu nguồn nước nên dòng nước ở nơi đây rất thích hợp cho con cá lăng đuôi đỏ phát triển. Các địa phương đang kết hợp với nhà khoa học để hướng dẫn kỹ thuật, nhân rộng mô hình, phát triển theo hình thức nuôi công nghiệp theo hướng xuất khẩu. Chính điều này cũng giúp cho nông dân trong huyện có nguồn thu nhập ổn định về lâu dài.

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Sáng kiến “hai trong một”

Là chủ cơ sở cơ khí Tín Nhân ở ấp 1A, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) chuyên lắp ráp, sửa chữa máy trục đất, anh Cao Phi Hỗ luôn mày mò, cải tiến, làm sao những chiếc máy hoạt động hiệu quả, có lợi cho bà con nông dân. Trong quá trình sản xuất, sửa chữa, anh nảy sinh ý tưởng sản xuất máy xới trục liên hợp (XTLH) có nhiều ưu điểm vượt trội.

Anh Hỗ tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật, nhưng anh không đi dạy mà xin vào làm ở một xưởng cơ khí công nghiệp của Nhà nước. Đến năm 1992, anh về quê vợ ở Tân Hòa mở cơ sở cơ khí Tín Nhân. Có trình độ, tay nghề nên những chiếc máy trục, máy xới anh lắp ráp, sửa chữa được khách hàng rất hài lòng. Nhờ vậy, khách hàng của anh khá ổn định, không chỉ ở trong tỉnh mà còn nhiều tỉnh, thành lân cận như: Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ...


Trình diễn máy xới trục liên hợp độc đáo của anh Hỗ, thu hút sự quan tâm của mọi người.

Trong quá trình lắp ráp, sửa chữa máy trục, máy xới, cộng với sự phản hồi của người nông dân đã cho anh nhiều ý tưởng sáng tạo. "Trước đây, cái máy trục mình lắp ráp, sửa chữa chứ mình đâu có cầm máy ra đồng chạy. Nông dân là người trực tiếp chạy máy mới phát hiện nhược điểm của máy, như cốt này không đủ lực dễ bị gãy. Qua phản ánh này mình từ từ nâng kích thước cốt máy lên, nhờ vậy mới hoàn chỉnh được máy trục chạy êm như bây giờ" - anh Hỗ bộc bạch.

Cũng từ phản hồi của nông dân về chuyện xới và trục đất để chuẩn bị đất nền gieo sạ lúa, anh nghĩ đến chiếc máy "2 trong 1", nghĩa là gộp 2 máy xới và trục riêng lẻ thành 1 máy, nhưng hội đủ 2 tính năng xới, trục. Anh đặt tên cho máy là XTLH. Anh Hỗ kể: "Mình đã lắp ráp thành công máy trục rồi, thấy nó êm quá, khách hàng gần xa tín nhiệm. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, nông dân trước khi sạ lúa thì phải dùng máy xới tay hoặc máy xới 4 bánh loại nhỏ để xới đất. Sau đó sử dụng máy trục lại rồi mới gieo sạ, nên tôi nảy sinh ý tưởng làm máy XTLH để một lúc vừa xới vừa trục, rút ngắn thời gian, giảm chi phí cho nông dân".

Các khách hàng quen biết khi hay anh có ý tưởng này, họ rất hào hứng động viên anh làm. Được sự ủng hộ tinh thần của khách hàng, anh Hỗ mạnh dạn xây dựng đề tài khoa học "Máy xới trục liên hợp" để Hội đồng khoa học của huyện Châu Thành A thẩm định. Anh Hỗ trình bày trước Hội đồng khoa học rằng: Thay vì 2 công đoạn xới, trục cần đến hai máy xới và trục riêng lẻ tốn khoảng 140 triệu đồng, còn máy liên hợp của anh cùng lúc làm hai công đoạn nhanh hơn nhưng giá rẻ hơn (khoảng 65 triệu đồng/máy). Vì vậy, nông dân đầu tư máy liên hợp sẽ tiết kiệm 75 triệu đồng so với đầu tư 2 máy riêng lẻ. Với tính khả thi cao của máy XTLH, Hội đồng khoa học huyện đồng ý duyệt đề tài của anh, đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí để anh thực hiện đề tài.

Theo anh Hỗ, máy xới trục này vận hành bằng cách: dàn xới làm đất tơi xốp, bông trục bằng sắt vận hành cán phía sau cho đất phẳng lại. Đây là hai yếu tố rất phù hợp khâu làm đất trước khi gieo sạ lúa. Cũng theo anh Hỗ, điểm đặc biệt nữa của máy XTLH, là khi máy đang xới, nếu nông dân khác có nhu cầu trục đất thì chỉ cần cất dàn xới lên bằng hệ thống thủy lực, gạt tay số qua trục đất (máy có hộp số gồm 4 số tới, 2 số de, 2 số chạy trục, 2 số chạy xới). Mùa nước, đa số nông dân mướn trục gốc rạ, khi đó chỉ cần tách dàn xới ra là có thể hoạt động như một máy trục.

Sau hơn chục năm ấp ủ ý tưởng và hơn 4 tháng bắt tay vào chế tạo, nhiều lần chỉnh đi chỉnh lại, anh Hỗ cũng đã hoàn thành chiếc máy XTLH đầu tiên. Vụ Hè thu vừa rồi, anh đem ra đồng ở xã Trường Long A trình diễn, dưới sự chứng kiến của đông đảo bà con nông dân địa phương, ai nấy cũng tò mò, thích thú với chiếc máy mới lạ này. Chăm chú theo dõi máy hoạt động, nông dân Phan Ngọc Tuấn cho biết: "Là nông dân, nên máy cày, máy trục, máy xới tôi thấy nhiều, nhưng chiếc máy XTLH này lần đầu tiên tôi thấy, rất là hay, chạy đạt lắm. Sau này nếu có điều kiện tôi cũng mua một cái máy như vầy. Vì mình mướn máy xới, máy trục riêng như trước đây thì phải làm hai quận, còn cái máy này làm một quận là được rồi. Vừa rút ngắn thời gian, nhân công, tiền bạc bỏ ra cũng ít hơn".

Hôm máy XTLH của anh Hỗ ra đồng chạy thực nghiệm cũng có mặt ông Trương Thoại Khánh, giảng viên Khoa công nghệ Trường Đại học Cần Thơ, ông Khánh đánh giá: "Máy này thấy cũng đạt. Máy vừa xới, vừa trục, độ xới, độ tơi của đất chấp nhận được, có thể triển khai ra đồng ruộng cho nông dân sử dụng".

Anh Hỗ cho biết, anh đã hoàn thành hồ sơ và gửi đến cơ quan thẩm quyền đăng ký sở hữu công nghiệp để đảm bảo tính sáng tạo của tác giả. Cũng theo anh Hỗ, hiện nay có nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh đến đặt hàng mua máy, nhưng cái khó hiện nay là cơ sở còn nhỏ, không đủ nguồn vốn và nhân công để sản xuất hàng loạt. Vì vậy, thời gian tới anh sẽ mở rộng cơ sở, tuyển thêm nhân công để đáp ứng các đơn đặt hàng và theo dự đoán số lượng người mua sẽ tăng cao khi chuẩn bị đất nền sạ lúa vụ Thu đông tới.

Vậy là ĐBSCL được bổ sung thêm một loại máy nông nghiệp nội địa hóa 100%, phù hợp với tập quán chuẩn bị đất nền gieo sạ của nông dân trong vùng. Mặt khác, máy XTLH của anh Hỗ đảm bảo giá rẻ hơn các loại máy bán trên thị trường cùng công dụng nên tiết kiệm kinh phí đầu tư cho nhà nông. Vì vậy, khi máy này được triển khai đại trà, từng bước hạn chế nhập máy xới Trung Quốc hay máy xới 4 bánh của Nhật đã qua sử dụng mà trước đây nông dân trong vùng hay mua về để xới, trục đất...

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Chàng chăn bò chế máy băm cỏ

Mới học đến lớp 7 nhưng anh Nguyễn Văn Xưởng (36 tuổi, ở thôn 1, xã Đạ Ròn, H.Đơn Dương, Lâm Đồng) đã chế tạo và cung cấp cả ngàn máy băm cỏ cho nông dân nhiều địa phương cả nước.


Nguyễn Văn Xưởng đang băm cỏ bằng chiếc máy do mình chế tạo - Ảnh: G.B

Chỉ cần đến Đơn Dương, hỏi thăm về Xưởng "băm cỏ" thì hầu như ai cũng biết.
Năm 3 tuổi, từ Sơn La Nguyễn Văn Xưởng theo gia đình vào vùng đất Nam Tây nguyên này sinh sống. Học đến lớp 7, Xưởng phải nghỉ học về phụ giúp bố mẹ chăn bò, làm nông. Khoảng những năm 2002, phong trào nuôi bò sữa của bà con nông dân ở Đơn Dương bắt đầu phát triển mạnh, đàn bò sữa nhanh chóng tăng lên cả ngàn con. Bà con nông dân phải trồng cỏ, chủ yếu là cỏ voi để cho bò ăn. Tuy nhiên, cỏ voi rất lớn, bò chỉ ăn được phần ngọn còn phần thân gốc quá cứng nên phải bỏ đi gây lãng phí. "Khoảng giữa năm 2003, một lần phụ người quen cho bò ăn cỏ, tôi nghe người đó ước có cái máy băm nát hết thân cỏ cho bò ăn chứ bỏ đi thì uổng quá. Từ đó tôi bắt đầu nghiên cứu để chế tạo máy băm cỏ cho bò và gắn với nghề này luôn", anh Xưởng kể.

"Kỹ sư" tay ngang
Chưa biết máy băm cỏ ra sao, Xưởng vào nông trường bò sữa Đơn Dương xem người ta dùng máy công nghiệp chế biến cỏ như thế nào để hình dung ra mẫu máy anh sẽ chế tạo. Phát huy nghề thợ hàn từng học, Xưởng đi mua sắt, mượn đồ nghề ở tiệm sửa xe máy của người anh và ngồi mày mò nghiên cứu, chế tạo máy băm cỏ. Sửa đi, chỉnh lại, cuối cùng sau 6 tháng trời, chiếc máy băm cỏ hoàn thiện đã ra đời. Xưởng đem máy ứng dụng ngay trong gia đình và có hiệu quả tốt.

Máy nặng gần 90 kg, cao khoảng 1 m và có cấu tạo đơn giản với một mô tơ 2 sức ngựa, một trục quay có gắn 4 cánh quạt cùng 2 lưỡi dao băm dạng rời (dễ thay thế) được bao trong một thùng sắt, có lỗ đút cỏ vào và lỗ phun cỏ đã băm ra. Phía dưới máy được gắn bánh xe để tiện di chuyển. Máy sử dụng nguồn điện 220 V, trong 1 giờ có thể băm từ 1,6 - 1,8 tấn cỏ, chuối, bắp... "Ban đầu, tôi nghĩ nếu bò không ăn loại cỏ được băm nhuyễn này thì sẽ dùng làm phân, nhưng khi thử thì thấy bò ăn sạch trơn nên mừng lắm", Xưởng tươi cười kể lại.

Từ thành công bước đầu, Xưởng mở tiệm cơ khí để chế tạo máy bán cho bà con, nhanh chóng được những người chăn nuôi chấp nhận. Với giá

4,6 triệu đồng/máy, đến nay Xưởng đã sản xuất, cung cấp hơn 1.000 máy băm cỏ cho nông dân trong vùng và các tỉnh Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Thuận..., đồng thời giải quyết việc làm cho 5 lao động tại địa phương.

Ông Huỳnh Ngọc Thận, Chủ tịch Hội Nông dân H.Đơn Dương, nhận xét: "Máy băm cỏ của Nguyễn Văn Xưởng hoạt động rất hiệu quả, từ khi ra đời đến nay đã giúp ích được rất nhiều cho bà con nông dân ở địa phương, khi tận dụng được toàn bộ thân cây cỏ trong chăn nuôi bò".

Điện thoại của anh Nguyễn Văn Xưởng: 0978526319

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Thành triệu phú từ nghề trồng lan

Từ vài hộ, đến nay xã Đông La (Hoài Đức, Hà Nội) đã có khoảng 70 hộ trồng lan. Những hộ trồng lan đã thành lập hiệp hội để hỗ trợ, dạy nghề cho hội viên.

Đông La là một xã nằm ven sông Đáy của huyện Hoài Đức, với lợi thế có diện tích đất vùng bãi ruộng (khoảng 300ha) màu mỡ. Trước đây, người dân chủ yếu trồng ngô, rau màu là chính, nên giá trị kinh tế rất thấp.


Ông Nguyễn Hữu Tích, thôn Đông Lao, xã Đông La có 800 giỏ lan, 20 cây lan, lãi hơn 300 triệu đồng/năm.

Vài năm gần đây, được sự hỗ trợ của chính quyền xã, huyện, người dân đang chuyển dần sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: nhãn chín muộn, bưởi Diễn, bưởi Quế Dương, chanh đào... Đặc biệt, khoảng 5 năm trở lại đây, người dân thôn Đông Lao đã đưa về xã nghề mới là trồng hoa lan.

Xây dựng "thủ phủ" hoa lan

Theo ông Nguyễn Văn Mừng- Chủ tịch UBND xã Đông La, lúc đầu xã chỉ có vài hộ trồng lan để chơi, rồi thấy bán lan có lãi, bà con chuyển sang trồng lan kinh doanh. Ông Mừng cho biết: "Hiện xã có gần 3ha trồng lan.

Nhiều hộ trồng tới 5-6 sào lan. Tính thu nhập, năm 2012, mỗi ha lan đạt hơn 450 triệu đồng. Xã đã tổ chức nhiều lớp dạy nghề để bổ túc thêm kinh nghiệm cho người dân". Cũng theo ông Mừng, xã vừa thành lập Hiệp hội sản xuất cây ăn quả, giống cây trồng, làm cây cảnh thôn Đông Lao. Nhiều hộ trong xã còn là hội viên của Hiệp hội Nhãn chín muộn của huyện Hoài Đức.

Mục đích của việc thành lập hiệp hội là để mở lớp dạy nghề, thu hút thêm hội viên, "biến" Đông Lao thành "thủ phủ" hoa lan và địa chỉ tin cậy cung cấp các giống cây trồng có giá trị.


Ông Nguyễn Hữu Tích - Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất cây ăn quả, giống cây trồng, làm cây cảnh thôn Đông Lao - cho hay: "Hiện hiệp hội có 15 hội viên, với diện tích khoảng 10ha. Đây là những hộ đang trồng lan và làm cây giống.

Mục đích của việc thành lập hiệp hội là để mở lớp dạy nghề, thu hút thêm hội viên, "biến" Đông Lao thành "thủ phủ" hoa lan và địa chỉ tin cậy cung cấp các giống cây trồng có giá trị và các giống cây trồng trái vụ như nhãn trái vụ, chanh đào trái vụ...". Ông Tích cho biết thêm, đối với những hội viên mới vào nghề sẽ được dạy rất kỹ từ cách chọn đất, phơi đất, xử lý xơ dừa, chọn cây giống... như thế nào, cách chăm sóc ra sao...

Thu 600 triệu đồng/năm

Không phải là người đầu tiên trồng lan ở Đông La nhưng ông Tích lại được nhiều người biết đến bởi có tới 800 giỏ lan và 20 cây lan các loại (có cây hơn 10 triệu đồng). Không chỉ vậy, ông còn là người rất nhiệt tình hướng dẫn, dạy nghề cho người dân và cũng là người khởi sướng thành lập hiệp hội.

Ông Tích cho hay: "Trồng lan không cần diện tích rộng, nhưng phải có kỹ thuật, vốn. Giá trị kinh tế của lan rất cao, thu vốn nhanh và lâu dài. Hiện, hầu hết các hội viên trồng lan của Hiệp hội đều có thu nhập từ 350-500 triệu đồng/ha/năm. Nếu chăm sóc tốt như gia đình tôi có thể thu nhập lên tới 600 triệu đồng/ha/năm".

Anh Tạ Công Thực, ở thôn Đồng Nhân, xã Đông Lao, chủ nhân của vườn lan gần 200 giỏ, với nhiều loại lan quý như vũ nữ, hồ điệp, tai trâu..., đến với nghề trồng lan rất tình cờ. Trong một lần sang nhà họ hàng chơi, thấy những giỏ lan nở rất đẹp và lâu tàn, anh nảy sinh ý định trồng để kinh doanh. "Đời sống của người dân ngày một nâng cao, nhu cầu thưởng thức, chơi hoa cũng tăng lên. Hoa lan không chỉ chơi trong giỏ mà còn có thể cắt bán cho các cửa hàng bán hoa tươi, trang trí hội nghị, cưới xin... Theo tôi, hiện nhu cầu hoa lan vẫn còn rất lớn" - anh Thực nhận định.

Mới học nghề rồi bén với nghề trồng lan từ năm 2009 nhưng nay gia đình chị Tạ Thị Châm (thôn Đồng Nhân) đã có hơn 600 giỏ lan và hơn chục cây lan đẹp, có giá trị. Chị Châm tâm sự: "Ở Đông Lao chủ yếu trồng lan rừng thuần chủng nên giá trị kinh tế cao, người chơi cũng thích hơn vì lan rừng bền, dễ thích nghi. Với lan giỏ, mỗi ngày chỉ cần phun nước giữ ẩm cho lan 2 lần vào sáng và chiều. Tết vừa rồi, gia đình tôi bán 300 giỏ, thu về gần 500 triệu đồng".

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Trại trâu tiền tỷ dưới chân cao ốc giữa Hà Nội

Bên cạnh những tòa nhà cao tầng đang mọc lên giữa thủ đô Hà Nội, nhiều người rất ngạc nhiên khi chứng kiến đàn trâu khoảng 60-70 con thong dong gặm cỏ. Đây không phải là những chú trâu đi lạc vào phố, mà là đàn trâu của anh Nguyễn Đình Thiện (tổ 7, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) có giá trị khoảng trên dưới 2 tỷ đồng. Mỗi năm, đàn trâu đem lại thu nhập ổn định cho anh gần 100 triệu đồng.


Điều đặc biệt hơn là ở giữa thủ đô đông đúc và chật chội, tấc đất tấc vàng, anh Thiện tận dụng được một bãi cỏ thả trâu rộng tới 200 ha. Đây là diện tích đất của một số bà con bỏ ruộng đi làm những công việc khác và khu đất dự án quy hoạch đã lâu nhưng cũng không sử dụng đến.

Thấy diện tích đất rộng lớn bị bỏ hoang lãng phí, anh Thiện đã mạnh dạn đầu tư vào mô hình chăn nuôi trâu. Một sự lựa chọn gây ngạc nhiên cho tất cả mọi người, khi mà những thanh niên khác thì đang cố gắng thoát khỏi ruộng đồng.


Chàng thanh niên trẻ 28 tuổi này khi mới bước đầu nuôi trâu đã không hề dễ dàng chút nào, thậm chí có nhiều người ngay cả những người trong gia đình đôi lúc còn nói anh “có vấn đề”.

Anh Thiện chia sẻ bí quyết thành công của mình “nuôi bất kể con vật gì hay làm bất cứ thứ gì cũng cần mình phải thực sự yêu thích, cần phải bỏ công chăm sóc, quý con vật đó, quan tâm tới nó, cốt nhất là làm nghề thì phải yêu nghề thì nó sẽ không phụ lòng mình”.

Dân gian có câu “ Mua trâu xem vó, mua chó xem chân”. Nhưng để có thể chọn được những con giống tốt, anh Thiện không ngại ngần chia sẻ “ Trước tiên, để chọn trâu tốt thì ta cần chú ý đến chân tay của trâu con (nghé), chân tay càng to khỏe đồng nghĩa với việc, nghé càng khỏe mạnh, thứ hai là màu lông và màu da, nghé có màu lông và da càng đen càng tốt, thứ ba là khoáy, nghé có 4 khoáy chuông là trâu tốt”.

Mỗi năm, anh bán khoảng 20-30 con nghé giống. Đặc biệt, những con nghé giống của anh được bà con ở các vùng nông thôn, miền núi tận Hòa Bình, Cao Bằng xuống tận thủ đô Hà Nội để mua.

Với sự kiên trì cũng như luôn tự tin vào bản thân mình, chàng trai trẻ Nguyễn Đình Thiện đã làm được những điều mà phải ai cũng có thể làm được đó là trở thành triệu phú nuôi trâu giữa thủ đô Hà Nội.


Năm 2010, sau khi bôn ba từ Nam ra Bắc, anh Thiện mạnh dạn đầu tư số tiền lớn vào mô hình chăn nuôi trâu ngay trên mảnh đất quê hương mình.



Một ngày của những chú trâu này rất khoa học, sáng 6h rời khỏi chuồng ăn cỏ tới 8h xuống đầm dưới nước.






Tuy nuôi trâu với số lượng lớn nhưng anh Thiện luôn nhớ mặt mũi từng con một, cách ăn uống của chúng, tính nết của từng chú trâu một.




Mặc dù được chăn thả một cách tự nhiên nhưng anh Thiện cũng phải lập kế hoạch để đàn trâu có điều kiện tốt nhất. Ngoài ra anh còn chú ý đến việc phân tách đến những con trâu đang chửa, những con trâu bán thịt, những chú nghé con và đặc biệt là một chú trâu chọi với cái tên “ Tể tướng” mà anh đã đặt cho nó.




Không chỉ đơn thuần nuôi trâu để có lợi nhuận mà đàn trâu giờ đây lại chính là những người bạn thân thiết, là niềm vui của anh.


Hiện nay, đàn trâu của anh Thiện vừa phục vụ để bán thịt cho thị trường vừa là nơi cung cấp trâu giống cho bà con.





“Có nhiều người ở Hải Lựu, Đồ Sơn đã trả anh hơn 100 triệu đồng cho Tể tướng nhưng anh vẫn không muốn bán vì thực sự anh và “ Tể tướng” đã có rất nhiều kỉ niệm” – Anh Thiện tâm sự.


Con trâu đầu đàn được anh Thiện nuôi từ lúc mới chỉ có 1 tuổi, đây là chỉ huy của toàn bộ đàn trâu, có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ các thành viên trong đàn. Lúc mua về, chú nghé con này đã có thể chỉ huy được các thành viên trong đoàn. 


Chú nghé con 15 tháng tuổi được con trâu đầu đàn sinh ra.

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Người đưa giống nho xanh về vùng đất xương rồng

Làm giàu trên vùng đất được mệnh danh là "xứ sở của cây xương rồng", đang thu hút được nhiều giới trẻ có tinh thần nhiệt huyết, yêu ghề, đam mê thực sự đối với các giống cây trồng có chất lượng cao. Một trong những gương mặt tiêu biểu đó chính là nông dân trẻ Phạm Văn Tiến (thôn Nhị Hà 1, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận).

Anh là người đầu tiên mang giống cây nho xanh NH01 – 48 ghép với cây nho dại thành công tạo nên một màu xanh bạt ngàn trên vùng đất hoang hóa, đá sỏi; đây được xem là đóng góp có ý nghĩa thiết thực của chàng thanh niên nông dân, đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn tại địa phương.


Cán bộ xã kiểm tra vườn nho mới nhân rộng của anh Tiến.

Rời thành phố về nông thôn hẻo lánh lập nghiệp
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, vốn kiến thức chưa được nhiều nên ban đầu anh đã gặp đôi chút khó khăn, anh phải rời bỏ chốn thành thị náo nhiệt hàng chục cây số để khăn gói cùng vợ con về nông thôn hẻo lánh tạo dựng cơ ngơi.

Những ngày đầu, anh Tiến thuê nhân công, máy móc khai hoang diện tích khoảng 3 sào (3.000m2). Nắm bắt được tình hình đặc điểm của địa phương, anh bắt đầu xây dựng hệ thống tưới tiêu kiên cố.

Năm 2003, anh mua cây giống nho xanh của bạn bè với giá từ 3.000 – 5.000 đồng/cây trồng thí điểm trên mảnh vườn nhỏ mới khai hoang.

Đất không phụ công người
Không lâu sau diện tích nho xanh anh trồng đã bội thu ngoài mong đợi, lứa đầu tiên anh thu hoạch được 40 triệu đồng/sào.

Anh còn nhớ rất chi tiết, khi đặt chân đến vùng đất này anh cảm thấy rất buồn tẻ, chỉ có vài hộ làm nông nghiệp và kinh doanh nhỏ lẻ, nhưng diện tích tại đây quá lớn chưa khai thác hết tiềm năng. Không hề nản chí, sau nhiều nỗ lực, anh đã tìm ra được chìa khóa của sự thành công - chính là cây nho xanh bây giờ.

Theo kinh nghiệm trồng nho của anh, hàng cách hàng 2,2m; cây cách cây 1,2 – 1,5m. Trồng nho xanh ghép với gốc nho dại, kỹ thuật trồng và ghép cây nho rất khó, phải thường xuyên chăm sóc giai đoạn cây nho ra hoa và trái bói.

Về thị trường của loại nho này khá thuận lợi. Hiện trong nước, nhất là các tỉnh Hà Nội, TPHCM, Đăk Đăk , Đăk Nông, Khánh Hòa, Phú Yên đang rất chuộng loại nho ăn quả này. Hiện nay, các thương lái mua với giá từ 35.000 – 50.000 đồng/kg, bình quân năng suất đạt 2 tấn/sào. Mỗi năm cho thu hoạch 2 vụ/năm, ước tính trung bình sau trừ các khoản chi phí, anh Tiến lãi 150 – 200 triệu đồng/năm.

Ông Quách Tấn Phong - Cán bộ địa chính của UBND xã Nhị Hà cho biết, trước đây lượng mưa hàng năm trên địa bàn rất thấp nên người dân rất khó sản xuất canh tác, anh Tiến là người duy nhất mang giống nho về trồng ngay tại địa phương, hiệu quả mang lại thu nhập hàng năm từ cây nho rất tốt.Nhờ làm nho mà gia đình anh Tiến thoát nghèo, vươn lên làm giàu bằng chính nghị lực của mình. Trên địa bàn xã vẫn còn 134 hộ nghèo, địa phương cũng đang vận động sáng tạo các mô hình trồng trọt và chăn nuôi có hiệu quả.

Và những sáng kiến không ngừng
Từ thành công bước đầu, anh tiếp tục mở rộng diện tích thêm 7 sào nho đang trong giai đoạn ghép và tiếp tục "nghiên cứu" các phương pháp sản xuất mới nhằm tăng năng suất.

Đầu năm 2013, anh Tiến trồng cây súp lơ xen canh với cây nho kết quả mang lại rất khả quan. Với giá bán ra 4.000 – 5.000 đồng/búp súp lơ, anh thu được 19 triệu đồng từ cây rau xanh này. Anh cho biết, trồng loại cây này phải hạn chế cỏ dại và tăng thêm độ tươi tốt cho đất thì mới hiệu quả.

Dự định cho tương lai của mình, năm tới anh Tiến sẽ tìm cách nâng cao thu nhập thêm cho gia đình, bằng cách kết hợp trồng trọt với chăn nuôi. Anh Tiến nói, sẽ tìm các giống vịt và cá thả vào ao 5 sào vừa đảm bảo lợi ích kinh tế vừa có được lượng nước tưới tiêu quanh năm cho cây nho.

Mô hình sản xuất của anh Tiến có hiệu quả, đang được bà con địa phương áp dụng và làm theo. Anh chính là tấm gương tiêu biểu, là thước đo khẳng định giá trị của một người nông dân thực thụ - dám nghĩ, dám làm và là niềm tự hào của người dân nơi đây.

“Bà đỡ” của người trồng mía

Từ hai bàn tay trắng, ông Trịnh Huy Khuê, xóm 11, xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đã "chinh phục" đồi hoang để trở thành một doanh nhân cỡ bự. Hơn thế, ông còn tạo việc làm cho hàng ngàn lao động quê hương.

Năm 1989, ông Khuê xuất ngũ về quê và lập gia đình. Ba đứa con cũng lần lượt ra đời. Vừa nuôi mẹ già, vừa nuôi con nhỏ, mọi chi tiêu của gia đình ông chỉ trông vào mấy sào ruộng. Vợ chồng ông phải làm đủ nghề mà vẫn không đủ ăn.


Ông Trịnh Huy Khuê (thứ hai bên phải) trao đổi với lãnh đạo Hội ND tỉnh Thanh Hóa về sản xuất vụ mía năm 2013.

Đánh thức đất hoang

Những lúc bươn chải kiếm sống, ông nghĩ: "Mình trẻ, có sức khỏe, vậy tại sao không nhận những phần đất đồi hoang hóa kia mà làm?". Được sự đồng thuận của vợ, ông xin nhận thầu 5ha khu đồi của xã để canh tác. Chỗ nào đất tốt, bằng phẳng, ông trồng mía, những chỗ còn lại, ông trồng cây lấy gỗ và xen canh các loại rau màu để "lấy ngắn nuôi dài".

Trừ chi phí, năm đầu tiên ông bỏ túi 20 triệu đồng. Vậy là cái đói, cái nghèo đã dần dần từ bỏ gia đình ông. Không bằng lòng với thực tại, ông nhận thêm 25ha đất đồi của xã để mở rộng sản xuất và trực tiếp ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Đường Lam Sơn.

Hiện, ông Khuê đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 2.000 lao động địa phương, và hàng năm cung cấp cho Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn khoảng 18.000 tấn mía nguyên liệu

Năm đầu tiên, ông chỉ trồng 10ha mía, trong khi nhà máy đường luôn nằm trong tình trạng thiếu nguyên liệu. Ông Khuê tâm sự: "Lúc đầu, mình chưa có kiến thức, kinh nghiệm trồng mía, nên chỉ làm vừa thôi". Đúng thời điểm đó, Hội ND huyện Triệu Sơn phối hợp với Nhà máy Đường mở lớp tập huấn trồng mía, ông tạm dừng mọi công việc để tham gia khóa học.

Kiến thức và kinh nghiệm có được như tiếp thêm nghị lực cho ông. Thành công nối tiếp thành công, công việc làm ăn của ông ngày càng trôi chảy. Dành dụm được số vốn kha khá, ông mạnh dạn đứng ra ký hợp đồng bảo lãnh cho các hộ nghèo trong xóm với Nhà máy Đường Lam Sơn phát quang đồi hoang, trồng mía. Nhờ đó, chỉ sau 10 năm, vùng đất Thọ Bình đã mở rộng được gần 200ha trồng mía với 250 gia đình tham gia. Đến nay số diện tích mía do ông Khuê đứng ra làm chủ hợp đồng lên đến 300ha với 500 hộ trồng, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người.

"Bà đỡ" của nông dân nghèo
Để việc sản xuất, kinh doanh được thuận lợi, người trồng mía phải nắm chắc kiến thức thâm canh, ông Khuê đã phối hợp với Nhà máy Đường Lam Sơn mời cán bộ kỹ thuật về tận các thôn để mở các lớp tập huấn; đồng thời, phối hợp với một số trung tâm nghiên cứu khoa học lớn nghiên cứu chất đất cung cấp các loại giống mía phù hợp cho năng suất, chất lượng cao.

Nhưng làm sao để bà con thuận lợi trong việc trồng mía, đồng thời vừa phải đảm bảo được năng suất, chất lượng? Trả lời câu hỏi này, ông đã bỏ ra hàng tỷ đồng để mua phân bón cung cấp trả chậm cho bà con. Sản xuất thuận lợi, làm ăn có lãi, ông mạnh dạn đầu tư các loại máy móc nông cụ để phục vụ trọn gói cho các hộ trồng mía.

Ông Khuê tâm sự: "Cái khó của làm trang trại là vốn đầu tư ban đầu không nhỏ nên ND rất sợ thua lỗ. Khi đã có nguồn cung, cầu ổn định, bà con mới an tâm canh tác và vững tin phát triển đồng mía của mình".

Năm 2009, ông Khuê quyết định thành lập Công ty Trịnh Thành Minh. Hiện nay, trong tay ông có 6 xe vận tải, 3 máy làm đất, 2 máy xúc, 2 máy ủi... và tạo công ăn việc làm trực tiếp cho trên 40 lao động với mức thu nhập từ 4,5 - 7 triệu đồng/người/tháng. Năm 2012, trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu khoảng 700 triệu đồng.

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Thử nuôi dế nhũi

Đó là trường hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Chính, ngụ tại ấp Phủ - xã Tân Phong (Thạnh Phú - Bến Tre). Mỗi con dễ nhũi giá 250 - 300 đồng, anh thu hoạch đều đều 400 - 500 con/ngày.


Trên 2 liếp nuôi 9m2, anh Chính thu hoạch 400-500 con dế nhũi/ngày.

Ông Diệp Văn Chiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: "Vợ chồng anh Chính sống bằng nghề làm thuê, được xã vận động xây tặng một nhà tình thương năm 2007. Sau đó, nhờ nghề nuôi dế nhũi bán cho thương lái, nên anh có thu nhập khá và thoát nghèo năm 2011".

Anh Chính được người bà con chỉ dẫn cách ủ lá cây để bắt dế nhũi. Anh Chính thử nghiệm trên miếng đất trống 9m2 bên hông nhà mình thì bắt được khá nhiều dế nhũi. Sau đó, anh xin những người có đất trống (tận dụng đất bìa chéo) để lên liếp (đắp bờ) nuôi dế nhũi. Lâu ngày, anh rút được nhiều kinh nghiệm và làm quen với những thương lái chuyên thu mua dế nhũi, bán được với số lượng nhiều.

Người nuôi dế phải xới đất cho nhuyễn để lên liếp, chiều ngang khoảng 50cm, cao khoảng 40cm (giữ mực nước dưới chân liếp khoảng 20cm). Sau đó, thoa lên một lớp bùn mỏng, rắc lúa rồi phủ lá dừa hoặc cỏ khô (rơm khô); cuối cùng là thả dế nhũi trống vào (để nhữ dế từ nơi khác tới). Sau khi ủ được khoảng 4-5 ngày thì mở lớp rơm (cỏ khô) lên, xới nhẹ cho xốp đất, nếu đất chưa xốp thì tiếp tục xới, xong đậy lại. Anh Chính cho biết: "Đối với những liếp mới làm khoảng một tuần, nếu thăm chừng có dế thì người nuôi có thể thu hoạch, nhưng phải để lại một số dế trống để nhữ dế khác vào". Theo anh Chính, mùa dế rộ hàng năm vào các tháng 5, 6, 9, 10 (âm lịch), khoảng từ ngày 25 tháng 5 đến mùng 5 tháng 6 hoặc từ 25 tháng 6 đến mùng 5 tháng 7; vào những thời điểm này, người nuôi có thể thu hoạch 2 ngày/lần hoặc mỗi ngày/lần (tùy theo lượng dế có được nhiều hay ít). Vào mùa dế rộ, miếng đất trống (khoảng 9m2) bên hông nhà anh Chính có thể thu hoạch được khoảng 400 - 500 con dế mỗi ngày.

Hiện tại, anh Chính bán được 250 đồng/con dế nhũi cho khách hàng là dân địa phương làm nghề câu cá, giá 300 đồng/con cho khách hàng là thương lái từ TP. Hồ Chí Minh hoặc ở TP. Bến Tre tới mua. Vào mùa dế rộ, mỗi ngày anh Chính bán được khoảng trên 5.000 con dế. Trưởng ấp Phủ, anh Huỳnh Văn Tây cho biết: Lúc đầu, tôi cũng không tin mỗi ngày anh Chính có thể bắt được tới vài ngàn con dế. Khi tôi đến đây ban đêm mùa dế rộ thì thấy dế từ nơi khác bay tới tấp vào liếp nuôi.

Ông Diệp Văn Chiến cho biết, anh Chính có quyết tâm cao để thoát nghèo. Nhờ cần cù, chịu khó mà anh đã có được một nghề khá thú vị, không cần vốn. Tại xã, hiện có vài hộ nuôi dế nhũi nhưng lượng dế thu hoạch được không nhiều như anh Chính.