Trang

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Kiếm tiền từ nuôi gà Đông Tảo

Mất trắng 400 triệu đồng khi dự án nuôi gà Đông Tảo thất bại ngay lúc khởi động, anh Nguyễn Hữu Minh mới dần hiểu được đặc tính của loại gia cầm này để phát triển thành mô hình trang trại với số lượng lên tới cả nghìn con.

Trong một lần xem giới thiệu về gà Đông Tảo trên trang tạp chí, anh Nguyễn Hữu Minh, ở quận 9, TP HCM bị chúng thu hút bởi dáng đứng bệ vệ, cặp chân to xấu xí nhưng rất ấn tượng. Ý định sở hữu những chú gà quý hiếm trong vườn nhà thôi thúc anh đến nơi sản sinh ra loại gia cầm nổi tiếng này - xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Ban đầu anh mua vài con về chơi và chiêm ngưỡng chứ không có ý định kinh doanh. Tới khi mang về nuôi, bạn bè hàng xóm gợi ý anh nên nhập về bán vì nhiều người thích hàng độc, lạ nhưng không có điều kiện ra Bắc chọn hàng.

Gà Đông Tảo thuần chủng có trọng lượng tối đa 7kg. Ảnh: Hồng Châu

Sau khi vay mượn 400 triệu đồng từ bạn bè, anh mở trang trại rộng 1.000 m2 tại quận 9 (TP HCM) và tự mình ra Hưng Yên tuyển 50 con ưng ý nhất. Anh nuôi hết lứa này đến lứa khác nhưng chúng chết dần chết mòn vì dịch bệnh khiến toàn bộ vốn đầu tư mất trắng.

"Tôi không đành lòng nhìn bao công sức đổ sông đổ biển nên quyết chí thử lần nữa, bắt đầu từ việc tìm hiểu nguyên nhân giống gà này chết yểu, trong khi chúng phát triển khỏe mạnh ở Hưng Yên", anh kể lại. Nơi nào nuôi gà anh cũng lui tới tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, nghe chia sẻ của các bậc tiền bối trong nghề. Mất khá lâu, anh mới phát hiện ra căn bệnh đường hô hấp ở giống gà này và bắt đầu xây dựng quy trình nuôi có hệ thống để phòng chống bệnh tật.

Anh xây lại chuồng kiên cố, khoảng 2m2 cho 5 con gà (bao gồm 1 trống 4 mái) là vừa đủ. Để chuồng trại đảm bảo vệ sinh và ít bệnh tật, gà được nuôi trên trấu. Một tháng thay trấu một lần, một tuần 2 lần khử trùng chuồng trại bằng thuốc TH4. Vì gà Đông Tảo có nhược điểm về đường hô hấp, chúng yếu hơn so với gà bình thường nên khi mới sinh được vài ngày anh cho uống văcxin phổi, tiêu chảy, nhỏ mắt, mũi bằng thuốc CRD (thuốc đặc trị viêm đường hô hấp). Một tháng nhỏ 3 lần, sau 3, 7 và 21 ngày kể từ ngày gà nở trứng. Gà mới nở không cho ăn ngay mà để sau khoảng 48 giờ, khi đó hệ tiêu hóa của chúng cứng cáp hơn. Trong 2 ngày đầu chỉ cho gà con uống nước, ngày thứ 3 có thể cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: tấm, gạo, mè và từ ngày thứ 4 trở đi có thể cho ăn các loại thức ăn khác như thịt bò, châu chấu, dế. Loại gà này 6 tháng có thể sinh sản và xuất chuồng.

Với quy trình mới, gà Đông Tảo khỏe mạnh hơn giúp anh có những lứa gà đầu tiên cung ứng ra thị trường. Mới đầu chỉ vài chục con, dần dần số gà lên đến vài trăm rồi cả nghìn con. Quy mô chuồng trại tăng lên 2.000m2 với 2 nhân công chăm sóc và 2 người giao hàng.
Gà trống có cặp chân nặng hơn 1 kg. Ảnh: Hồng Châu

Hiện một tháng anh xuất chuồng 300-600 gà thịt, giá dao động 300.000-700.000 đồng một kg. Thông thường một con nặng trên 4 kg nên doanh thu một tháng khoảng 300-500 triệu và lên đến cả tỷ đồng trong dịp Tết. Sau khi trừ tất cả chi phí và nhân công, bình quân mỗi tháng anh lãi vài chục triệu đồng. Đối tượng đặt mua chính là nhà hàng, quán nhậu ở khắp các tỉnh thành và những người có thú vui sưu tầm loại gà quý hiếm.

“Ngày xưa, quan lại thường mang gà này tiến Vua, thịt thơm ngon không lẫn với bất kỳ loại gà nào. Chúng có đôi chân lớn, lớp vảy thịt dày của gà Đông Tảo khi hầm giữ được độ sần sật, không bị mềm nhũn. Thịt của chúng nấu nước cốt chanh có tác dụng giải cảm, trị chứng mệt mỏi", anh cho biết. Với những con có trọng lượng gần 7kg, đôi chân thịt của chúng nặng hơn 1kg. Những con này có giá tới 35 triệu đồng, bởi đây là hàng độc, ít ai có thể nuôi dưỡng chúng tới trọng lượng này nên rất quý hiếm.

Gà này có hai loại, thuần chủng và lai. Nếu không tinh mắt, người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn khi chọn con giống. Theo anh Minh, gà lai có cân nặng chỉ bằng một nửa loại thuần chủng. Nếu trọng lượng của gà thuần chủng to nhất đến 7 kg một con thì gà lai nặng nhất cũng chỉ 3 kg.

Quan sát màu lông và mào sẽ biết chúng là trống hay mái. Đối với gà mái, lông cánh màu lá chuối khô, còn gà trống màu điều đậm. Mào của con gà trống to và hồng hơn gà mái.

Gà mái một lần đẻ tối đa 17 trứng. Vì khí hậu miền Nam ấm áp nên rất thích hợp cho loại gà này sinh sống. "Trọng lượng tối đa mà loại này đạt được khi nuôi ở miền Nam thường cao hơn so với miền Bắc", anh Minh chia sẻ thêm.


Hiện gà Đông Tảo được xếp vào loại gà quý hiếm của Việt Nam, giống gà này do dân làng Đông Tảo (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) tuyển chọn, thuần dưỡng và nuôi lưu giữ từ rất lâu đời. Gà Đông Tảo nổi tiếng bởi giống gà to con, dáng hình bệ vệ, có thể dùng làm gà cảnh, gà thịt và quý nhất là làm đồ cúng tế. Thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi là những điểm hấp dẫn những người nuôi loại gà này.

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Làm giàu từ phật thủ

Trái phật thủ lớn, nhiều tầng, nhiều ngón xòe ra như bông hoa cúc được chủ vườn ở Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) bán với giá trên triệu đồng.

Giáp Tết, vườn cây phật thủ nhà anh Nguyễn Quang Hải (thôn Đông Hạ, xã Đắc Sở) tấp nập khách đến đặt hàng. Họ mua đứt cả vườn cây rồi dùng dây buộc, đánh dấu những quả đẹp nhất, chờ ngày hái về đặt lên mâm ngũ quả.

Những quả phật thủ đẹp được thương lái dùng dây màu đỏ buộc lại để đánh dấu. Cặp phật thủ này có giá bán 800.000 đồng. Ảnh: Hoàng Phương.

Phật thủ được ví như bàn tay Phật che chở, mang an lành, sung túc đến cho gia chủ. Vì quan niệm đó, nhiều người mua phật thủ về bày lên bàn thờ, với mong muốn được hưởng những điều tốt lành, khiến loại quả này khá được ưa chuộng.

Nhiều năm gắn bó với loại cây sinh tài lộc này, anh Hải cho biết mỗi cây cho thu hoạch 25-30 quả. Cây nào to thì cho gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi số quả trên. "Mỗi quả trên cây lại có giá trị khác nhau, từ vài chục đến vài trăm nghìn, quả bạc triệu cũng có. Vậy nên, phật thủ là loại quả mà người giàu có, lắm tiền nhiều của đến những nhà bình thường đều chơi được dịp Tết", anh Hải kết luận.

Chỉ tay vào một quả giá 4 triệu đồng khách mới đặt, chủ vườn cho biết, ông khách vốn là thương gia, năm nào cũng về Đắc Sở trước Tết cả tháng trời để tìm những quả độc, lạ để chơi. Quả phật thủ khách chọn có 3 tầng, ngón to, mọng, bung xòe ra như một bông hoa cúc.

Quả càng nhiều ngón thì giá càng cao. Khi đếm số ngón trên quả, hội tụ đủ các yếu tố Thịnh - Suy - Bĩ - Thái. Ngón tay cuối cùng rơi vào chữ Thịnh mang ý nghĩa năm mới phát tài, sung túc cho gia chủ. Thêm một "ngón tay lại quả", nghĩa là ngón cong lên, ngoảnh lại cuống khiến quả càng thêm giá trị. Những quả đẹp như vậy đặc biệt hiếm, cả vườn cây nghìn quả mới có một vài quả, thường chỉ có đại gia mới mua về chơi. Chính vì thế, phật thủ không chỉ là thứ quả bày trên bàn thờ mà còn ngầm khoe địa vị, danh tài của người chơi.

Quả phật thủ đắt kỷ lục đất Đắc Sở thuộc về vườn cây nhà anh Thạch cách đây 2 năm. Quả màu vàng rất đẹp, 9 tầng ngón và bung xòe ra to gần bằng cái mâm, được trả giá 5 triệu đồng. Đến tay một vị đại gia, nó được thổi giá lên tới 11 triệu. Từ đó đến nay, phật thủ Đắc Sở sinh ra nhiều quả có giá trị cao nhưng chưa quả nào đặc biệt như thế.

Những quả tầm trung, hình dáng đẹp một chút có giá từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Còn quả bình thường, anh Hải bán cho thương lái mang đổ chợ đầu mối Long Biên cũng được vài chục nghìn mỗi quả.
Quả phật thủ giá 4 triệu đồng, được khách đặt mua từ nhiều tháng trước Tết. Ảnh: Hoàng Phương.

Phật thủ để được 6 đến 8 tháng mà không bị hỏng. Lúc mới mua, quả có màu vàng chanh. Để một thời gian thì quả chín ngả sang vàng rực, màu giàu sang, phú quý và tỏa hương thơm rất dễ chịu. Ngón tay phật thủ càng to, mọng thì càng để được lâu. Lúc mua, người chơi có thể cắt cành dài một chút, còn nguyên lá rồi cắm vào bình. Một thời gian sau nó ra rễ màu trắng như cây thủy tiên, chơi được cả năm. Chưa có loại quả nào để được lâu như phật thủ.

Ông chủ vườn gắn bó hơn chục năm với cây phật thủ cho hay, loại quả này sinh ra có dáng thế nào thì sẽ mãi như vậy. Người chủ vườn chỉ có thể tỉa cành, phun thuốc để cây tránh bệnh mà thôi.

Ngoài 20 tháng chạp âm lịch, ôtô đậu thành hàng dài trên đê về Đắc Sở. Khách đến tận vườn để hái quả mang về nhà. Muốn có quả đẹp, khách phải đặt trước đó vài tháng. Chủ vườn đánh dấu rồi chăm sóc cẩn thận chờ ngày hái xuống.

Chuyển cho khách ở xa, anh Hải sẽ phải bọc bông vào từng ngón tay của quả, rồi lót giấy báo và quấn chặt băng dính ở phía ngoài. "Chỉ cần nó bị dập một chút thì mất tài, mất lộc như cô gái đẹp chân đi tập tễnh, mất hết duyên", anh ví von.

Nhờ những "bàn tay Phật" mà người dân Đắc Sở giàu lên nhanh chóng. Cách đây hơn chục năm, người dân nơi đây còn quanh năm tất bật với rơm rạ, ruộng đồng, rồi đi buôn hoa quả trong nội thành.

Từ khi cánh lái buôn ngược mạn Cao Bằng, Tuyên Quang, thấy loại quả này hay, họ mang cây về trồng thử rồi nhân rộng lên thành vườn. Hiện nay, có đến 80% hộ dân ở Đắc Sở trồng thứ cây phất lộc này. Nhà ít nhất cũng dăm sào, nhà nhiều nhất trồng vài ha. Nhờ phật thủ mà vài năm nay, người dân Đắc Sở xây nhà cao tầng, mua ôtô, giàu lên nhanh chóng.
Một cây khỏe mạnh cho thu hoạch trên 40 quả. Ảnh: Hoàng Phương.

Quỹ đất hạn hẹp, người dân đi thuê đất ở các xã Yên Sở, Tiền Yên để trồng. Loại đất thịt pha cát, được bồi đắp bởi phù sa sông khiến cho vườn nào cũng lúc lỉu quả. Thuê đất xã khác, nhưng cũng chỉ có người Đắc Sở mới trồng và buôn được thứ trái cây này. Mỗi nhà vườn đều có bí quyết chăm sóc riêng và có chỗ tiêu thụ thì mới dám trồng nhiều.

"Đào, quất trồng cả năm chỉ để chơi dịp Tết, nhưng phật thủ thì bán quanh năm, không bao giờ lo bị ế", anh Hải cho hay. Người trồng không chỉ thu hoạch rộ vào dịp Tết mà còn bán quanh năm cho người đi lễ chùa, thắp hương vào đầu tháng, ngày rằm.

14 sào phật thủ nhà anh Hải bán rải rác vài tháng trước Tết đã thu được khoảng 400 triệu đồng. Nay anh bán gọn vài sào quả cho thương lái, khách mua đến Tết là hết. Trừ chi phí, gia đình anh cũng thu được từ 400 đến 500 triệu đồng mỗi năm.

Phật thủ trở thành thương hiệu của người Đắc Sở. Nhiều nơi khác lấy giống của Đắc Sở về trồng, nhưng quả không có ngón hoặc ngón bị teo nhỏ, không cho quả to, đẹp, nhiều ngón, nhiều tầng như ở nơi đây.

Thuê đất ở bên Yên Sở cách nhà hơn 2 km, anh Hải coi vườn cây là ngôi nhà chính của mình. Anh cùng con trai quanh năm ở vườn, có việc mới tạt qua nhà một lúc rồi lại ra chăm cây. Anh bảo, càng gần Tết thì hầu như phải ăn, ngủ ở vườn để canh phòng trộm. Những quả đẹp trị giá bạc trăm, bạc triệu, bị vặt trộm đi chục quả là mất bao mồ hôi, công sức. Có nhà đã bị trộm vào hái quả, chặt cây, phá giàn. Vậy nên, vườn nào cũng nuôi vài chú chó làm nhiệm vụ canh chừng.

Anh Hải cho hay, giống cây này sinh lời thật nhưng chăm sóc cũng không phải đơn giản. Cây phật thủ có sức đề kháng yếu, dễ bị sâu bệnh như rỉ sắt, nhện đỏ, thối lá nên phải phun thuốc sâu quanh năm. Vào tháng 10, khi phật thủ bắt đầu lớn nhanh, anh phải huy động người làm đi chằng buộc dây để đỡ, tránh cho quả bị rụng. Người trồng phật thủ Đắc Sở rất sợ trời mưa nhiều. Bởi khi ấy, cả vườn cây sẽ thối lá và quả rụng hàng loạt.

"Trồng phật thủ buộc người làm vườn lúc nào cũng phải chú ý đến nó, không được một ngày lơ là. Có cần mẫn thì nó mới không phụ công chăm sóc của người", anh Hải nói.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Chủ trang trại làm giàu từ 2 triệu đồng

Khoản tiền vay được từ một chương trình tài chính vi mô năm 2006 đã giúp anh Hoàng Trọng Hậu (Hưng Yên) phát triển trang trại gà, mang lại thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trước năm 2006, kinh tế gia đình anh Hoàng Trọng Hậu (sinh năm 76) tại thôn Tam Đa, xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên gặp nhiều khó khăn và thuộc diện nghèo ở địa phương. Là người khuyết tật, lưng gù từ nhỏ nên bản thân anh cũng thường xuyên phải chi phí tốn kém cho việc khám chữa bệnh. Công việc chạy chợ của gia đình không đủ để trang trải nên anh quyết định tìm một hướng đi mới.

Nhận thấy việc nuôi gà Đông Tảo có tiềm năng, anh Hậu mày mò chọn giống rồi nuôi thí điểm 50 con loại để thịt. Tuy rất thành công nhưng anh quyết định trước mắt sẽ bán giá rẻ để tiếp thị sản phẩm. Anh chở gà đến bán tại cho các mối ở khu vực Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội. Từ đó thì có nhiều khách hàng có nhu cầu mua gà của anh.

Để có tiền mở rộng mô hình, sau đó anh Hậu đã huy động anh em họ hàng cho vay thêm nhưng không được. Bản thân không có tài sản thế chấp, anh cũng rất khó vay vốn ngân hàng. Lúc đó, anh được một người bà con mách nước đến vay từ Chương trình tài chính vi mô của tổ chức Tầm nhìn Thế giới. 2 triệu đồng là khoản tiền anh vay được lúc đó dưới hình thức tín chấp để mua 100 con gà mẹ và thức ăn chăn nuôi.


Anh Hậu hiện mở rộng mô hình nuôi ngan, gà, lợn, rắn... Ảnh: NVCC

Chỉ 6 tháng sau, đàn gà bắt đầu đẻ trứng với số lượng trung bình 50 quả mỗi ngày và cho ra thành phẩm 30 con gà giống sau khi ấp. Từ đó, gia đình anh Hậu có thu nhập ổn định và tăng dần lên cùng với việc người đến đặt mua con giống cũng tăng lên.

Thỉnh thoảng gà con chết, trứng hỏng… anh lại tận dụng để nuôi thêm con rắn. Những người dân quanh vùng thấy việc nuôi gà Đông Tảo của anh Hậu làm ăn tốt nên cũng nuôi theo. Thấy nhu cầu lớn, anh lại quay ra nuôi gà đẻ để sản xuất gà giống, bán cho dân trong vùng.

Năm 2012, nhận thấy thị trường gà Đông Tảo bão hòa do số người nuôi đông, anh Hậu chuyển sang nuôi ngan. Anh cũng áp dụng kỹ thuật nuôi mới để chăm ngan nhằm hạn chế dịch bệnh. Tuy nhiên, anh cũng tính toán, chọn thời điểm nuôi hiệu quả nhất.

Mỗi năm anh nuôi chỉ nuôi 2 lứa vào tầm cuối năm và tháng 2 âm lịch để tránh những mùa không được giá. Với số lượng mỗi đàn khoảng 1.500-2.000 con nuôi trong vòng 2,5 tháng là anh có thể xuất chuồng, bán buôn cho các thương lái ở khu vực Hải Phòng, Hà Nội. Anh nhẩm tính, sau khi trừ các chi phí, mỗi con ngan thịt anh được lãi khoảng 60.000 đồng.

Vào những tháng giữa năm, giá ngan thường không cao do phải cạnh tranh với vịt thả đồng. Anh Hậu chuyển sang nuôi gà và ngan giống để bán cho mối hàng tại Quảng Ninh, Khoái Châu (Hưng Yên). Mỗi tháng, cho xuất chuồng khoảng 1.000 con cả ngan và gà, lãi từ 5.000 đến 7000 đồng một con.

Nhiều dân trong huyện thấy mô hình chăn nuôi của anh Hậu khoa học, hiệu quả nên cũng làm theo. Đến nay, đã có hơn 20 người dân thực hiện mô hình gà Đông Tảo và đang có người đến học mô hình nuôi ngan thả sàn lưới nhựa của gia đình anh Hậu.

Để tính toán được hiệu quả, đến cuối năm thường anh Hậu cũng tổng kết công việc làm ăn của gia đình. Con số này tăng dần qua các năm .Năm 2010, doanh thu của nhà anh khoảng 451 triệu đồng, 2011 khoảng 500 triệu và đến 2012 là 550 triệu. Trong đó, sau khi trừ các chi phí, anh được lãi khoảng 25-30% doanh thu.
Hiện tài sản của gia đình anh đã được nhân lên gấp nhiều lần. Ảnh: NVCC

Anh Hậu cho biết, bên cạnh việc học hỏi về các kinh nghiệm chăn nuôi, để đạt được hiệu quả cần biết cách lập ngân sách chi tiêu một cách phù hợp. Gia đình anh cân đối lợi nhuận hàng năm để chi phí sinh hoạt và học hành của 2 con, khám chữa bệnh, mua bảo hiểm cho các thành viên trong gia đình. Còn lại để sửa sang chuồng trại, đầu tư con giống.

Chủ trang trại cũng chia sẻ, thường tính toán những cách làm tiết kiệm chi phí một cách tối đa. Ví dụ, trang trại của anh chủ yếu được lợp bằng dạ, trong khi những gia đình khác thường lợp ngói xi măng. Anh lý giải, nêu lợp ngói xi măng tuy nhanh nhưng đến mùa hè lại phải mua thêm giàn phun mưa để giảm nóng cho vật nuôi. Lợp bằng dạ thì chuồng trại sẽ thoáng mát hơn, ngan, gà, lợn cũng bớt bệnh dịch.

"Nhưng lợp dạ lại phải chú ý việc phun diệt khuẩn, giữ vệ sinh chuồng trại", anh cho hay.

Hoặc để tiết kiệm thức ăn tiền mua cám công nghiệp, anh Hậu "tự chế" thức ăn cho lợn. Anh mua loại cá, tép nhỏ chỉ khoảng 4.000 đồng kg, sau đó xay gạo trộn lẫn rồi ủ men, dấm cho lợn ăn dần. Chủ trang trại cũng làm hầm biogas tận dụng chất thải chăn nuôi để làm nguyên liệu đun, nấu, thậm chí cho hàng xóm dùng chung.

Tuy nhiên, anh cũng cho biết, không phải lúc nào công việc cũng xuôi chèo mát mái, nhất là những giai đoạn đầu tiên anh mới triển khai mô hình. Có những lần ngan, gà đổ bệnh, anh phải liên tục ngồi cả ngày từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối để đổ thuốc cho từng con. Đến những giai đoạn cần tẩy giun cho vật nuôi, anh cũng phải làm tương tự. Tuy nhiên, anh quan niệm, không việc gì là không làm được và nếu quyết tâm, chịu khó thì thực sự là "làm giàu không khó".

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Cô gái nhỏ nhắn 8x đưa nghề mới về làng

Sinh năm 1985 nhưng Nguyễn Thị Hiên (thị trấn Nông Trường Lệ Ninh, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) đã làm thay đổi hẳn tập quán làm nghề ở một vùng quê.

Gian nan không nản chí


Nguyễn Thị Hiên

Ngồi trước mặt tôi là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp và nếu không được giới thiệu trước thì tôi không thể tin rằng cô gái trẻ này đã đưa được nghề mây tre đan xuất khẩu - một nghề hoàn toàn mới về với người nông dân quanh năm chỉ biết trồng lúa.

Tốt nghiệp Trung cấp Kế toán ở Đà Nẵng, Hiên được tuyển dụng vào một Công ty sản xuất nguyên vật liệu mây tre đan. Quá trình làm việc ở đây, cô tích lũy được nhiều kinh nghiệm về nghề, đồng thời đã gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều cơ sở mây tre đan trong toàn quốc.

Sau một thời gian làm việc, Nguyễn Thị Hiên nảy ra ý nghĩ: "Tại sao mình không đưa nghề này về quê để tranh thủ được nguồn lao động nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho bà con nghèo ở quê?".

Thế nhưng khi cô đưa ý tưởng này bàn bạc với gia đình và người thân thì bị mọi người phản đối. Không nản chí, Hiên vừa thuyết phục gia đình vừa đi khắp nơi gõ cửa tìm sự ủng hộ. "Trong thời gian chạy đôn chạy đáo này, em sút mất 6kg, nên chỉ nặng có… 37kg. Thương con, bố mẹ và anh chị em cuối cùng đành phải… đầu hàng và chung tay hỗ trợ cho em!" - Hiên kể.

Thời gian làm việc ở doanh nghiệp mây tre Đà Nẵng đã giúp Hiên hiểu việc làm ra sản phẩm đạt chất lượng đã khó nhưng vấn đề đầu ra cho sản phẩm càng khó hơn. Vì thế, trước khi triển khai dạy nghề cho mọi người, cô đã ra các tỉnh phía Bắc để thăm dò thị trường. Bước đầu Hiên đã hợp tác được với một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các sản phẩm mỹ nghệ này.


Các học viên và nhân viên trong cơ sở mây tre đan xuất khẩu của Hiên.

Có "mối" rồi, Hiên động viên những người dân trong thôn, xóm và xã cùng tham gia học nghề, đồng thời ra Thái Bình thuê 2 nghệ nhân ở làng nghề thủ công mỹ nghệ vào quê mình giảng dạy. Những ngày đầu tiên, lớp học vắng tanh vì bà con còn e dè, không biết cô gái "mặt búng ra sữa" thì làm được điều gì? Thế là hàng ngày, Hiên phải đến từng nhà bà con, cô bác, tỉ tê, thuyết phục họ tham gia học nghề thay vì ngồi chơi không.

"Nói phải củ cải cũng phải nghe", lớp học của Hiên ngày một đông người. Hiên cũng đầu tư mua trên 1 tấn song mây, 10 vạn sợi mây để các học viên học nghề. Sau hơn hai tháng miệt mài học tập, những sản phẩm đầu tay của các học viên cũng đã ra đời. "Nhìn những sản phẩm thể hiện được ý tưởng cũng như yêu cầu của đối tác, em mừng đến phát khóc" - Hiên chia sẻ.

Giám đốc 8x của nông dân

Sau khi mở lớp dạy nghề, cuối tháng 8/2010, Nguyễn Thị Hiên đã mạnh dạn đứng ra thành lập cơ sở mây tre đan xuất khẩu ngay tại nhà. Đến thời điểm này, Hiên đã có thể vững tin với hướng đi của mình khi đã mở được 6 lớp đào tạo với 300 người theo học và rất nhiều lao động trong số này đã tham gia cơ sở sản xuất của cô.

Mỗi ngày của cô gái bé nhỏ này thường bắt đầu rất sớm với công việc quen thuộc là phát nguyên liệu cho bà con, kiểm tra tình hình sản xuất, gom hàng và liên hệ với đối tác để xuất hàng bảo đảm theo yêu cầu.

Để củng cố, nâng cao tay nghề cho bà con, Hiên đã lựa chọn 2 học viên xuất sắc nhất, gửi ra Hà Nội tiếp tục học hỏi và tiếp cận với các công nghệ mới.

Hiên cho biết, với thu nhập bình quân trên 1 triệu đồng/người/tháng và những thuận lợi trong quá trình sản xuất nên việc vận động bà con tham gia học nghề và sản xuất không còn khó khăn như buổi ban đầu, thậm chí ngày càng có nhiều người xin làm.

Và đến thời điểm này, cơ sở của cô có gần 200 lao động tham gia đã xuất bán được trên 1.500 sản phẩm, đồng thời tiến hành ký hợp đồng lâu dài với các công ty bao tiêu sản phẩm ở phía bắc. Và hẳn nhiên, Hiên trở thành "giám đốc" của một cơ sở mà nhân viên toàn là bà con, cô bác làng xóm của mình.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Làm giàu với heo rừng lai

Sau thời gian dài học hỏi, ông Chánh ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) lên vùng cao mua con giống heo rừng hoang dã mang về lai với heo cỏ, nhân giống thành công bán ra thị trường thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Tết Giáp Ngọ cận kề cũng là thời gian gia đình ông Nguyễn Trung Chánh tất bật chuyển hàng chục con heo rừng lai cho các nhà hàng, người dân chuẩn bị tất niên. Mỗi con heo rừng lai nặng chừng 20 kg, gia đình ông bán với giá 2,4 triệu đồng, đắt gấp 3 lần so với thịt heo thường.

Ông Chánh đang cho heo rừng giống hoang dã ăn cỏ tại trang trại của gia đình.Ảnh:Trí Tín.

Ông Chánh cho biết cùng khoảng thời gian 6 tháng nếu nuôi heo rừng lai với trọng lượng 20 kg thì bán thu lãi gấp 3 lần so với heo nhà nặng 60 kg. Chi phí mua thức ăn cám công nghiệp, văcxin cho heo nhà chiếm ba phần tư trong tổng doanh thu sau khi bán ra thị trường. Nuôi heo rừng lai chi phí tốn kém nhất là mua con giống, mỗi con khoảng 10 đến 15 triệu đồng. Chi phí đầu tư chuồng trại khoảng 30 triệu đồng, chỉ cần đảm bảo hợp vệ sinh, đủ ấm gắn với khoảng sân vườn rộng rãi và nguồn thực ăn tự nhiên (rau, củ, quả) mỗi ngày.

Heo rừng là đặc sản tiêu thụ mạnh nhất vào dịp tết. Nhiều người quan niệm ăn thịt heo rừng vào đầu năm mới sẽ mang lại nhiều may mắn nên nuôi không sợ khó khăn về đầu ra. Từ vốn đầu tư ban đầu 40 triệu đồng, đến nay ông sở hữu trang trại gồm 10 con heo rừng giống hoang dã khỏe mạnh, 5 heo mẹ cùng nhiều đàn heo sữa trị giá gần 400 triệu đồng. Riêng năm 2013, gia đình ông lai giống, tạo đàn bán khoảng 100 heo rừng lai ra thị ra thị trường doanh thu 240 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi 150 triệu đồng.

Năm 2005, ông Chánh tình cờ xem chương trình khuyến nông trên truyền hình giới thiệu về mô hình trang trại nuôi heo rừng lai mang lại hiệu quả kinh tế khá cao khiến cả hai vợ chồng ngỡ ngàng. Sau nhiều đêm suy nghĩ, hai vợ chồng quyết định vay mượn tiền từ người thân cùng đồng vốn dành dụm được đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm các chủ trang trại về cách nhân giống, làm chuồng trại, nguồn thức ăn sao cho phù hợp.
Hiện tại trang trại chăn nuôi của ông Chánh có đến 10 con heo rừng giống hoang dã đảm bảo nguồn giống tại chỗ để nhân rộng đàn heo rừng lai cung ứng cho nhu cầu thị trường


"Thời gian đầu nghèo khó, vốn đầu tư hạn hẹp, gia đình tôi đầu tư khoảng 40 triệu đồng mua 4 con heo rừng giống ở Củ Chi (TP HCM) và huyện vùng cao Sơn Hà. Do chưa quen môi trường nuôi nhốt, nhiều con heo rừng giống hoang dã có giá hàng chục triệu đồng sau vài ngày mua về ngã lăn chết sạch khiến hai vợ chồng lo lắng mất ăn, mất ngủ", ông Chánh bộc bạch.

Không thể bỏ cuộc giữa chừng, gia đình ông Chánh tiếp tục vay mượn bạn bè, người thân lặn lội về huyện vùng cao Sơn Hà mua lại con giống, học hỏi thêm kỹ thuật về cải tiến lại chuồng trại từng bước nhân rộng đàn heo rừng lai thành công. Ông còn nhớ như in, sau suốt hai năm chật vật, đến đầu năm 2007, lứa heo rừng lai nhân giống thành công đầu tiên ra đời (4 cái, 2 đực) mà cả nhà mừng vui khôn xiết. Sau đó, từng đàn heo rừng lai nối tiếp nhau ra đời ở trang trại chăn nuôi của anh nông dân này.

Theo ông Chánh, heo rừng lai có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh tuy nhiên phải tiêm phòng, tẩy giun sán định kỳ. Chuồng trại thông thoáng, đón được ánh nắng buổi sáng, không bị hắt nắng buổi chiều, tránh được mưa hắt từ phía tây và gió bấc lùa vào mùa rét. Lúc heo sinh nở làm ổ úm, có đèn để sưởi ấm khi nhiệt độ môi trường thấp. Thức ăn cho heo rừng lai dễ tìm kiếm trong tự nhiên như lục bình, mía cây, bẹ chuối, thân cây ngô non, rau muống, bèo tây, các loại cỏ, các loại quả xanh, thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây..), muối khoáng (tro bếp, đất sét…).
Heo rừng hoang dã bên đàn con đông đúc ở trang trại chăn nuôi của gia đình ông Chánh.Ảnh:Trí Tín. 

Trao đổi với VnExpress.net, ông Đỗ Văn Chung, Phó phòng Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Quảng Ngãi cho biết, vài năm gần đây nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã lai giống thành công giữa heo rừng hoang dã với heo cỏ thả rông phát triển thành trang trại chăn nuôi qui mô. Trang trại nuôi heo rừng lai của gia đình ông Chánh ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa là điển hình của nông dân thời nay năng động, dám nghĩ, dám làm với quyết tâm vươn lên làm giàu từ đồng đất quê mình.

Ông Chung khuyến cáo, để mô hình chăn nuôi heo rừng lai đạt hiệu quả kinh tế cao, điều quan trọng nhất là lựa chọn, chủ động được con giống tốt, chuồng trại gắn với khu vườn rộng thoáng mát đảm bảo điều kiện nuôi "bán hoang dã" thả rông với nguồn thức ăn rau, củ quả tự nhiên.

Heo con một tuần tuổi cần chích bổ sung chất sắt. Một tháng tuổi thì tập heo con ăn bằng thức ăn tinh. Sau gần 2 tháng tuổi, heo con tách mẹ được đưa sang chuồng rộng gắn với sân vườn tạo điều kiện cho nó hoạt động thường xuyên.

Theo ông Chung, nhờ hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn tự nhiên nên thịt heo rừng lai nhiều nạc, mềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt heo nhà. Thịt heo rừng lai thơm, hàm lượng cholerteron thấp, không chỉ người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng mà nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường trên thế giới cũng rất lớn.

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Bưởi siêu lợi nhuận

Những trái bưởi tròn trịa vàng óng kết thành chùm treo lủng lẳng khắp cành cây; những chiếc xe thồ, ô tô len lỏi vào từng vườn chất hàng. Không khí bán mua ồn ã khắp thôn quê. Có những nông dân đếm tiền mỏi tay sau thu hoạch vụ bưởi Tết. Đó là khung cảnh đang diễn ra tại các xã Hiệp Thuận, Vân Hà, Vân Nam (huyện Phúc Thọ, Hà Nội).

Bưởi từ vườn ra đồng

Chúng tôi đến xã Vân Hà, nơi nhà nhà đều trồng bưởi. Bưởi cắm rễ ở tất cả mọi nơi có thể trồng. Nhiều đến mức, ông Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Vân Hà, Đặng Văn Vụ dám tự tin mà khẳng định rằng: “Đố ai tìm được khoảng vườn nào rộng vài chục m2 mà bỏ trống”.

Người đời vẫn nói “tấc đất tấc vàng”. Nhưng giá trị của đất chỉ được nông dân Vân Hà ngộ ra cách đây hơn chục năm. Khi ấy, một số hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng chuối và cây ăn quả kém năng suất sang trồng bưởi Diễn trên đất vườn nhà mình.

Anh Đặng Văn Chung (35 tuổi), một trong số những người tiên phong trồng bưởi chia sẻ: Năm 2001, tôi lên thăm người bạn ở thôn Đức Diễn (xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Bước vào cổng, nhìn thấy vườn bưởi sai trĩu cành, mỗi cây "đeo" đến 100 - 120 quả. Thời ấy, giá mỗi quả bưởi Diễn phải đổi được 5 lạng thịt. Mê quá, tôi về bàn với gia đình mua 26 gốc bưởi đem về trồng ở khu vườn rộng hơn 2 sào thay thế đu đủ, chuối kém năng suất. Đến năm thứ 3, bưởi bắt đầu sai quả. Nhưng phải từ 5 năm trở lên, quả mới to, múi mọng nước và có vị ngọt như đường".


Từ năm 2006 đến nay, mỗi vụ, vườn bưởi của anh Chung đạt gần 3.000 quả. Với giá trung bình 25.000 đồng/quả như hiện nay, gia đình anh thu nhập khoảng 70 triệu đồng. Chi phí cho phân bón, thuốc BVTV và ni-lông bọc quả khoảng 150.000 đồng/gốc bưởi. Lợi nhuận từ vườn bưởi đạt khoảng trên 30 triệu đồng/sào.

“Vì bưởi ít sâu bệnh, chỉ cần phun phòng sương từ tháng 1 đến tháng 10 (mỗi tháng 1 lần) nên rất nhàn hạ. Phân bón cũng chẳng phải mua nhiều, chủ yếu tận dụng tro rơm gia đình nấu, đào rãnh bón vào cây. Tro rơm rất giàu kali nên lúc nào bưởi cũng ngọt lừ”, anh Dũng chia sẻ.

Tận mắt chứng kiến sự thành công của một số hộ trồng bưởi tiên phong, từ năm 2004, khắp các thôn, xóm ở Vân Hà đã diễn ra một cuộc “cách mạng” ruộng vườn. Những khu vườn bỏ hoang, kém hiệu quả được chuyển sang trồng bưởi. Nhiều vườn rộng 5 - 6 sào như gia đình ông Doãn Văn Biên, Nguyễn Đình Thanh, Đặng Văn Lợi (thôn 4), hay ông Đặng Văn Đào (thôn 3) đều kín gốc bưởi. Trung bình mỗi nhà thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.

Ông Đặng Văn Vụ cho biết: Đất vườn bó hẹp, trong khi nhu cầu trồng bưởi để phát triển kinh tế của người dân lại tăng. Trước tình hình đó, năm 2007, Đảng uỷ, HĐND, UBND và HTX nông nghiệp xã Vân Hà đã bàn bạc, thống nhất cho nhân dân đấu thầu 15 ha khu đất bãi thuộc hai làng Bãi Đồn và Bãi Cháy (thuộc diện quỹ đất 2) để nông dân lập trang trại, kết hợp với trồng bưởi đường.

Trung tâm Phát triển Cây trồng Hà Nội đã hỗ trợ 20 triệu đồng/ha mua vật tư nông nghiệp, túi bọc quả và chuyển giao KHKT cho bà con để hình thành mô hình phát triển mô hình cây ăn quả tại địa phương.

Trước đây, toàn bộ diện tích này là những khu đất trũng, chỉ SX được ngô, đỗ và hoa màu vào vụ xuân và vụ đông. Vụ hè thu đất đai bỏ trống hoang hoải. Nhiều hộ dân đã đầu tư hàng trăm triệu đồng thuê máy múc bóc lớp đất thịt lên, sau đó đổ cát cao hơn 1 m tôn nền, chống úng và trả lại lớp đất thịt lên bề mặt để trồng bưởi.

Sau 5 năm từ khi trồng, nhiều hộ thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Điển hình như hộ ông Hoàng Văn Thế, Đào Văn Thìn, Hoàng Văn Tân… (trung bình mỗi hộ trồng khoảng 1 mẫu bưởi). Hiện tại diện tích trồng bưởi của toàn xã trên 40 ha.

Theo ông Hoàng Văn Ngân, Phó Chủ tịch HĐND xã Vân Hà: “Bên cạnh việc mở rộng diện tích, chúng tôi rất chú trọng đến công tác tập huấn kỹ thuật trồng bưởi. Trung bình mỗi năm xã tổ chức 3 lớp tập huấn với sự tham gia giảng dạy của những chuyên gia đầu ngành. Do gắn với lợi ích thiết thực của bà con, vì thế rất đông học viên đã đăng ký tham gia”.

Thu nhập 400 - 500 triệu đồng/ha

Không chỉ ở Vân Hà, tại các xã Vân Nam, Hát Môn; đặc biệt là Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ), diện tích trồng bưởi đang tăng lên rất nhanh.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ nhiệm HTX Hiệp Thuận cho biết: Hiện tại, xã có khoảng 50 ha trồng cây ăn quả, tập trung chủ yếu ở dải đất bãi ven sông. Trong đó, 45 ha được sử dụng để trồng bưởi. Những năm trước, khi cây bưởi chưa bén rễ đồng đất Hiệp Thuận, người dân vẫn thường gieo trồng ngô, lạc, đậu tương và dong riềng đỏ trên bãi đất này. Chi phí vật tư nông nghiệp cao, công lao động mất nhiều, năng suất lại không ổn định, vì thế nhiều nông dân chán ruộng, một số diện tích bỏ hoang, cây dại mọc um tùm.


Sau khi một số hộ ở xóm 9 trồng thử bưởi đường trên vùng đất bãi cho hiệu quả kinh tế cao, người dân đã học nhau chuyển đổi nhiều diện tích trồng rau và cây màu sang bưởi. Đầu năm 2013, Trung tâm Phát triển Cây trồng Hà Nội đã hỗ trợ nông dân túi bọc quả, phân bón và tập huấn kỹ thuật chăm sóc, xây dựng mô hình trồng bưởi tổng diện tích 23 ha với 200 hộ dân tham gia dự án.

“Đánh giá sơ bộ về hiệu quả năng suất và tính hiệu quả kinh tế, chúng tôi thấy rằng, trồng bưởi cho thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/ha. Trừ chi phí SX, ít nhất lãi khoảng 300 - 400 triệu đồng”, ông Tuấn chia sẻ.

Đến xóm 9, xã Hiệp Thuận, nhìn những vườn bưởi lúc lỉu vít oằn cành, phải dùng hàng trăm cây nứa chống đỡ và chằng níu bằng dây chạc cho khỏi gãy, chúng tôi đã tin lời vị Phó Chủ tịch HTX nói là sự thật.

Anh Đỗ Xuân Dũng hái một quả bưởi vàng óng ả, mịn, tròn và nặng vào nhà, cầm dao bổ mời phóng viên ăn và khoe: “Vườn bưởi của nhà tôi được 10 năm rồi, 7 sào trồng 94 cây. Cây nào cũng từ 120 - 130 quả, hôm trước thương ở Hà Nội về đếm quả, đặt cọc 50 triệu mua đứt vườn bưởi này với giá 250 triệu đồng rồi. Mà chăm bưởi thì có gì là vất vả, một mình tôi làm vẫn còn chơi dài dài, không như trồng lúa, trồng lạc, mất bao nhiêu lao động mỗi vụ mùa”.

Để bưởi không nhiễm bệnh và cho năng suất cao, anh Dũng bật mí: Sau mỗi vụ thu hoạch, phải dành thời gian cọ rửa hết bụi bẩn trên thân cây, nhất là rong rêu, ẩm mốc để không có ký sinh trùng. Nếu diện tích vườn quá lớn, để tiết kiệm công lao động, có thể mua hẳn bình xịt người ta vẫn hay rửa xe máy để xịt vào thân cây. Muốn bưởi có mẫu mã đẹp, vỏ vàng óng thì cần phải sử dụng túi bọc, hoặc vỏ bao xi măng để buộc vào những quả lộ ánh nắng.

“Xã Vân Hà đang trồng 3 giống bưởi đường chính là tôm xanh, tôm vàng và tôm trắng. Những năm qua, chính quyền luôn vận động nhân dân sử dụng phân bón và các loại thuốc trừ sâu sinh học để SX bưởi sạch cung ứng cho thị trường. Chúng tôi đã liên hệ với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) để đăng ký nhãn hiệu Bưởi Vân Hà”, ông Hoàng Văn Ngân, Phó Chủ tịch HĐND xã Vân Hà cho hay.


Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Thu nhập 40 triệu mỗi tháng từ chim trĩ đỏ

Sau hai lần thất bại với mô hình nuôi cá lóc và ba ba, vốn liếng dần cạn kiệt, cuối cùng ông Na đã thành công với mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Tên của ông đã trở thành một thương hiệu gắn liền với loài chim quý “ông Na chim trĩ”.

Sau 4 năm đi lính, năm 1983 chàng trai trẻ Đỗ Văn Na ở xóm 12, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam xuất ngũ về quê. Suốt những năm sau đó, ông trăn trở với việc tìm hướng đi mới cho nền nông nghiệp xã nhà thoát khỏi cảnh nghèo khó và làm giàu trên chính quê hương. Câu hỏi “trồng cây gì và nuôi con gì sẽ mang lại hiệu quả cao trên cùng một diện tích” cứ ám ảnh ông mãi.

Đầu năm 1987 ông bắt đầu thực hiện ước mơ với mô hình nuôi ba ba thương phẩm. Nhưng tất cả công sức, vốn liếng mà ông dồn vào mấy ao nuôi đều trôi hết chỉ trong một trận lụt và cống ao bị vỡ.

Không nản lòng, người cựu binh lại cải tạo các ao nuôi ba ba để thả cá quả. Nhưng do thiếu kinh nghiệm, một lần nữa mô hình nuôi cá quả vẫn không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Chim trĩ đỏ đã mang lại hàng trăm triệu đồng cho gia đình ông Na mỗi năm. Ảnh: Phan Thiên.

Vốn liếng dần cạn kiệt, tuy nhiên ông vẫn không ngừng học hỏi những hướng đi mới. Đầu năm 2009 ông bắt đầu thí điểm mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Và loài chim quý đã chứng tỏ được hiệu quả kinh tế của mình.

Sau 3 năm phát triển giờ đây trang trại của ông có trên 100 con chim bố mẹ đã qua chọn lọc, dùng để nhân giống cung cấp cho thị trường và chim trĩ thương phẩm.

Ông Na chia sẻ: “Chim trĩ là loài có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, ăn ít nên rất dễ nuôi, mà có sức đề kháng cao. Mỗi lứa chim trĩ mẹ đẻ từ 80 đến 100 quả trứng, chim trĩ con chỉ nuôi 6 tháng là có thể đẻ trứng hoặc xuất chuồng”.

Hiện tại giá bán bình quân là 45 – 50 nghìn đồng/quả trứng, và chim con sau khi ấp nở một tuần là 90 - 100 nghìn đồng mỗi con.

Chim trĩ đỏ được nuôi trong chuồng giống như gà, không tốn kém nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ảnh: Phan Thiên.

Ông cũng cho biết chim mẹ sau khi đẻ một lứa nên vỗ béo để xuất thành chim thương phẩm, vì trĩ không như các loài khác. Nếu để đẻ lứa sau chất lượng và năng suất trứng sẽ không tốt như lứa đầu nữa.

Riêng hệ thống chuồng nuôi chim trĩ được kết cấu như nuôi gà, nhưng cần vây kín để tránh chim bay ra ngoài.

Hiện tại, chim trĩ thương phẩm được bán cho các nhà hàng trong tỉnh và Hà Nội với giá bán 400 - 420 nghìn đồng/kg. Nhu cầu thị trường ngày càng phát triển, nhiều khi có đơn đặt hàng nhưng chim không đủ để bán.

Không những cung cấp chim trĩ thương phẩm cho các nhà hàng, hiện tại ông Na còn cung cấp trứng và con giống cho các hộ nuôi trên địa bàn và các vùng lân cận.

Thấy được hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi chim trĩ của ông Na, bà con trong xã và người dân ở các tỉnh lân cận cũng tìm về học hỏi kinh nghiệm làm giàu.

Ông Đinh Công Dần một hộ nuôi chim trĩ trong xóm 12 chia sẻ: “Nuôi chim trĩ ít bị dịch bệnh, mà giá thành lại cao nên hiệu quả kinh tế cao. Lượng thức ăn của một con chim trĩ từ khi nhỏ đến khi xuất chuồng chỉ bằng nuôi gà nhưng giá bán thương phẩm cao hơn nhiều lần so với nuôi gà vậy nên lãi cao hơn nhiều”.

Mỗi ngày gia đình ông Na thu được hơn 50 quả trứng chim trĩ đỏ, bán với giá 50 nghìn đồng một quả. Ảnh: Phan Thiên.

Ngoài cung cấp chim thương phẩm và chim con, có rất nhiều người còn đến săn tìm những con chim trĩ đẹp về làm cảnh, mỗi con như vậy ông Na bán được từ 2 đến 3 triệu đồng/con.

Hiện tại với hơn 100 con chim bố mẹ, trừ chi phí trung bình mỗi tháng ông Na thu về từ 35 đến 40 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, đầu năm 2010 thấy việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả cao, ông đã mua 20 cặp về nhân giống thử và kết quả ngoài mong đợi của người cựu chiến binh. Đàn chồn này lớn trông thấy, thức ăn chủ yếu là lá cây, ngô, khoai sắn.

Chồn nhung đen có ưu điểm là không bệnh tật, mỗi năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 đến 4 con. Giá bán hiện tại của một cặp chồn con 1 tháng tuổi khoảng 500 nghìn đồng. Sau một thời gian thí điểm ông đã gây được 50 cặp chồn bố mẹ, cung cấp giống cho bà con trong tỉnh và lân cận như Nam Định, Thái Bình…

Ông chủ tiết lộ, nuôi chồn nhung đen cũng có giá trị kinh tế rất cao, tuy nuôi với số lượng ít nhưng mỗi năm ông cũng thu hàng chục triệu đồng từ mô hình mới này.

Cũng nhờ nuôi chim quý mà kinh tế của gia đình ông ngày một khá giả, sắm đầy đủ tiện nghi. Với mô hình nuôi mới này, ông đang tích cực mở rộng chuồng trại để nuôi và giúp người nuôi có hướng đi đúng đắn.

Chim trĩ đỏ vốn là động quý hiếm có tên trong sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. Tuy nhiên hiện nay chim trĩ đã được gây nuôi thành công trong môi trường nuôi nhốt, nên người chăn nuôi chỉ cần đến đăng ký tại các hạt kiểm lâm địa phương, để có giấy phép. Do là loài đặc sản mới được gây nuôi thành công nên hiện nay chim trĩ được rất nhiều bà con nông dân ưa chuộng đầu tư.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Giàu nhờ cá lăng quý hiếm trên dòng Sêrêpôk

Cá lăng được chuộng, chưa đến kỳ thu hoạch, các nhà hàng, quán nhậu ở các nơi đã đến đặt hàng tại hồ với giá từ 250-270 nghìn đồng/kg.

Nằm bên dòng sông Sêrêpôk hoang dã, người dân thôn 5, xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột nổi tiếng với nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là thành công trong việc đưa cá lăng đuôi đỏ vào nuôi trong ao nước tĩnh đã góp phần làm hồi sinh dòng cá bản địa quý hiếm trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Cá lăng đuôi đỏ sau một năm nuôi của hộ anh Hoàng Quốc Bài.
Hồi sinh cá quý

Theo những người dân bản địa thì cá lăng đuôi đỏ là sản vật quý của sông Sêrêpôk, chỉ sống ở các khúc sông sâu, nước chảy xiết và lắm thác ghềnh. Trước đây, trên sông Sêrêpôk loại cá này nhiều vô kể, có con nặng vài chục kg. Tuy nhiên, do giá trị kinh tế cao, được người tiêu dùng ưa chuộng nên loài cá lăng đuôi đỏ sinh sống tự nhiên bị săn lùng ráo riết bằng nhiều hình thức đánh bắt, có cả đánh bắt theo cách hủy diệt đã khiến cá trong tự nhiên đang ngày càng vắng bóng và có nguy cơ mất hẳn.

Xót xa cho một loài cá quý đặc trưng của vùng bản địa đang mất dần, một số hộ dân ở thôn 5, xã Hòa Phú đã có sáng kiến đưa loài cá này từ sông tự nhiên vào nuôi trong ao hồ nước tĩnh vào năm 2005. Với lợi thế nằm cạnh dòng Sêrêpôk một số hộ đã tự đánh bắt con giống hoặc mua lại của dân chài lưới và mày mò nuôi thử trong ao cùng với một số loài cá khác.

Ông Hoàng Quốc Bài, một trong số nông dân nuôi thử nghiệm cá lăng trong ao cho hay: ban đầu, gia đình mua cá giống từ những người đi câu với giá 30-40 nghìn đồng một con thả vào nuôi thử trong ao. Gia đình vừa nuôi nhưng vừa lo lắng, không biết loài cá vốn sống ở dòng sông chảy xiết, lắm thác ghềnh có sống được trong ao nước tĩnh hay không? Sau nửa năm, những con cá lăng nuôi thử ban đầu đã nặng hơn một kg, lúc này gia đình mới thở phào vui mừng.

Những nông dân ở đây bắt đầu nhận thấy được những đặc điểm của loài cá này khá dễ nuôi, ăn tạp và sinh sống tốt trong môi trường nước tĩnh như ao hồ. Thời gian đầu cá lớn chậm, nhưng đến năm thứ 2 chúng lớn rất nhanh, trọng lượng từ 2 kg – 3 kg/con. Thức ăn của giống cá này chủ yếu là các loại cá nhỏ như lòng tong, cá trời, tôm tép, giun, cua…, ngoài ra cám nấu và thức ăn viên trộn lẫn cá vẫn ăn tốt.

Từ thành công bước đầu, Câu lạc bộ chăn nuôi của xã đã nhân rộng mô hình cho các hội viên, đồng thời tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trên sông bằng cách xây dựng những mắt lưới thông từ hồ với dòng sông để cho các loài cá nhỏ khác bơi vào trong hồ làm thức ăn cho cá.

Thành công này đồng thời cũng tạo được “tiếng vang” trong ngành nông nghiệp của thành phố, theo đó năm 2007 Trung tâm khuyến nông thành phố Buôn Ma Thuột xuống tham quan và quyết định hỗ trợ 10 triệu đồng, cùng với cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn từ khâu chọn giống đến khâu chăm sóc để xây dựng mô hình ở hai hộ ông Trần Văn Kiếm và Hoàng Quốc Bài, với số lượng 500 con giống, nuôi trong thời gian 2 năm. Chính nhờ thực tế thành công từ 2 mô hình này, người dân nuôi trồng thủy sản trong vùng đã mạnh dạn đầu tư, đưa giống cá lăng đuôi đỏ làm vật nuôi chính trong ao, hồ.

Giàu nhờ nuôi đặc sản

Từ những bước đi tiên phong, đến nay toàn xã có trên 50 hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ trong ao, riêng thôn 5 đã có 16 hộ với quy mô 8 ha, góp phần phục hồi loài cá quý và đem lại nguồn thu nhập rất lớn cho người dân nơi đây.

Đến bây giờ, cứ nhắc đến xã Hòa Phú thì mọi người sẽ nhắc đến cá lăng đuôi đỏ như một đặc sản của riêng vùng.

Đã có rất nhiều nông dân làm giàu từ mô hình nuôi cá lăng trong ao nước tĩnh, điển hình như hộ ông Hoàng Quốc Bài, với quy mô 3 sào, trừ 1 sào nuôi cá lăng giống, còn lại mỗi năm bình quân cho thu nhập từ 60-65 triệu đồng/sào (đã trừ chi phí).

Theo anh Bài, nuôi cá lăng trong ao không khó, quan trọng phải chọn phương pháp nuôi phù hợp bởi đây là loài cá có giá trị kinh tế cao, nên không thể xuất bán một lúc cả tấn được mà chỉ bán theo đơn đặt hàng. Do vậy, phải nuôi ghép với các loại cá truyền thống và thu hoạch dần.

Theo ông Nguyễn Văn Chi, tổ trưởng tổ hợp tác chăn nuôi cá lăng thôn 5: với quy mô 8 ha, năng suất bình quân 3 tạ/sào, hàng năm nông dân ở đây cung cấp một sản lượng khá lớn cá lăng cho các nhà hàng, khách sạn… Cá lăng ở đây chưa bao giờ ế bởi khi cá chưa đến kỳ thu hoạch, các nhà hàng, quán nhậu ở các nơi đã đến đặt hàng tại hồ với giá từ 250-270 nghìn đồng/kg. Ngoài bán cá thương phẩm, nhiều hộ còn nuôi cá giống để cung cấp cho thị trường, nhưng số lượng không nhiều vì nguồn cá giống ở đây chủ yếu được mua từ những người đi câu trên sông Sêrêpôk.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Người đàn ông làm chủ hơn 800.000 con dế

13 năm theo nghề nuôi dế, ở tuổi 35, anh Lê Thanh Tùng đã có trong tay hơn 800.000 con dế.

Xem truyền hình nước ngoài giới thiệu các món ăn làm từ dế, loài côn trùng quá thân thuộc ở Việt Nam, anh Tùng nảy ra ý định bắt dế ngoài đồng về nuôi. Thời gian đầu thiếu kinh nghiệm, những con dế đầu tiên anh nuôi đã chết. Không chán nản, anh nuôi mộng vươn lên bởi "dế ở Việt Nam rất nhiều, sao không thử tiếp tục nuôi thử nghiệm, không thể chấp nhận thất bại".

Sau nhiều lần thất bại, anh đã đúc kết và đưa ra quy trình: Đầu tiên nuôi một cặp dế bố mẹ đẻ ra trứng rồi đem trứng đi ấp, sau khi ấp 9 ngày sinh ra dế con. Nuôi dế con khoảng 20 ngày tuổi thì chuyển sang nuôi dế thịt.

Những ngày đầu khi trại dế hình thành, anh tập trung nuôi dế ta, sau do nhu cầu thị trường anh đã tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm dế cơm và dế sữa. Để tiết kiệm chi phí, anh và người thân trong gia đình đi bắt dế về tự nghiên cứu, rồi phối giống. Dế nuôi được khoảng 2 tháng rưỡi là có thể bán được với giá khoảng 300.000 đồng mỗi kg. Giá bán lẻ mỗi con dế sữa là 850 đồng, dế cơm là 250 đồng.

Ban đầu khách hàng đến với anh chủ yếu là những người nuôi cá cảnh với số lượng nhỏ. Khi trại dế được nhiều người biết tới, anh đã phát triển thêm kênh phân phối cho các nhà hàng có nhu cầu chế biến món ăn từ dế ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương.

Anh Tùng chia sẻ thêm, giờ để đáp ứng nhu cầu khách hàng tăng, anh đang tiếp tục thử nghiệm nuôi thêm bò cạp và rết. Mong muốn đưa ra những món ăn giàu chất dinh dưỡng từ các loại côn trùng, anh đã chế biến món dế để giới thiệu tới khách tham quan. Ban đầu khách có cảm giác sợ, nhưng càng ăn càng thích thú. Giờ đây anh mở một quán ăn tại nhà phục vụ các món ăn từ côn trùng do chính tay vợ chồng anh thực hiện.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Khởi nghiệp từ 1 triệu đồng

Từ hai bàn tay trắng, Trần Quang Khải (xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) khiến nhiều người nể phục khi xây dựng thành công trang trại nấm với doanh thu tiền tỉ mỗi năm.

Trần Quang Khải bên cơ ngơi nấm

Khải từng trải qua nhiều công việc, từ nhân viên bán bảo hiểm, tiếp thị sơn tường rồi làm phu hồ xách vữa bôn ba khắp các quận nội thành trước khi về quê học làm nấm. Nghề này ở xã Hiền Ninh có từ những năm 90. Thời điểm ấy, trồng nấm được xem như mô hình xóa đói giảm nghèo, chính quyền các cấp vào cuộc mời cán bộ, chuyên gia về hướng dẫn. Nhưng cây nấm cực kỳ nhạy cảm với thời tiết, không phải ai trồng cũng được “ăn”. Sau vài năm phát triển rầm rộ, nhiều hộ thất bại đành bỏ nghề. Giữa lúc thoái trào, Khải cất công tìm gặp từng hộ thành công và thất bại, gặng hỏi chi tiết cách làm, kinh nghiệm chăm sóc nấm. Khi kiến thức thu thập kha khá, Khải bắt đầu thử sức, tự tay dựng một gian nhà bằng rơm rạ, nứa lá xung quanh, mua giống mày mò trồng nấm. Khởi nghiệp với số tiền gần 1 triệu đồng để mua giống, ngay mùa vụ đầu tiên, “nồi” nấm đẻ ra tiền, cho thu nhập ổn định theo ngày.

Trồng nấm không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khi mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm, có vụ Khải thiệt hại cả chục triệu đồng chỉ vì cơn gió độc hay “nồi” nguyên liệu hấp chưa sạch vi khuẩn. Kiên trì với nghề này, Khải đang tạo việc làm ổn định cho 12 lao động với mức lương từ 1,5 - 1,8 triệu đồng/tháng. Trang trại hiện tại có nguồn thu tương đối ổn định, mỗi ngày cung cấp ra thị trường từ 200 - 500 kg nấm, với giá khoảng 30.000 - 40.000 đồng/kg.

Nhìn lại hành trình lập nghiệp, Khải cho rằng, thành quả lao động hôm nay bắt đầu từ những “kế hoạch nhỏ”. Sau mỗi vụ thu hoạch nấm, Khải dành tiền mua từng bao xi măng, vài “kiêu” gạch..., đủ vật liệu thì khởi công xây nhà xưởng. Gần 8 năm làm theo cách này, khu trang trại nay đã được xây kiên cố, nhà xưởng đủ dùng. Khải cũng đang dành dụm tiền mua máy điều hòa nhiệt độ, dàn phun nước tự động, tiến tới chuyên môn hóa và công nghiệp hóa nghề trồng nấm, hạn chế rủi ro khi thời tiết thay đổi bất thường.

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

BẠC LIÊU: THÀNH TRIỆU PHÚ NHỜ NUÔI RẮN MỐI


Đó là anh Nguyễn Văn Thuyết (35 tuổi, ngụ khóm 10, phường 1, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).


Ngoài khu nuôi 15.000 con rắn mối rộng khoảng 100m2 tại khóm 10, anh Thuyết còn có 5 trại rắn mối ở thị trấn Giá Rai (huyện Giá Rai, Bạc Liêu). Anh cho biết: Mấy năm về trước, trong một lần đi du lịch ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung, tình cờ được thưởng thức món rắn mối ở một nhà hàng sang trọng, tìm hiểu mới biết giá cả quá đắt nhưng nguồn cung thuộc loại khan hiếm nên anh tìm hiểu, học cách nuôi để áp dụng.

Vốn đầu tư ban đầu chỉ 4.000 đồng/con rắn mối nhưng khi bán giống tới 15.000 đồng/con. Mỗi năm rắn đẻ hai lứa, lứa đầu khoảng10 con, lứa sau khoảng 15 con. Còn nếu nuôi rắn thương phẩm chỉ mất từ 4 đến 5 tháng, rắn đạt trọng lượng từ 18-30 con/1kg. Với 6 trại nuôi rắn mối bán giống và bán rắn thương phẩm, mỗi năm tôi thu lời trên dưới 700 triệu đồng - Thuyết chia sẻ.

Thấy Thuyết làm hiệu quả, một số thanh niên trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu mua giống về manh nha thử nghiệm.

Được biết, đầu ra nguồn rắn thương phẩm của Thuyết chủ yếu từ Khu du lịch Hồ Nam (Bạc Liêu) và Nhà hàng Bình Xuyên (TPHCM). Hai điểm này đặt Thuyết cung ứng bình quân khoảng 40kg rắn/ngày, giá bán dao động trên dưới 400.000đồng/kg tuỳ thời điểm. Các nhà hàng này có thể chế biến thịt rắn mối thành các món cháo, chiên, nướng... tuyệt ngon, bổ dưỡng.

Thông tin liên lạc:
Vua rắn mối Bạc Liêu
Thạc sĩ Nguyễn Văn Thuyết
Fone: 0947.411.522 - 01234.277.377
Địa chỉ: số 3D (cuối đường nguyễn thị định), Khóm 10, Phường 1, TP Bạc Liêu
Website: trangtraichannuoi.com - NuoiRanMoi.com.vn - Ranmoi.vn

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Nuôi ếch - tốn ít công mà lời cao

Theo thống kê, tỉnh Tiền Giang hiện có gần 200 hộ sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt, tập trung chủ yếu ở TP.Mỹ Tho, huyện Châu Thành, Cai Lậy và Cái Bè.

Hàng năm, các hộ nuôi ếch cung cấp khoảng 180 tấn ếch thịt và trên 1 triệu con ếch giống cho thị trường trong và ngoài tỉnh, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho bà con nông dân.

Ông Nguyễn Văn Hương ở xã Mỹ Tân (huyện Cái Bè) cho biết, gia đình ông nuôi ếch thịt từ 4 năm trước. Sau một thời gian vừa mày mò nghiên cứu, vừa học hỏi kinh nghiệm từ các hộ đi trước, ông đã mạnh dạn mở trại sản xuất ếch giống nhằm tăng thu nhập. Hiện ông Hương đã có 21 bể lót bạt với 1.000 con ếch bố mẹ, 5.500 ếch thịt và hậu bị.

Trung bình mỗi năm, trại ếch của ông xuất bán khoảng 700.000 con ếch giống, giá từ 500 - 1.500 đồng/con tùy thời điểm. Ngoài ra, ông Hương còn cung cấp ếch bố mẹ cho các trại ếch giống trong và ngoài tỉnh với giá từ 120.000 – 150.000 đồng/con (ếch sau 2 tháng nuôi sinh sản) và 250.000 – 300.000 đồng/con (ếch bắt về hôm sau đẻ). Sau khi trừ chi phí, gia đình ông Hương thu lãi trên 500 triệu đồng/năm.


Nuôi ếch, ông Phan Văn Có cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm

Sở dĩ mô hình nuôi ếch hấp dẫn bà con là vì kỹ thuật nuôi không quá khó, không tốn nhiều công sức, có thể tận dụng tối đa diện tích đất nhàn rỗi. Ví dụ như ông Trần Văn Điều (xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè) đã đào ao nuôi ếch trên mảnh ruộng không cấy được lúa hè thu muộn. Hiện nay, ông Điền có 2 ao nuôi ếch với tổng diện tích mặt nước 1.000m2.

Đặc biệt là để tận dụng tốt nguồn thức ăn thừa trong nuôi ếch, ông Điền đã nuôi kết hợp 12.000 con cá tra (thả bên ngoài vèo nuôi ếch). Bình quân sau 5 tháng từ khi thả ếch giống, cá tra đạt trọng lượng 0,5 kg/con, sau 4 lứa ếch thịt sẽ thu hoạch 1 lứa cá tra. Ông Điền rất tâm đắc với mô hình này, vì ngoài nguồn thu nhập gần 100 triệu đồng từ ếch, ông còn có nguồn thu đáng kể từ cá tra vì chỉ tốn tiền giống chứ không mất tiền mua thức ăn cho cá.

Tương tự, ông Phạm Thành Quang ở xã Mỹ Trung (huyện Cái Bè) cũng có 2 vèo thả 4.500 con ếch thịt kết hợp nuôi 2.000 con cá trê trong ao 1.000m2. Hiện ông Quang chuẩn bị xuất bán 600kg ếch thịt với giá 31.500 đồng/kg, chưa kể gần 1 tấn cá trê sắp cho thu hoạch, giá thu mua đang ở mức 25.000 đồng/kg. Theo kinh nghiệm của các hộ nhiều năm trong nghề, nuôi ếch không cần diện tích lớn, có thể tận dụng các ao bỏ hoang có nguồn nước tốt hay những mảnh đất trống để đặt vèo hoặc lót bạt. Thức ăn cho ếch cũng rất đa dạng, có thể dùng cá biển, ốc bươu vàng xay nhuyễn, thức ăn công nghiệp. Ếch cũng là loại thực phẩm rất được người tiêu dùng ưa chuộng do thịt thơm ngon, giá cả phải chăng nên đầu ra khá dồi dào.

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

'Vua' bò sữa cao nguyên

Với hơn 50 con bò sữa trong trang trại của mình, mỗi ngày cho ra khoảng 7 tạ sữa, trung bình mỗi tháng ông thu lời tới gần 100 triệu đồng.


Sống một mình giữa trang trại rộng mênh mông gần 5 hécta, người đàn ông được mệnh danh là ‘Sao thần nông’ của cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), Lâm Thanh Trân thu nhập mỗi tháng lên tới gần 100 triệu đồng từ việc nuôi bò sữa.

Trong một căn phòng nhỏ chưa đầy 20m2, giữa những chuồng bò sữa, người đàn ông 53 tuổi với dáng dấp chất phác, giản dị tâm sự về quá trình rời quê hương lên tỉnh học và hành nghề nuôi vắt bò sữa của mình.

Ông là một nông dân đích thực đầu tắt mặt tối cùng công việc. Ông bảo, với hơn 50 con bò sữa trong trang trại của mình, mỗi ngày cho ra khoảng 7 tạ sữa, trung bình mỗi tháng ông thu lời tới gần 100 triệu đồng.

Bồi hồi nhớ lại, năm 1978, khi ấy 20 tuổi, chân ướt chân ráo rời quê hương Nam Trực (Nam Định) lên thành phố học Trung cấp chăn nuôi, rồi về nông trường bò Mộc Châu học nghề chăn nuôi bò sữa. "Hồi đó bỏ làng quê, một mình lên trên này, cũng quyết tâm lắm, lập nghiệp với nghề nông cả có người thành, cũng nhiều người thất bại”, ông kể chuyện xưa mà miệng cười phớ lớ.

Lên đường cùng trang lứa với ông nhiều bạn bè, thanh niên trai tráng đi cùng, lên đến nơi mỗi người theo đuổi một nghề, chỉ có mình ông theo công việc nuôi bò sữa. Cũng phải tới năm 1990 ông mới chính thức bắt tay vào làm chủ và nuôi các chú bò sữa. Lúc này, nông trường Mộc Châu (Sơn La) thực hiện khoán hộ, tức là giao cho các hộ chăn nuôi không có vốn theo hướng cho vay bò, trả nợ dần bằng sữa. “Đây là cơ hội cho những người có ý chí làm giàu nên tôi đã liều nhận và kinh doanh cho đến ngày nay”, ông xoa xoa tay trong giá rét nói.

Ông chẳng ngại tiết lộ, hồi mới làm vì chưa có kinh nghiệm nên hơn chục con bò sữa lăn đùng ra chết, có những con bị ve đốt, khổ sở, gánh nợ hàng trăm triệu đồng đổ lên đầu. Nhưng rồi sau này ông cũng gỡ lại được hết. Đến nay thì ông là người có nhiều bò sữa nhất vùng cao nguyên Mộc Châu. Người dân trong vùng mệnh danh ông là “Vua bò sữa” còn người trong công ty thu mua sữa gọi ông là “Sao thần nông”.

Hiện trang trại của ông rộng gần 5 héc ta do công ty sữa Mộc Châu tạo điều kiện cho mượn đất. Công việc khá vất vả, nhiều khi thức cả đêm trông, ông bảo lỡ để một con xảy ra ốm sẽ kém ăn ngay, dẫn đến tình trạng con nào đang cho sữa sẽ bị hết sữa, không cẩn thận gây tử vong. Chỉ tay vào đống cỏ to chất cao cả chục mét khối ngoài cổng ông cười vang, vốn liếng nuôi bò tốn kém lắm, nuôi được chúng phải chi 200 triệu tiền cỏ chỗ đấy đấy.

Rồi ông cũng xoa dịu, tuy nhiên chỗ cỏ này phải dùng được 6 tháng. Bởi ngoài chúng được nhập từ Mỹ về, giá khoảng 7.000 đồng một kg. Bò của ông Trân còn ăn cả cây ủ chua, yến mạch… "Những loại này có hàm lượng đạm thực vật rất cao, lợi cho việc ra sữa của bò", ông tiết lộ. Hàng ngày cứ 5h sáng ông lại lọ mọ dậy sớm lo vắt sữa bò. "Quá trình vắt thì nhanh nhưng trước lúc đấy phải làm thủ tục cọ rửa, tẩy trùng mất nhiều thời gian lắm", ông cho hay. Trưa trưa, tối tối cho bò ăn, dọn dẹp, cứ thế cả ngày chỉ quanh quẩn với đàn bò. "Một mình trong căn phòng vắng lặng, thế mà đâm yêu cái nghề này từ bao giờ không hay”, ông lại nói thêm. Vài năm gần đây ông đã nhập về hệ thống máy hút sữa tự động nên công việc cũng thuận lợi hơn, năng suất lại cao.

Thành công lớn với hơn 50 con bò cho sữa, mỗi năm, đàn bò cho ông hàng trăm tấn sữa. Với giá 9.200 đồng mỗi kg bán ra, doanh thu từ sữa lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm. Và sau khi trừ đi các khoản chi phí, ông có thể để ra hàng trăm triệu mỗi năm. Gần đây đàn bò tiền tỷ của ông còn được mua bảo hiểm với giá trị cao, từ đó ông không phải lo trường hợp xấu xảy ra khi thời tiết xấu hay dịch bệnh hoành hành.

Hàng năm ông đoạt rất nhiều bằng khen của các đơn vị Đoàn, Đảng các cấp bộ, ngành, đoạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trao tặng. Từng được đề cử là chiến sĩ thi đua toàn quốc.

Niềm vui lớn với tỷ phú tuổi Tuất là vào dịp Tết năm 2006 được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đến thăm. Hiện ông là trại trưởng quản lý và giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm cho rất nhiều trại viên tại cao nguyên Mộc Châu khác cùng nuôi bò sữa.

Tiết lộ về kinh nghiệm giữ gìn sức khoẻ cho “của đống tiền” ông cho biết, may mắn ở Mộc Châu khí hậu rất phù hợp với loại giống bò nhập khẩu từ châu Âu này. Bò sữa vốn chịu rét tốt, không chịu được nóng. Mộc Châu nhiều sương muối, mùa hanh khô lạnh toát nên có nhiều thuận lợi. Những năm gần đây do đã có nhiều kinh nghiệm nên các dịch bệnh như bò lở mồm long móng đàn bò sữa của ông không gặp vấn đề gì nghiêm trọng.

Và đàn bò của ông cách đây 2 năm cũng từng có một thành viên được vinh dự đoạt danh hiệu cao nhất tại cuộc thi Hoa hậu bò nổi tiếng do công ty sữa Mộc Châu tổ chức vào dịp tháng 10 hàng năm. Thu nhập từ nghề nuôi bò sữa nhiều tiền như vậy nhưng ông không để cho 2 cô con gái của mình theo nghề này. Nói về gia đình ông xởi lởi, cái nghề chân lấm tay bùn này mình đã không thoát được thì thôi sao còn để con nó đi theo.

Nhiều người trêu đùa ông rằng bán cả cơ ngơi này đi về Hà Nội mua cái biệt thự, tiền gửi tiết kiệm mà dưỡng già, lại được gần con gần cái, ông chỉ cười : “Gắn bó cả đời với bò rồi, xa chúng một ngày nhớ như nhớ người vậy, khó mà bỏ được lắm”…

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

“Vua” sứ chia sẻ kinh nghiệm làm nghề với thế hệ trẻ

Hơn 20 năm trồng sứ, ngoài việc cung cấp những tác phẩm nghệ thuật đẹp cho đời, nghệ nhân Nguyễn Phúc Ánh (Út Ánh) còn truyền nghề cho nhiều thế hệ trẻ.

Hơn 20 năm trồng sứ, ngoài việc cung cấp những tác phẩm nghệ thuật đẹp cho đời, nghệ nhân Nguyễn Phúc Ánh (Út Ánh) còn truyền nghề cho nhiều thế hệ trẻ.
Nghệ nhân Út Ánh chăm sóc giống sứ mới

“Hồi nhỏ, mỗi khi bẫy chim đi ngang qua những vườn sứ trổ bông tôi thường đứng lại nhìn. Khi ấy, tôi thầm ước phải chi mình có một vườn sứ như thế”. Nghệ nhân Nguyễn Phúc Ánh (Út Ánh) tâm sự khi đưa tôi tham quan vườn sứ trổ bông rực rỡ nằm dưới chân cầu Bình Điền, huyện Bình Chánh - TPHCM. Ông cũng là người được mệnh danh là “vua sứ” ở Sài Gòn.

Bỏ công sưu tầm

Cũng vì mê loài hoa không kiêu sa nhưng quanh năm có bông mà khi lớn lên, sau những buổi đi làm, nghệ nhân Út Ánh thường mua sứ về trồng ở khoảng sân trước nhà. Dần dần, khu vườn rộng gần 6.000 m2 của ông tràn ngập những loài hoa sứ khắp mọi miền, trong đó không ít những cây có tuổi bằng chính tuổi đời 60 của ông.

Trong khu vườn của ông, tôi còn gặp những giống sứ mới như thần tài, kỳ duyên, bạch thiên hoa... đang nở hoa khoe sắc. Đặc biệt, nhiều gốc sứ to có hình thù kỳ lạ mà phải mất nhiều thời gian, công sức, nghệ nhân Út Ánh mới tạo được dáng đẹp như thế.

Giới thiệu với tôi cây sứ đang trổ bông mà trên bông có nhiều tầng nối nhau rất đẹp, ông tự hào: “Đây là giống sứ mới tôi vừa sưu tầm được. Tôi đặt tên cho nó là Phúc Ngọc trùng với tên của vườn nhà. Với tên gọi này, tôi muốn tri ân vợ mình, người có chung niềm đam mê yêu loài hoa sứ với tôi trong suốt nhiều năm qua”.

Tài sản lớn nhất là… sứ!

Với nhiều người, tài sản là của cải, tiền bạc nhưng với nghệ nhân Út Ánh thì không phải vậy. Tài sản lớn nhất của ông chính là những cây sứ quanh vườn. Ông yêu sứ vì chúng là loài cây chịu được khô hạn, dễ tạo dáng lại có tuổi thọ trung bình cao từ 60-70 năm. Ngoài ra, vườn sứ còn giúp ông quên đi mọi buồn phiền trong cuộc sống.

“Những khi có chuyện buồn lòng, tôi thường ra vườn tỉa cành, bón phân... Lạ lắm, chỉ cần ra đến vườn, chăm chút những cây hoa, uốn cành, tạo dáng cho chúng thì mọi phiền muộn dường như tan biến nhường chỗ cho sự phấn chấn, sáng tạo”. Ông kể chính nhờ vườn sứ mà cách đây 2 năm, ông lấy lại được sức khỏe sau cơn bạo bệnh. “Tôi bị ung thư trực tràng. Sau khi phẫu thuật, sức khỏe tôi yếu dần. Thế nhưng trở về nhà, được ra vườn, ngắm những cây sứ trổ bông, chăm sóc chúng, tôi thấy người khỏe lại, bệnh tật dường như cũng không còn”.

Đến vườn sứ của nghệ nhân Út Ánh, tôi còn nghe nhiều câu chuyện về niềm đam mê của ông đối với loài hoa này. Bà Đỗ Ngọc Quyên, vợ ông, nhớ lại: “Cách đây hơn 15 năm, khi nghe một người bạn nói ở Cai Lậy, Tiền Giang có một gốc sứ đẹp, ông nhất định đi xem. Hôm đó, ông dậy rất sớm, nôn nóng để đi Tiền Giang. Đến nơi, thấy sứ đẹp, ông ngỏ ý muốn mua. Người chủ vườn đòi bán cây với giá 12 triệu đồng, tương đương 3 cây vàng lúc bấy giờ. Thấy cây quá mắc, tôi bàn ra… Thế mà vài hôm sau, đã thấy cây sứ ấy trong vườn. Thì ra, ông đã mượn tiền của bạn bè để mua bằng được cây sứ đem về”.

Không giấu nghề


20 năm gắn bó với nghề trồng sứ, ông cũng đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho việc trồng và tạo dáng cho cây. Nghệ nhân Út Ánh nhấn mạnh: Cây sứ đẹp phải có rễ đều, thân một cốt, tàng phân chia đồng bộ theo hình tháp. Muốn sứ có bông đẹp cần phải ghép với những giống mới. “Khi ghép, sứ được giữ khô, tránh ẩm ướt. Ghép xong, phải dùng bao nhựa hay giấy báo phủ gốc lại để nhanh ra rễ. Sứ nên ghép vào mùa mưa, khoảng tháng 8, tháng 9. Khi ghép khoảng 2-3 tháng sau, sứ sẽ ra hoa”.

Nhiều năm trồng và ghép sứ, ngoài những tác phẩm sứ quanh vườn, ông còn vinh dự được nhận nhiều bằng khen qua các hội thi, hội hoa xuân. Ngoài ra, ông còn tham gia cùng Hội Hoa lan Cây cảnh huyện Bình Chánh- TPHCM truyền đạt kinh nghiệm trồng sứ cho nhiều thế hệ trẻ. Nghệ nhân Út Ánh cho biết: “Tôi muốn những kinh nghiệm mà tôi có được trong nhiều năm làm nghề được chia sẻ với thế hệ trẻ. Làm được điều đó sẽ giúp cho nghề trồng sứ ngày càng phát triển trong tương lai”.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Hiển 'cá sấu' và trang trại bạc tỷ


Có trong tay trang trại cá sấu lên tới hơn 5.000 con, doanh thu mỗi năm vài chục tỷ đồng, Nguyễn Quang Hiển ở xã Trung Châu (Đan Phượng, Hà Nội) được mệnh danh là vua cá sấu đất Bắc.

Có trong tay trang trại cá sấu lên tới hơn 5.000 con, doanh thu mỗi năm vài chục tỷ đồng, Nguyễn Quang Hiển ở xã Trung Châu (Đan Phượng, Hà Nội) được mệnh danh là vua cá sấu đất Bắc.

Người ta vẫn gọi Nguyễn Quang Hiển là Hiển "cá sấu". Không có nhiều thành tích nổi trội trong học tập, Hiển kể, hồi học cấp hai trường làng, anh còn thậm chí suýt bị đuổi học vì quá nghịch ngợm. Sợ con chán nản bỏ học giữa chừng, bố mẹ anh gửi vào Nam. Tốt nghiệp đại học tại TP HCM năm 2002, Hiển không ra Bắc cũng chẳng xin việc như bạn bè mà mở xưởng cơ khí và sau đó hai năm đi buôn hàng điện tử.

"Người ta vẫn nói 'phi thương bất phú', nhưng sau hai năm đi buôn, tôi chỉ cảm nhận được những nỗi vất vả, cực nhọc mà lời lãi không được nhiều", Hiển chia sẻ. Cơ duyên của anh với loài cá sấu đến đến trong một lần đi chơi nhà bạn, thấy mô hình này đem lại hiệu quả cao, lại không quá vất vả, mà thị trường tiêu thụ rất tiềm năng nên anh mày mò học theo.


31 tuổi, Nguyễn Quang Hiển là chủ của hai trang trại cá sấu giá bạc tỷ.


Năm 2004, Nguyễn Quang Hiển dồn hơn 200 triệu đồng- số tiền tích cóp được từ những ngày làm sắt, đi buôn đồ điện tử và vay mượn từ người quen, bạn bè để mở trại nuôi cá sấu. Thời gian đầu, Hiển làm chung với một người bạn, trang trại đặt tại tỉnh Vĩnh Long.

Năm 2007, anh di cư loài bò sát hung dữ này ra Bắc, đặt trang trại tại quê nhà. Một năm sau, gặp vận đen, anh gần như trắng tay khi toàn bộ số cá sấu 1.800 con lăn ra chết sạch. Về thất bại đau xót này, Hiển bảo, mãi mới biết nguyên nhân là thời tiết mùa đông và trận mưa lịch sử năm 2008. "Cá sấu vốn không chịu được rét, lại bị 'ngã nước' do nước mưa ngâm thân đậu tương lâu ngày tràn vào, nên mới chết nhiều", Hiển kể.

Thất bại, nợ nần, Hiển về nhà xin bố mẹ cho cắm sổ đỏ để vay vốn ngân hàng, tiếp tục sự nghiệp nuôi cá dữ. "Chiến tranh" gia đình nổ ra, mẹ anh nhất quyết không cho tiếp tục, còn những thành viên khác trong gia đình cũng kịch liệt ngăn cản vì quá mạo hiểm, sợ vay rồi không trả được. Tuy nhiên, anh đã thuyết phục được cả gia đình bằng lý lẽ: Không liều thì khó có thể làm giàu.

Hiện tại, trang trại cá sấu của Hiển đặt tại xã Thọ Xuân (Đan Phượng, Hà Nội) có 10 chuồng nuôi. Còn trang trại đặt tại tỉnh Vĩnh Long có khoảng 500 cặp cá sấu bố mẹ. Sức chứa mỗi chuồng khoảng 400-500 con. Có thời điểm, các chuồng chật kín, tổng số lượng lên tới 5.000 con. Tính chung mỗi năm trang trại của Hiển nuôi và xuất bán cho các hộ nông dân 10.000 con, doanh thu khoảng hơn 30 tỷ đồng. Trừ tất cả các chi phí, ông chủ trại cá sấu cũng để ra được 2-3 tỷ đồng.

"Nếu so với các ngạch kinh doanh khác thì đây là số lãi chẳng thấm vào đâu. Tuy nhiên, mừng nhất là người dân quê tôi, nhờ chú Hiển, mà nhiều người có việc làm", ông Phan Ngọc Tiền, người đang được giao trông coi trang trại cá sấu nói.

Có thời điểm, số lượng loài bò sát này tại trang trại của Hiển "cá sấu" lên tới 5.000 con. Doanh thu mỗi năm khoảng 30 tỷ đồng.

Theo ông Tiền, từ ngày anh Hiển mở trang trại, những người thân, bạn bè của anh đều có công ăn việc làm ổn định. Hiện tại, thu nhập thấp nhất của người chăm sóc cá sấu tại đây là 2,5 triệu đồng một tháng. Những người thường xuyên phải giao dịch, xuất nhập hàng lương từ 7 đến 8 triệu đồng. "Với người ở ngoại thành, không có việc làm ổn định, thì trang trại này của Hiển như là phao cứu sinh. Ở đây, nhân viên cũng đi làm hàng ngày, được nhận lương hàng tháng", anh Sử, anh họ của Hiển, cũng là nhân viên trang trại chia sẻ.

Nguyễn Quang Hiển cho hay, song song với nuôi tại nhà, anh còn bán con giống và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho nhiều nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội như Đông Anh, Sóc Sơn... và các tỉnh thành lân cận Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Phú Thọ...

Hiện tại, có khoảng 20 trang trại tại Hà Nội đang triển khai mô hình này. Công ty của Hiển lại cam kết mua lại cá sấu thương phẩm từ các hộ chăn nuôi này. Anh Hiển cho biết, trang trại cung cấp giống cho người nuôi và bảo hành trong vòng một tháng, chết con nào đổi con nấy. Trong vòng năm tháng tiếp theo, nếu người mua gặp rủi ro khi cá sấu chết, thì phía đơn vị cung cấp sẽ mua lại da.

Giá thịt cá sấu thời điểm này khoảng 185.000 đồng một kg. Da đắt hơn, giá 10 cm lên tới 500.000 đồng. Mỗi con cá sấu giống có giá bán khoảng 1,4 triệu đồng, mất hai năm từ khi bắt đầu nuôi là có thể xuất chuồng. Nhưng vì cung không đủ cầu, nên phần lớn khi cá đạt trọng lượng khoảng 18-20 kg thì chủ chuồng đã rục rịch xuất đi. "Những người ở quê cũng đang có xu hướng mua thịt cá sấu về làm cỗ cưới. Giá bán thường dao động trong khoảng 120.000-140.000 đồng một kg", Hiển tiết lộ.

Không chỉ làm giàu cho mình, Hiển "cá sấu" còn tạo công ăn việc làm cho những người cùng quê. Thu nhập mỗi tháng của những người chăm cá sấu mỗi tháng từ 2 triệu 500 nghìn đồng đến 8 triệu đồng, tùy công việc.


Là người Bắc vào Nam học tập và lập nghiệp, Hiển kể, tất cả các kinh nghiệm nuôi và chăm sóc cá sấu anh đều tự mày mò học. Anh chia sẻ, nuôi cá sấu cũng là nghề ít người biết nên hầu hết những người đi trước chỉ chỉ bảo một phần, còn kinh nghiệm phải đúc rút dần dần.

Hiển cho hay hồi mới mang cá sấu ra Bắc, không biết cách chăm sóc nên cá còi cọc, mãi không lớn được. Mãi sau này, anh mới biết nguyên nhân, là loài này không quen với khí hậu lạnh của miền Bắc. Biện pháp khắc phục của ông chủ trang trại là đào ao sâu thêm để giữ ấm. Ngoài ra, thay vì làm tường bằng sắt thì Hiển đổ tường bê-tông và lắp mái che để chắn gió, chắn nắng.

Tham vọng của Hiển "cá sấu" không dừng lại ở số lãi 3 tỷ đồng một năm. Anh cho hay, vừa mới thuê được một mảnh đất lớn đối diện với trang trại để mở rộng kinh doanh. "Nếu chỉ dừng lại ở nuôi và xuất thô, thì lợi nhuận đem lại cũng chỉ là vài tỷ một năm, chỉ tạo công ăn việc làm được cho chục người. Cái tôi muốn đạt được là tăng thêm doanh thu và nhiều người dân có thêm công ăn việc làm hơn nữa từ mô hình này", Hiển bày tỏ.

Dự tính thành lập cơ sở sản xuất thành phẩm từ da cá sấu, Nguyễn Quang Hiển cho hay, đã cử 6 nhân viên đi học khóa học về thuộc da, làm thắt lưng, túi, ví... Song song với chế tạo các sản phẩm làm từ da cá sấu thô, Hiển "cá sấu" dự định triển khai mô hình du lịch sinh thái. Khách đến tham quan trang trại, ngoài được ngắm loài bò sát sát thủ này, còn được tham quan khu chế tác các sản phẩm và được thưởng thức những món ăn được làm từ cá sấu, anh nói.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Gặp tỉ phú chân đất ở Khua Họ

Những việc lão nông Lầu Sáy Nhịa, ngoài 60 tuổi, bản Khua Họ, xã Huổi Một (Sông Mã, Sơn La) làm để trở thành tỉ phú thì chưa người Mông nào ở Sông Mã làm được. Ông là một người giỏi “kiếm tiền” từ trồng trọt, chăn nuôi, có uy tín trong cộng đồng và luôn tiên phong trong các việc khó...
Lão nông Lầu Sáy Nhịa đang tiếp tục mở rộng thêm khu chăn nuôi nhím 
(gấp đôi mô hình hiện tại)

Xuống núi làm tỉ phú...

Sau 30 phút đi xe máy từ trung tâm xã, chúng tôi có mặt tại bản Khua Họ. Đường tới tư gia của lão tỉ phú chân đất 100% được đổ bê tông và trên đường hỏi thăm không ai là không biết lão nông Lầu Sáy Nhịa.

Ngôi nhà gỗ lợp ngói của ông tỉ phú quả là hoành tráng, được ông thuê hẳn thợ dưới xuôi thiết kế và dựng theo đúng phong cách của dân tộc Mông. Xung quanh nhà là những gốc nhãn đang rộ hoa hay những gốc xoài, gốc mận đã cho thu hoạch nhiều năm nay. Cách nhà chừng 10m là khu chăn nuôi nhím, chăn nuôi lợn, bò... 60 tuổi nhưng trông ông vẫn vạm vỡ, chất giọng sang sảng.

Trong nhà ông có đầy đủ các vật dụng thiết yếu cho sinh hoạt, nền nhà được lát gạch hoa sáng bóng. Nơi phòng khách treo đầy thành tích ghi nhận của các cấp. Tôi đếm cả thảy 20 chiếc bằng khen, giấy khen, trong đó có Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huy chương vì giai cấp nông dân Việt Nam...

"Tôi là người Mông gốc ở bản Co Mạ A. Năm 1991, được Nhà nước tuyên truyền, vận động đã xuống núi để định canh, định cư. Ngày đó, cuộc sống của chúng tôi trên núi khổ lắm, quanh năm chỉ biết phá rừng làm nương. Cả bản không tìm nổi một hộ có mức sống trung bình. Ngày đó, nếu không xuống núi chắc không có cuộc sống ổn định như ngày hôm nay”. ông Nhịa bắt đầu câu chuyện.

Được biết ngày đó, ông Lầu Sáy Nhịa là người đầu tiên xuống núi. Ông cũng là người đầu tiên không phá rừng làm nương, không du canh, du cư. Được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Nhà nước cộng với chút vốn tự có, ông Nhịa khai hoang đất chăn nuôi, trồng trọt. Việc đầu tiên ông làm là “học lỏm” cách trồng nhãn lấy quả của người Kinh và trồng ngô, khai hoang ruộng nước, nuôi gà.

Chỉ sau một năm, ông Nhịa đã có lãi. Không dừng ở đó, ông lại tiếp tục mở rộng khu chăn nuôi gà và nuôi thêm lợn thịt, bò. Cứ chỗ nào có đất hoang, ông lại lụi cụi vác cuốc cải tạo trồng nhãn, mận và tre. Thế rồi, tiếng lành đồn xa, sau 2 năm ông tiên phong xuống núi làm ăn hiệu quả, đã có hơn 20 hộ khác ở các bản vùng cao xuống núi định canh định cư ở bản Khua Họ. Bây giờ, Khua Họ đã có gần 30 hộ từ các bản vùng cao từ bỏ cuộc sống du canh, du cư để xuống núi học cách làm giàu của ông Nhịa.

Hiện tại, ông đang sở hữu mô hình trồng trọt, chăn nuôi trị giá hàng tỉ đồng. Trong đó, có 3,5 ha để trồng 250 gốc nhãn, 30 gốc mận, 20 gốc xoài và tre lấy măng, lấy cây; chăn nuôi hàng chục con lợn thịt, hàng trăm con gà đẻ, gà thịt, 700m2 ao thả cá, nuôi 40 con nhím. Mặc dù, trước đó ông đã bán bò để mua xe tải trị giá gần 400 triệu đồng nhưng khu chăn nuôi của ông vẫn còn 12 con bò. Ngoài ra, ông còn khai hoang 8 ha đất trồng ngô lai với gần 35 tấn hạt/năm; trồng gần 2 ha sắn để phục vụ chăn nuôi, khai hoang thêm 2 ha ruộng nước... mỗi năm ông nông Lầu Sáy Nhịa thu lãi 250 triệu đồng và cũng là người Mông duy nhất của huyện Sông Mã có thu nhập cao như vậy.

... Và làm nhiều việc khó

Thời điểm ông tiên phong xuống núi trong bản có khá nhiều trẻ em không được đi học, nhất là các em nữ. Bởi nhiều người còn quan niệm “học chữ không làm ra gạo, ngô, sắn”, “chỉ con trai mới được đi học chữ”. Khi đó, lớp học ở bản lụp xụp, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học thiếu thốn đủ thứ...

Ông Nhịa đã đóng góp công, vật liệu để xây dựng trường lớp. Không kể ngày hay đêm, ông đến từng nhà vận động mọi người góp công, góp vật liệu dựng lớp học cho con em. Trong quá trình đi kêu gọi, ông Nhịa còn kiêm luôn cả việc tuyên truyền, giải thích cho mọi người lợi ích của việc cho con đi học chữ để xóa đói nghèo.

Thế rồi, một lớp học bằng gỗ rộng 4 gian đã được hoàn thành với sự đóng góp của cả bản. Theo đó, bất kể trẻ em là nam hay nữ đều được đến lớp học chữ. Và sau 20 năm xuống núi định canh, định cư, các hộ ở bản Khua Họ đã có nhiều thế hệ con, cháu được đến trường, được học chữ, nhiều người có bằng đại học, đang công tác tại các ngành khác nhau từ huyện đến xã, bản, trong đó gia đình ông Nhịa có 2 con trai, 1 con dâu đang công tác ở huyện Sốp Cộp và Sông Mã.

Trong câu chuyện kể về lão nông Lầu Sáy Nhịa, tôi còn được nghe kể rất nhiều đóng góp của ông khi cùng xã, bản thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động đồng bào mình không phá rừng làm nương rẫy; không tái trồng cây thuốc phiện; không nghe theo lời kẻ xấu; không du canh, du cư hay tuyên truyền những điều trái pháp luật. Cưới xin, ma chay cũng được người dân Khua Họ thực hiện theo nếp sống văn hóa mới. Đặc biệt, ông còn giúp không giống cây trồng, con nuôi cho 5 hộ nghèo trong bản, 3 hộ đã thoát nghèo từ sự giúp đỡ của ông...

Được biết, toàn bộ con đường bê tông hóa chạy quanh bản Khua Họ hay chạy tới tận cổng nhà của các hộ ở Khua Họ cũng là nhờ sự nhiệt tình, nhanh nhạy của ông khi xin được sự hỗ trợ của chương trình 925. Khi đó, ông lại tiếp tục một lần nữa phát huy tốt khả năng dân vận của mình để thu hút sự tham gia đóng góp của bà con hoàn thành việc bê tông hóa đường của bản.

Trước khi chúng tôi chia tay, ông Nhịa bộc bạch: Từ bao đời nay, người Mông có thói quen sinh sống ở những đỉnh núi cao, thiếu thốn đủ bề mà điều kiện tiếp xúc với văn minh cũng không có nhiều. Nếu không có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với các nguồn vốn, giúp đồng bào dân tộc sinh sống trên các triền núi cao xuống vùng thấp để định canh, định cư thì làm sao chúng tôi có cuộc sống ổn định như ngày hôm nay. Thực tế cho thấy những hộ hạ sơn hầu hết đều có điều kiện để phát triển kinh tế, được giao lưu về văn hoá với các dân tộc khác, tiếp cận với khoa học kỹ thuật và có cuộc sống tốt hơn. Chúng tôi ơn Đảng nhiều lắm....

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Đổi đời từ "độc chiêu" bắt tôm

Ngư dân làng chài Cửa Sức (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) có cách bắt tôm hùm giống độc nhất vô nhị, nhờ đó cả làng đổi đời...

Chiêu bẫy tôm hùm con độc đáo này được chính ngư dân làng chài Cửa Sức phát minh gần 10 năm nay. Vào mùa cao điểm, mỗi ngày xóm nhỏ Cửa Sức cung cấp từ 1.000 - 1.5000 con tôm hùm giống cho các trại nuôi trong vùng với giá “khủng”.

“Độc chiêu”...

Xóm biển Cửa Sức chỉ chừng 80 nóc nhà, được hình thành sau giải phóng từ chương trình phát triển kinh tế mới, với nghề duy nhất là đánh bắt hải sản. Tuy nhiên, do chỉ đánh bắt gần bờ nên thu nhập từ những chuyến biển ngày càng ít. Ngư dân Cửa Sức sau những mùa biển thất bát, tản đi khắp các trại tôm hùm vùng Khánh Hòa, Phú Yên làm thuê lại nảy ra sáng kiến săn tôm hùm giống bán cho những trại nuôi tôm thịt trong vùng.

Ông Dương Cu (chú Sáu, 53 tuổi) chính là người phát minh ra chiêu bẫy tôm hùm giống độc đáo này kể, trước đây, sau nhưng chuyến biển không đủ nuôi cả gia đình gần 10 người con, chú đành treo lưới, quẩy ba lô ra Phú Yên làm thuê cho các hộ nuôi tôm hùm bè. Những ngày làm thuê, chú mới biết là tôm hùm không thể làm giống như tôm sú, mà phải bắt con giống trong tự nhiên với giá đắt đỏ. Sực nhớ bãi biển quê mình với những rặng san hô ngầm gần bờ là nơi trú ngụ của tôm hùm con, chú vội vã quay về làng, nghĩ chuyện bắt tôm hùm giống.


Chỉ vài viên đá đục lỗ thả xuống biển, mỗi ngày ít nhất cũng có thể kiếm tiền triệu.

Ban đầu, ông thả đùm lưới cước bắt tôm, hình thức tốn kém này lại chỉ cho thu nhập nhỏ giọt. Những ngày vắt óc tìm cách bắt tôm hùm con, chú Sáu phát hiện tôm mới nở thường chui vào hốc san hô để trú. Đặc biệt vào 2 mùa sinh sản, từ tháng 5 - 8 âm lịch và tháng 11 - 2 âm lịch, tôm mẹ càng tập trung về nhiều hơn. Những con tôm mẹ to kềnh, mỗi lần đẻ hàng vạn trứng. Trứng tôm hùm theo nước bám vào rạn san hô. Từ đây, trứng nở ra tôm con, sống bám trong rạn đá. Thế nhưng, để bắt được con tôm nhỏ như cọng tăm nằm trong hang hốc, thật không dễ dàng gì.

Chú Sáu nảy ra sáng kiến lấy những hòn đá san hô to bằng trái bóng, đục những hốc nhỏ như ngón tay để làm "nhà" nhân tạo cho tôm con. Thả thử vài viên đá và đợi, một hai ngày sau vớt lên, chú vui mừng khôn xiết khi thấy vô số tôm con chui vào các hốc đá trú ngụ. Thế là bài toán có lời giải. Chú Sáu mang bí quyết khoe với cả làng. Hàng trăm hòn đá to nhỏ được đục lỗ rồi buộc vào tấm lưới (cho nổi lưng chừng trong nước), viên này cách viên kia 20 - 80cm. Tôm hùm con bơi đi kiếm ăn, gặp những chiếc tổ nhân tạo này bèn chui vào trú ngụ, còn những con bơi lơ lửng trong nước thì bám vào lưới. 1- 2 giờ chiều thả đá, đến khi mặt trời vừa ló dạng là cả làng rủ nhau chèo thuyền, lắc thúng đi kéo đá bắt tôm.
Xóm nhà lá lên đời

Bằng cách này, vào mùa tôm hùm tập trung sinh sản, mỗi người bắt được cả chục con tôm hùm giống. Giá mỗi con tôm nhỏ như chiếc tăm được trả với mức “khủng”, có khi lên đến 150.000 đồng. Trẻ con 7 - 8 tuổi có ngày cũng kiếm được tiền triệu chỉ từ vài viên đá. Chú Sáu khoe: “Nếu trúng mánh, sau một đêm ngủ dậy có thể bỏ túi gần chục triệu. Vì thế, cứ đến mùa tôm giống là cả làng lại vui như hội". Từ ngày phát minh ra nghề thả đá bẫy tôm, cuộc sống của ngư dân Cửa Sức sung túc hẳn lên, nhà tranh vách lá được thay bằng nhà ngói khang trang.

Xóm trưởng Đoàn Xuân Dũng vui vẻ: Nghề thả đá bắt tôm là hoàn toàn tự nhiên, không mang tính hủy diệt. Công việc không đòi hỏi kỹ thuật cao, không phải mất nhiều chi phí đầu tư, cũng không lo lắng thời tiết nên già trẻ, gái trai trong làng đều làm được... Trong làng, phụ nữ đi nhặt đá về, đàn ông khoan lỗ, buộc lưới, hoàn tất bộ “đồ nghề” bẫy tôm. Nghề bẫy tôm bằng đá giờ đã là nghề chủ đạo trong xóm. Nhà nào ít thì vài trăm hòn đá, nhiều thì có thể lên tới 2.000 - 3.000 viên, thêm 1 chiếc thúng chai hoặc “sang” hơn là chiếc ghe nhỏ, thế là có đủ đồ nghề làm giàu. Mỗi nhà đều có “bãi” bắt tôm riêng mà không ai lấn của ai.

Hàng ngày, cứ sáng sớm đến xế trưa, làng lại rộn ràng không khí giũ tôm, bán tôm.