Trang

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Nuôi lợn rừng không khó


Lợn rừng một năm đẻ hai lứa, mỗi lứa 10 con. Nuôi bốn tháng, trọng lượng lợn con từ 10-15kg xuất bán giống. Những con lợn cái dáng xấu và lợn đực được giữ lại nuôi thành lợn thịt.

Vợ chồng chị Giáp Thị Dự - Nguyễn Ngọc Minh ở thôn 5, xã Quảng La, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh có diện tích hơn 3ha trang trại. Trước kia, thu nhập của vợ chồng chị chủ yếu từ cây vải. Do hiệu quả kinh tế từ vải ngày càng giảm, vợ chồng chị quyết định tìm hướng làm ăn mới.

Năm 2009, được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 100 triệu đồng vốn ưu đãi, vợ chồng chị đầu tư xây dựng mô hình nuôi lợn rừng. Ban đầu, chị mua 5 con lợn giống, trong đó có 4 lợn nái và 1 lợn đực. Theo chị Dự, kỹ thuật nuôi lợn rừng không khó. Quan trọng nhất là địa hình chăn thả rộng, thoáng, chủ động được nguồn thức ăn.

Tại trang trại, vợ chồng chị trồng khoai lang, bầu bí và sắn làm thức ăn cho lợn rừng. Những cây vải được vợ chồng chị để lại, vừa có thêm thu nhập, vừa tạo bóng mát và không gian cho đàn lợn rừng. Qua gần 2 năm nuôi, đến nay vợ chồng chị đang duy trì đàn lợn rừng 18 con.

Chị Dự cho biết: “Lợn rừng 1 năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 10 con. Nuôi 4 tháng, trọng lượng lợn con từ 10-15kg xuất bán giống. Những con lợn cái dáng xấu và lợn đực được giữ lại nuôi thành lợn thịt. Nuôi 7 tháng đến 1 năm, lợn thịt có trọng lượng từ 25-35kg/con thì xuất bán. Giá bán lợn rừng giống hiện nay 300.000 đồng/kg, lợn thịt 200.000 đồng/kg. Lợn giống và lợn thịt đều bán rất dễ, hầu như người mua đặt trước cả mấy tháng”.

Đến nay, ngoài đàn lợn rừng 18 con trong chuồng, vợ chồng chị đã xuất bán 10 con lợn giống và 6 con lợn thịt thu về gần 100 triệu đồng. “Cũng tiền đầu tư chuồng trại, cũng công chăm sóc, nhưng nuôi lợn rừng đỡ vất vả, chi phí ít hơn là nuôi lợn thịt thông thường, do sức đề kháng cao, nên lợn rừng ít mắc các bệnh dịch thông thường nên khả năng thu hồi vốn và sinh lời cao”- chị Dự chia sẻ.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Vua cá rô đồng Việt Nam

“Vua cá rô” là tên người dân ở xã Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đặt cho ông Nguyễn Hoàng Vĩnh.

Năm 2001, ông Vĩnh là người đầu tiên ở miền Nam dấn thân vào nghề nuôi cá rô đồng. Nhờ những thành công và kinh nghiệm của người nông dân này, năm 2002 Trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo về vấn đề nuôi cá rô và từ đó con cá rô đồng đã được nuôi rộng rãi ở vùng Đông Nam Bộ.

Ngày đó, sau khi nhân giống thành công loài cá rô đồng, ông Vĩnh đã cho nuôi thử nghiệm 2 triệu con cá giống, trên diện tích ao nuôi 6.000m2.

Ban đầu, nghĩ cá rô là cá hoang dã nên ông Vĩnh tận dụng mọi thứ để làm thức ăn; vụ đầu tiên phải mất gần 6 tháng ông mới có thể thu hoạch và sản lượng chỉ đạt trên 6 tấn/1ha.

Sau đó, ông Vĩnh quyết định cho ăn thức ăn viên. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, vụ tiếp theo chỉ sau bốn tháng đã cho thu hoạch với sản lượng tăng lên trên 15 tấn/1ha. Năm 2006-2008, sản lượng đạt mức kỷ lục với hơn 30 tấn/1ha, sau khi trừ các chi phí ông Vĩnh thu lãi trên 1,2 tỷ đồng/năm bằng nghề nuôi cá rô đồng.

Bằng hình thức nuôi quảng canh, cho ăn thức ăn viên cộng với việc làm vệ sinh ao hồ mỗi năm 1 lần nên ông Vĩnh có thể nuôi 2 lứa cá/năm. Hiện nay, diện tích ao nuôi của gia đình ông Vĩnh khoảng trên 4,5ha, ông còn mạnh dạn giúp đỡ bà con về kỹ thuật và giống để nhân rộng mô hình nuôi cá rô đồng. Nhờ đó mà xã Tân Hạnh, thành phố Biên Hoà đã có 18ha ao nuôi cá rô.

Tuy nhiên, thời hoàng kim của nghề nuôi cá rô đồng đã không còn nữa. Ông Vĩnh cho biết năm 2001, giá một bao thức ăn là 177.000 đồng, bán 1 kg cá với giá 25.000 đồng. Từ năm 2008 đến nay, giá cả leo thang, nay một bao thức ăn giá 320.000 đồng trong lúc đó giá bán cá vẫn không thay đổi, nên nhiều hộ dân ở xã Tân Hạnh đã chuyển từ nuôi cá rô sang nuôi các loại thủy sản khác.

Đối mặt với nhiều khó khăn nhưng ông Nguyễn Văn Vĩnh vẫn gắn bó với cá rô đồng. Trăn trở trước việc tìm đầu ra ổn định và xây dựng thương hiệu cho loài cá rô đồng, tháng 6/2010, ông đã đứng ra thành lập hợp tác xã nuôi cá rô đồng Vĩnh Hưng để cùng với các hộ nông dân trong xã xây dựng thương hiệu cá rô đặc trưng của Việt Nam.

Hiện nay, ông Vĩnh đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ để Sở Khoa học công nghệ tỉnh Đồng Nai cấp chứng nhận thương hiệu cá rô đồng Biên Hòa và tiến tới đăng ký thương hiệu độc quyền cho loài cá rô này.

Ông cho biết để sản phẩm cá rô đồng đi ra thị trường thế giới, cần có một thương hiệu, một chứng nhận có cơ sở pháp lý, đồng thời phải có một đơn vị đứng ra làm đầu mối. Bên cạnh đó, những người nuôi cá phải áp dụng khoa học kỹ thuật, để con cá vừa ngon vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước những thành công và đóng góp của ông trong nghề nuôi cá, năm 2007, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tặng ông kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp khoa học công nghệ;” nhiều năm liền ông được Hội Nông dân Việt Nam vinh danh là “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.” Ông còn tích cực tham gia làm công tác từ thiện, giúp đỡ những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Nuôi cua đồng làm giàu

Hiện nay, cua đồng đang là món ăn được nhiều người ưa chuộng, nhất là vào mùa hè. Nhờ nuôi cua, có hộ trở thành triệu phú, điển hình chỉ với 4ha vuông nuôi cua, ông Trần Văn Hằng (SN 1950) ngụ ấp B, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, Đồng Tháp đã thu hoạch được trên 11 tấn cua đồng thương phẩm, bán giá bình quân 40.000 đồng/kg, gia đình ông có thu nhập gần nửa tỷ đồng.

Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Độ pH thích hợp từ 5,6 – 8, nhiệt độ từ 10 – 310C, tốt nhất là 15 – 250C, lượng oxy hoà tan thấp nhất là 2 mg/l. Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu.

Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Độ pH thích hợp từ 5,6 – 8, nhiệt độ từ 10 – 310C, tốt nhất là 15 – 250C, lượng oxy hoà tan thấp nhất là 2 mg/l. Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi, tập trung vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu.

Tuỳ theo thực tế từng vùng như nguồn giống, thức ăn, diện tích nuôi (ruộng trũng hay đào dắp mới) để chọn hình thức nuôi cho phù hợp.

1. Nuôi chuyên cua trong ao diện tích nhỏ

Diện tích ao nuôi căn cứ vào điều kiện thực tế sẵn có về vị trí địa lý, vốn đầu tư, hệ thống thuỷ lợi toàn vùng mà có thể thiết kế ao nuôi cua từ 3 – 5 sào. yêu cầu đáy ao bằng phẳng, có tốc độ nghiêng về đáy cống để dễ dàng thoát nước khi thu hoạch. Đáy bùn là sét hoặc bùn cát thuận lợi cho việc đắp bờ đầm nén chắc chắn. Khi làm vệ sinh đáy ao nên cho một tỷ lệ cát thích hợp sẽ hạn chế cua đào hang, phá bờ. Đáy ruộng nuôi có hệ thống kênh xương cá song song với bờ ao hướng ra cống, mức sâu so với mặt đáy ruộng là 40 cm.

Ao nuôi cua cần có cống cấp thoát nước, chủ động được nguồn nước. Hệ thống bờ cần đầm nén chắc chắn, xung quanh có lưới rào chắn.

2. Chọn cua giống bố mẹ

Chọn cua mái mẩy, chắc, càng vừa phải, yếm to, không bị thương, đầy đủ chân, mai, không có rêu bám. Chọn cua đực khoẻ mạnh, có bộ càng to khoẻ, yếm nhỏ, không xây xước.

Khi giao phối cua cái được thụ tinh ôm trứng trong yếm, nở thành con nằm trong yếm mẹ được bảo vệ, sau hơn 10 ngày cua con rời yếm mẹbơi trôi nổi hoặc dạt vào bờ kiếm mồi, lột vỏ rồi lớn dần lên.

Nên thả cua vào lúc trời mát, mật độ 1 con/m2.

3. Quản lý, chăm sóc

Thức ăn: Cua là loài ăn tạp như ăn mùn bã hữu cơ, cám rang, bã đậu, khô lạc. Chúng thích ăn nhất là thịt các loài nhuyễn thể như trai ốc hến, thịt cá tạp. Nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Thức ăn nuôi cua thường được khi thác tại chỗ, tuỳ theo từng vùng mà có những loại thức ăn khác nhau. Thức ăn phải tươi và cho cua ăn tăng dần theo liều lượng phù hợp để tránh hiện tượng dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường.

Lượng thức ăn hàng ngày cho cua ăn bằng 7 – 10% trọng lượng cua. Cho cua ăn vào sáng sớm và chiều tà, buổi sáng cho ăn lượng thức ăn chiếm 1/3, buổi chiều cho ăn 2/3 lượng thức ănôtrong ngày. Nên đặt một số sàng thức ăn ở các góc ao và nơi giữa bờ và ao để kiểm tra lượng thức ăn của cua. Định kỳ 1 tháng/lần kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của cua để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Quản lý ao nuôi: 

Thường xuyên kiểm tra ao nuôi cua để phát hiện địch hại gây bệnh, lỗ rò rỉ. Định kỳ 15 ngày/lần kiểm tra độ nhiễm bẩn , pH của ao nuôi. Có thể dùng biện pháp sinh học để chống ô nhiễm nguồn nước như thả nuôi thêm cá rô đồng, cá rô phi đơn tính cỡ 3 – 4 cm với mật độ 1 con/5 m2 nhằm tận dụng thức ăn thừa của cua.

Kiểm tra lưới chắn cua hàng ngày, không để cua vượt rào chắn. Mùa hè có thể trồng cấy bầu bí làm giàn mát choâo nuôi cua.

4. Thu hoạch

Nên thu tỉa cua lớn, giữ lại cua nhỏ, mỗi lần thu nên tháo bớt nước và dùng lưới cào để thu hoạch.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Nuôi chim bồ câu đơn giản- thu nhập ổn định

Nghe có người mách, anh Bùi Văn Lâm (Núi Thành, Quảng Nam) vào tận Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh), Biên Hòa (Đồng Nai) học nghề nuôi bồ câu thịt. Cuối năm 2008, anh Lâm mua 50 cặp bồ câu con với giá 200 nghìn đồng/cặp về nuôi. Với khu chuồng trại được xây dựng khép kín, xung quanh bao bọc lưới thép, anh bắt đầu “nghề” nuôi bồ câu.

Nhờ chăm sóc tốt, sau 4 tháng, bồ câu đẻ lứa đầu tiên. Cứ 1 cặp sinh ra 1 cặp, tiếp đó, mỗi tháng bồ câu tiếp tục sinh sôi. Chim bồ câu nở sau 10 ngày ra ràng, anh xuất bán với giá hiện nay 70 nghìn đồng/cặp, trừ chi phí, mỗi cặp anh thu lãi 50 nghìn đồng. Đến nay, gia đình anh có hơn 300 cặp bồ câu. Với việc bán bồ câu thịt ra ràng và bồ câu giống cho các hộ nuôi, bình quân mỗi tháng, trừ chi phí, gia đình anh thu lãi gần 10 triệu đồng.

Tình cờ lên mạng, Nguyễn Ngọc Thức - ông chủ 27 tuổi của trại bồ câu Ngọc Điền Củ Chi (TP.HCM) đọc được thông tin nuôi chim bồ câu cũng có thể làm giàu. Chim câu sẻ phát triển chậm và sản lượng không cao. Thức bàn với gia đình quyết định thay toàn bộ số bồ câu giống Việt Nam bằng bồ câu lông trắng giống Pháp.

Kết quả như mong đợi, giống Pháp có trọng lượng lớn hơn, sản lượng cũng cao hơn và đặc biệt bồ câu ra ràng trọng lượng cao hơn hẳn, có giá cao hơn trong khi việc đầu tư thức ăn và công chăm sóc không thay đổi.

Không giấu nghề

Đến nay trong chuồng của Thức đã có 1.000 đôi chim bố mẹ, cung cấp cho thị trường mỗi tháng khoảng 1.200 bồ câu ra ràng (bồ câu khoảng 20 ngày tuổi). Ba cơ sở vệ tinh được lập tại Bình Dương mà Thức nhận luôn vai trò cung cấp con giống, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm xuất chuồng.

Cộng gộp hết các đầu mối cũng chưa đủ con số 3.000 chú chim câu ra ràng theo nhu cầu của khách mỗi tháng nên anh đang tìm mối lập thêm các cơ sở vệ tinh khác. Mỗi chú chim câu ra ràng có giá chừng 55.000 đồng. Từ 1.000 chim bố mẹ, mỗi tháng sau khi trừ hết chi phí Thức thu về khoảng 50 triệu đồng.

Sau đây là một số kinh nghiệm nuôi bồ câu:

Con giống


Giống của Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật.

Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.

Dòng chim bồ câu Pháp : Titan & Mimas:

* Dòng "siêu lợi" Mimas có bộ lông đồng nhất màu trắng, khả năng sản xuất: 16-17 chim non/cặp/năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 590g.

*Dòng "siêu nặng" Titan có bộ lông phong phú đa dạng hơn: trắng, đốm, xám, nâu, khả năng sản xuất: 12-13 chim non/cặp/năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 700 g.

Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.

Sinh sản
Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 - 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.

Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% - 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn.

Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch.

Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và xua đuổi chuột, mèo, rắn...bởi vì chúng làm cho chim hoảng loạn, không hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.

Kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp.

Chuồng trại
Với chuồng trại 200m2 có thể nuôi 70 con bồ câu bố mẹ, trong có 50m2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp; ngoài ra có khu vực bồ câu thịt, khu an dưỡng chờ đẻ tiếp. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, chuồng trại đẹp thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo, chuột, rắn, có độ cao vừa phải... có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim.

Chuồng trại, lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng.

Mật độ nuôi: Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).

Chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi: Dành cho một cặp trống mái sinh sản: Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Trên đó đặt ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.

Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi: dài: 6m x rộng: 3,5m x cao: 5,5m (cả mái).

Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi): Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.

ổ đẻ: Đường kính: 20-25cm x cao: 7-8cm: Trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thay rửa thường xuyên.

Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn. Kích thước máng ăn :

Máng uống cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia...), cốc nhựa...

Máng đựng thức ăn bổ sung: nuôi nhốt nên cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc nhựa, không nên làm bằng kim loại.

Thức ăn:
Chế độ ăn uống của chim đều 2-3 cữ/ngày. Bình quân lượng thức ăn cho 1 con chỉ từ 0,1-0,15g.

Cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Có thể cho ăn bắp, đậu xanh hột, lúa trộn với một ít thức ăn công nghiệp của gà, vịt (thịt, đẻ).

Pha chế thức ăn cho chim theo tỷ lệ: 40% đậu xanh, 30% bắp hạt sống, 20% gạo lức và 10% lúa trộn đều với nhau. Có thể trộn gạo, lúa và pha thêm cám gà để giảm lượng đậu xanh, giảm chi phí thức ăn.

Ngoài ra, nên tăng cường thêm một số chất khoáng, vôi vào khẩu phần ăn của chim để đảm bảo cho chim sinh sản và giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt.

Chuồng phải có máng nước đổ đầy uống cả ngày. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.

Nghề nuôi nhím

Nuôi nhím kĩ thuật đơn giản trong khi giá trị kinh tế khá cao, chỉ cần bỏ vốn làm chuồng, mua con giống là có thể nuôi.

Theo đánh giá chung của rất người đã thử nghiệm thành công với mô hình này thì nuôi nhím không khó khăn, vất vả bằng một phần nuôi heo vì nhím không hay bị bệnh, dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là rau, củ, quả rất dễ kiếm.

Nhím là loài gặm nhấm, sống hoang dã ở một số nước như Nêpan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc. Tại nước ta, chúng sống dọc theo các vùng đồi, trung du, rừng rậm.

Dân sành ăn vẫn ca tụng thịt nhím là ngon ngọt, giàu đạm, rất nạc, chắc và thơm, giống thịt lợn rừng. Không chỉ là món ăn đặc sản, nhím còn là vị thuốc quý, nhiều công dụng. Mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn thương. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím dùng chữa bệnh phong nhiệt. Dạ dày nhím vị ngọt, tính hàn, không độc; được sử dụng làm thuốc chữa bệnh dạ dày ở người, giải độc, mát máu,...

Nhím là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng cũng rất đơn giản. Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc, nhưng nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà caotầng

Chuồng nuôi.
Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. Nền và sân chuồng làm bằng bê tông dày 8-10cm, nghiêng khoảng 3-4%, để thoát nước và để nhím không đào hang chui ra... Xung quanh khu chuồng rào bằng lưới thép B40, cao trên 1,5m.

Nên làm hang giả cho nhím ở bằng loại ống cống phi 50-60cm hoặc tôn uốn cong, để nổi trên nền chuồng để vệ sinh, sát trùng…

Máng uống rộng khoảng 20-25cm, cao 20-25cm, để nhím không ỉa đái vào và xây máng ở ngoài sân để nước vung vãi ra không làm bẩn, ướt nền chuồng.

Trong chuồng nên để một vài khúc gỗ, sắt hoặc đá liếm để nhím mài răng và không cắn phá chuồng.

Diện tích chuồng nuôi nhím không cần rộng lắm, trung bình 1m2/con.

Thức ănThức ăn của nhím rất đa dạng như: dễ cây, mầm cây, rau, củ, quả ngọt bùi, đắng, chát...

Bình thường nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường... để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai. Thức ăn cho nhím cần bổ sung thêm mầm, rễ cây các loại, nhím đực sẽ phối giống hăng hơn.
Khẩu phân thức ăn cơ bản hàng ngày cho mỗi con nhím theo từng giai đoạn:

1-3 tháng tuổi: Cho ăn mỗi con/ngày: 0,3 kg rau, củ, quả các loại, 0,01 kg cám viên hỗn hợp, 0,01 kg lúa, ngô, đậu các loại.

Từ 4-6 tháng tuổi: Cho ăn mỗi con/ngày: 0,6 kg rau, củ, 0,02 kg cám viên hỗn hợp, 0,02 kg lúa, ngô, đậu, 0,01 kg khô dầu, dừa, lạc.

Từ 7-9 tháng tuổi: 1,2 kg rau quả củ, 0,04 kg cám viên hỗn hợp, 0,04 kg lúa ngô đậu, 0,02 kg khô dầu dừa lạc.

Từ 10-12 tháng tuổi: 2 kg rau quả củ, 0.08 kg cám viên hỗn hợp, 0,08 kg lúa ngô đậu, 0,04kg khô dầu dừa lạc.

Nước uống.
Nhím ăn rau, quả, củ nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống tự do, trung bình 1 lít/5 con/ngày.

Nhím thường uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vẩy lông liên tục sẽ không tốt.

Phòng bệnh
Nhím thường ít bị dịch bệnh. Một số bệnh thông thường có thể gặp như:

Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc để nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh này, nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1-2 lần.

Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên, nhím có thể bị tiêu chảy. Trường hợp này, có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím. Không nên cho nhím ăn các loại thức ăn bẩn thỉu, ẩm mốc, hôi thối.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Nghề nuôi hươu sao

Trong những năm gần đây nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đưa mô hình nuôi hươu sao vào nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Từ mô hình này đã đem đến cho các hộ dân nguồn thu nhập ổn định hàng chục triệu đồng/năm. Nuôi Hươu sao đòi hỏi người nuôi phải có kỹ thuật tốt và điều kiện khí hậu thích hợp thì mới mang lại lợi nhuận cao.

1. Các hình thức nuôi hươu


Nuôi nhốt:

- Là nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng, có đặc điểm dễ chăm sóc nuôi dưỡng, nhưng không thoả mãn tập tính, sinh lý vật nuôi. Vì thế chúng ta nuôi nhốt nhưng phải có sân chơi.

Nuôi bán tự nhiên:

- Là hình thức nuôi vừa có chuồng nuôi vừa có đồng cỏ chăn thả, hình thức này môi trường sinh thái của con vật được mở rộng hơn, phù hợp mọi hoạt động sống hoang giả của nó, hình thức này cũng rất phù hợp cho điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.

Nuôi tự nhiên:

- Không có chuồng trại mà chỉ khoanh vùng nuôi với diện tích lớn hình thức này khó quản lý chăm sóc nuôi dưỡng.

2. Chuẩn bị chuồng trại.

Việc xây dựng chuồng trại phải đạt được các mục đích sau đây:

- Phù hợp với các đặc tính sinh lý của hươu.

- Có độ bền vững, chắc chắn không cho hươu thoát ra ngoài và đi mất.

- Phải tiết kiệm nguyên vật liệu, vật liệu làm chuồng không ảnh hưởng tới sức khoẻ của hươu.

Vị trí xây chuồng:
- Phải cách nhà một khoảng hợp lý tránh ô nhiểm và tiếng động, mùi vị ô nhiểm, phải là nơi cao ráo nhưng phải là vị trí mà mùa đông thì ấm áp mùa hè thoáng mát.

Hướng chuồng:

- Tốt nhất là xây dựng chuồng hướng nam hoặc đông nam để điều hoà được tiểu khí hậu của chuồng nuôi.

Nền chuồng:

- Phải có độ dốc từ 1 – 2o và phải cao hơn vùng đất xung quanh 10 –15cm nền chồng có thể làm bằng xi măng láng nhám hoặc bằng đất nện chặt đều được.

Diện tích chuồng:

- Hươu đực phải đạt mỗi con trên 6m2 trở lên. Hươu cái có thể lớn hơn một chút để có thể giao phối ngay trong chuồng. Nhưng hiện nay thường làm chồng hai ngăn để tiện vệ sinh và phối giống. Chuồng hai ngăn này thường rộng khoảng là 12m2 trở lên.

3. Chọn giống hươu để nuôi:


- Chọn hươu giống dựa vào lý lịch:

Tốt nhất là chọn những con có lý lịch rõ ràng, thường có ở các trại giống lớn có sự quản lý giống chặt chẽ, chọn những con không bị cận huyết. Chọn những con có nguồn gốc ông bà, bố mẹ khoẻ mạnh ít bị bệnh tật, các đặc tính sinh sản tốt, có năng suất nhung cao (tốt nhất một lần cho nhung phải đạt từ 0,8kg trở lên) có trọng lượng sơ sinh đạt từ 3.7-4.5 kg trở lên.

Tính di truyền của bố mẹ ông bà tương đối ổn định qua nhiều đời, thì con đực hay con cái chúng ta chọn làm giống sẽ có những đặc tính tốt của ông bà. Con bố có năng suất nhung cao, sức khoẻ tốt, đẹp, phối giống tốt, con mẹ sinh sản dễ dàng, cho nhiều sữa, nuôi con tốt, phối giống dễ đậu, tạp ăn.

- Chọn hươu giống dựa vào bản thân:

Đối với hươu đực: Dựa vào ngoại hình trước hết nhìn tổng thể con vật phải đẹp, khoẻ, cân đối có nhiều đặc điểm của giống đực, trong quá trình xem xét cần đánh giá một số chỉ tiêu sau đây:

- Đặc điểm thể chất lông da: phải có các ưu điểm thể hiện rõ phẩm chất giống, hươu đực có cơ thể phát triển cân đối chắc chắn, khoẻ mạnh, béo vừa phải. Bình thường lông có màu vàng sẩm, trên thân có những đốm trắng giống sao nỗi rõ, dưới cằm, cổ, đùi có màu trắng nhạt mùa thay lông bộ lông có màu sẫm tối, đốm trắng mờ hẵn tính tình nhanh nhẹn ít hung dữ. nhược điểm sau thì không nên chọn có đặc điểm giống không rõ ràng, cơ thể chậm phát triển, tính cân đối thấp, quá yếu, gầy hoặc quá béo. Lông da không đặc trưng cho phẩm chất giống. Tính tình quá hung dữ hoặc quá chậm chạm.

- Đầu cổ: Đầu to vừa phải có dạng hình chữ V, khoảng cách giữa hai gốc sừng rộng, mắt tinh, mõm dài vừa, đôi tai luôn nghe nhóng nhanh nhạy, đầu cổ kết hợp tốt, cổ dài vừa phải và thon nhỏ, không nên chọn những con Đầu quá to, hoặc quá nhỏ, đôi mắt kém tinh nhanh, đôi tai ít cử động trán hẹp, khoảng cách sừng ngắn, đầu cổ kết hợp không tốt.

- Vai ngực: Ngực đầy đặn, vòng ngực lớn, vai ngực kết hợp tốt. Những con có nhược điểm là Vai quá hẹp ngực nông vai quá nhỏ ngực và cổ kết không chắc chắn.

- Lưng sườn bụng: Sống lưng thẳng, lưng thon mình ngựa, lưng, sườn, bụng kết hợp tốt, nên loại những con có đặc điểm Bụng xệ, lưng quá cong, thân quá dài hoặc quá ngắn, lưng sườn bụng, kết hợp với nhau lõng lẽo.

- Mông và đùi sau: Mông cân đối nở nang, đùi đầy đặn có cơ thịt nỗi rõ chắc, mông và đùi linh hoạt, kết hợp chắc chắn, loại những con Mông lép, đít tóp teo, đùi nhỏ cơ thịt nhảo, đi lại không bình thường.

- Bốn chân: Bốn chân thon nhỏ dài vừa chắc chắn, vận động tự nhiên, nhanh nhẹn, hai chân trước không qua thấp so với hai chân sau, hai chân sau chùng xuông so với hai chân trước, phía sau hơi thấp hơn so với phía trước, không nên chọn những con có Bốn chân không chắc chắn vận động không bình thường, chân quá nhỏ hay quá to, mong chân không bình thường hay bị bệnh.

- Bộ Phận sinh dục: Bộ phận sinh dục hoàn thiện, cân đối, hai hon cà to cân đối, dương vật bình thường. Tính hăng vào thời kỳ sinh sản tốt, mùa sinh sản thường ướt ở dương vật, không chọn những con có Bộ phận sinh dục không hoàn thiện, hai hòn cà không cân đối, tính hăng kém, khả năng nhảy phối kém

- Trọng lượng sơ sinh đạt từ 3.8-4.5 kg trở lên, trọng lượng lúc cai sữa đạt 25 –30kg trở lên. trọng lượng ở tuổi hậu bị đạt 35 –45 trở lên, tuổi kiệm định đạt trọng lượng từ50 –55kg trở lên trọng lượng hươu cơ bản đạt từ 60 –65 trở lên.

- nhung ló đạt 0.1- 0.2kg, nhung lứa thứ nhất đạt 0.3kg trở lên.

Đối với hươu cái: Chọn những con nhìn tổng quan đẹp, khoẻ, cân đối hài hoà giữa các bộ phần cơ thể, thể hiện rõ đặc trưng của giống cái, đuôi luôn phe phẩy, mắt sáng nhanh nhẹn, chúng ta đi sâu xem xét những bộ phận với tiêu chuẩn giống sau:

- Đặc điểm giống thể chất lông da: Thể hiện rõ phẩm chất giống, hươu cái có cơ thể phát triển cân đối, khoẻ mạnh, béo vừa phải. Bình thường lông có màu vàng sẩm, trên thân có những đốm trắng giống sao nỗi rõ, dưới cằm, cổ, đùi có màu trắng nhạt. Tính tình nhanh nhẹn ít hung dữ, loại bỏ không chọn những con đặc điểm giống không rõ ràng, cơ thể chậm phát triển, tính cân đối thấp, quá yếu, gầy hoặc quá béo. Lông da không đặc trưng cho phẩm chất giống. Tính tình quá hung dữ hoặc quá chậm chạm.

- Bộ phận đầu cổ: Đầu to vừa phải có dạng hình chữ V, khoảng cách giữa hai gốc sừng rộng, mắt tinh, mõm dài vừa, đôi tai luôn nghe nhóng nhanh nhạy, đầu cổ kết hợp tốt, cổ dài vừa phải và thon nhỏ, không nên chọn những con

Đầu quá to, hoặc quá nhỏ, đôi mắt kém tinh nhanh, đôi tai ít cử động trán hẹp, khoảng cách sừng ngắn, đầu cổ kết hợp không tốt.

- Vai ngực: Chọn những con có Ngực đầy đặn, vòng ngực lớn, vai ngực kết hợp tốt, loại những con Vai quá hẹp ngực nông vai quá nhỏ ngực và cổ kết không chắc chắn.

- Bộ phận lưng sườn bụng: Sống lưng thẳng, lưng thon mình ngựa, lưng, sườn, bụng kết hợp tốt. Không chọn những con Bụng xệ, lưng quá cong, thân quá dài hoặc quá ngắn, lưng sườn bụng, kết hợp với nhau lõng lẽo.

- Mông và đùi sau: Chọn những con Mông cân đối nở nang, đùi đầy đặn có cơ thịt nỗi rõ chắc, mông và đùi linh hoạt, kết hợp chắc chắn, không nên chọn những con Mông lép, đít tóp teo, đùi nhỏ cơ thịt nhảo, đi lại không bình thường.

- Bốn chân: Bốn chân là rất quan trọng đối với hươu chọn làm giống vì thể nên chọn những con có Bốn chân thon nhỏ dài vừa chắc chắn, vận động tự nhiên, nhanh nhẹn, hai chân trước không qua thấp so với hai chân sau, hai chân sau chùng xuông so với hai chân trước, phía sau hơi thấp hơn so với phía trước. Không nên chọn những con có

Bốn chân không chắc chắn vận động không bình thường, chân quá nhỏ hay quá to, móng chân không bình thường hay bị bệnh.

- Bộ Phận sinh dục: Hươu cái thường làm nhiệm vụ sinh sản nên khâu chọn bộ phận này rất quan trọng nên chú ý chọn những con có Bộ phận sinh dục hoàn thiện,

Biểu hện động dục rõ ràng, bốn vú đều nhau, dễ phối giống, cho sữa tốt, nuôi con giỏi, không nên chọn những con có đặc điểm Bộ phận sinh dục khuyết tật, khó phối giống, biểu hiện động dục không rõ ràng, khó đẻ, không biết nuôi con.

- Trọng lượng sơ sinh đạt từ 3.6- 3.8 kg trở lên, trọng lượng lúc cai sữa đạt 20 –25kg trở lên. trọng lượng ở tuổi hậu bị đạt 30 –40 trở lên, tuổi kiểm định đạt trọng lượng từ 45 –50kg trở lên trọng lượng hươu cơ bản đạt từ 55 –60 trở lên

- Con cái dễ phối giống, mắn đẻ, nuôi con giỏi, tạp ăn, sữa tốt.

Trong chăn nuôi hươu thì giống là quan trọng hàng đầu vì thể để nuôi hươu thành công thì phải tuân thủ cách chọn giống trên. (có thể dựa vào các tiêu chuẩn giống mà cty cổ phần hươu giống Hương Sơn xây dựng để chọn giống được tốt hơn).

4. Dinh dưỡng và thức ăn

Thức ăn cho hươu sao phải bảo đảm đầy đủ chất bột, chất béo, chất đạm, khoáng, nước và sinh tố. Thức ăn của hươu sao gồm nhiều loại lá, cỏ, củ, quả, ... chủ yếu là các lá cỏ non. Hươu sao còn sử dụng cả những thức ăn đã được chế biến như: Cháo ngô, cám, gạo, thức ăn ủ xanh, ủ chua, phơi khô.

Kinh nghiệm thực tế chăn nuôi hươu sao cho thấy: ngoài những thức ăn như lá, cỏ, củ, quả tươi có thể cho hươu ăn trực tiếp, ta còn cần phải chế biến một số loại thức ăn nữa. Việc làm này có tác dụng dự trữ thức ăn, tránh lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vừa có tác dụng làm tăng khẩu vị, hươu ăn ngon miệng, ăn được nhiều, béo khoẻ, cho những cặp nhung to, mập. Có thể dùng thân ngô, cỏ voi, dây lang, cây lạc... phơi khô dự trữ.

Hươu đòi hỏi thức ăn phải sạch sẽ hơn trâu bò. Nên làm cũi hay máng ăn cho hươu. Đối với những hươu nhốt riêng nên làm "kẹp lá" vừa bảo đảm cho hươu ăn sạch sẽ vừa thuận tiện khi quét dọn. Thức ăn chủ yếu cho hươu sao là các loại lá rừng. Cho nên bên cạnh những thức ăn chúng ta sản xuất được (dây khoai lang, lạc ngô, cỏ voi). Cũng cần phải chú ý cho hươu ăn thêm các loại lá rừng khác. Không thể quên được chất khoáng trong khẩu phần thức ăn hàng ngày của hươu sao, nhất là muối ăn. Một con hươu cần 15 - 20 g muối trong một ngày. Có thể hoà muối vào nước cho hươu uống hoặc vẩy vào lá, cỏ hay rắc ở thềm.

Hươu ăn nhiều về ban đêm. Nói chung mỗi lần hươu ăn ít nhưng ăn nhiều lần. Do đặc điểm đó, cần thực hiện biện pháp "cho ăn ít, siêng cho ăn" vừa tạo điều kiện cho hươu ăn ngon miệng, ăn no, vừa sử dụng thức ăn được hợp lý, tránh lãng phí. Tối thiểu mỗi ngày cũng cho hươu ăn 3 bữa: sáng 8 - 9 giờ; chiều 16 - 17 giờ; tối 21 - 22 giờ.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Nuôi cá vược nước ngọt

Cá vược là một đặc sản cho giá trị kinh tế cao bởi dinh dưỡng mà cá vược mang lại vượt trên nhiều loại cá khác. Mặc dù là đối tượng nuôi mới, nhưng cá vược đã được thuần hóa để nuôi cả trong nguồn nước mặn và nước ngọt. Cá vược có cơ thể dài, miệng rộng, không cân, hàm trên kéo tới tận sau mắt. Đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng (hình dạng lưng lõm) và lồi ở phía trước vây lưng. Vẩy dạng lược rộng. Chiều dài tối đa: 200 cm, cân nặng 60 kg.

Màu sắc có hai giai đoạn, giai đoạn giống cá thường có mầu nâu Oliu ở phía trên với màu bạc ở hai bên lườn và bụng, khi cá sống trong môi trường nước biển và màu nâu vàng trong môi trường nước ngọt; giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh lục hay vàng nhạt ở phần trên và màu bạc phần đuôi. Cá vược là loài cá dữ, thức ăn ưa thích là các loại cá tạp, tôm, không ăn thực vật và các loài giáp xác khác nhau như: cua, cáy.

1. Chuẩn bị ao nuôi.

Yêu cầu ao có diện tích từ 500 - 5000 m2 (tương đương với 1.5 -15 sào Bắc bộ).

- Đáy ao tương đối bằng phẳng, nghiêng về cống tiêu nước. (Chất đáy là thịt pha cát hoặc sét pha cát).

- Ao có nguồn nước tốt, cấp quanh năm và có cống cấp thoát nước riêng biệt, độ sâu của ao từ 1.2 -3m. Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ và cao hơn mức nước cao nhất hàng năm là: 0.5m.

a. Cải tạo ao nuôi.

Làm cạn nước trong ao nuôi (Điều chỉnh lượng bùn đáy ở khoảng 15-20cm).

Tẩy vôi bột với lượng 4-6 kg nếu ao mới, từ 5-7 kg nếu là cũ.

Vãi vôi xong phơi ao 2-3 ngày, tiến hành đưa nước vào ao, khi mực nước đạt được khoảng 80cm để ổn định 2-3 ngày tiến hành thả cá.

b. Thả cá.

Yêu cầu cá thả ban đầu: Cá khoẻ mạnh, sạch bệnh, không dị hình, dị tật, không xây xước và có nguồn gốc rõ ràng. Cá phải được thuần ngọt trước khi đưa vào ao nuôi thương phẩm.

Kích cỡ thả cá đạt: 5-7cm hoặc 6-8cm.

Thời gian thả cá vào lúc 8-9giờ sáng hoặc buổi chiều mát.

P/V: Được biết cá vược dễ nuôi và dễ chăm sóc, nhưng cần nhất là yếu tố quản lý môi trường nước vậy kỹ thuật này như thế nào?

Kỹ sư Trị: Đối với cá vược nuôi hiện nay thức ăn chính chủ yếu là cá tạp. Với 2 tháng đầu cho ăn với lượng 8-10% trọng lượng thân, ăn 2 bữa/ngày, vào lúc 7-8h sáng và 17h chiều.

Vị trí và thời gian cho ăn không thay đổi . Trước khi cho ăn dụ cá vào một chỗ rồi mới vãi mồi.

Sau 2 tháng nuôi, cho cá ăn một bữa/ngày vào lúc 17h. Khẩu phần ăn 5% trọng lượng thân, trong giai đoạn này cá tạp để nguyên con.

Từ 1-2 tháng đầu, cá chuyển giai đoạn từ cá giống – sang cá trưởng thành. Vì thế cá rất phàm ăn, thậm chí thực ăn thừa trong ao cá cũng sử dụng, do vậy giai đoạn này cá thường hay bị chết. Vì thế để cho chắc chắn, người chăn nuôi phải sử dụng thuốc phòng và theo dõi sát sao.

Cách cho cá ăn thuốc: Nghiền thuốc mịn và đảo với thức ăn, cho ăn 1 lần/tuần và cho ăn một tháng liền sẽ đảm bảo cho cá nuôi.

c. Quản lý ao nuôi:

Vào các buổi sáng sớm đi xung quanh bờ ao để kiểm tra. Nếu phát hiện thấy cá chuyển màu đen bơi lờ đờ trên mặt nước và chũi đầu vào bờ, thì đó là hiện tượng cá bị bệnh, ta phải nhanh chóng xem xét để xử lý. Định kỳ phải rắc vôi bột xuống ao: 20kg/100m2/tuần

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Tỷ phú hoa lan ở Phan Rang

Ở vùng đất nắng nóng Phan Rang, Ninh Thuận có tỷ phú hoa lan Cao Ngọc Thuận.

Ở tuổi 40, anh Cao Ngọc Thuận (khu 4, tổ 10, Phước Mỹ, Phan Rang, Ninh Thuận) đang sở hữu vườn hoa lan 2.000m2, tổng trị giá 3 tỷ đồng. Mỗi tháng, vườn lan của anh thu 80 triệu đồng từ bán hoa và bán giống lan. Anh còn tận dụng vẻ đẹp của vườn lan làm thêm dịch vụ cho đám cưới thuê để quay phim và chụp ảnh. Dịch vụ này mỗi tháng đem về cho gia đình anh cả chục triệu đồng.

Anh Thuận kể, anh đã làm qua rất nhiều nghề từ chăn nuôi đến kinh doanh cây trồng, con giống. Năm 2006, được một người bạn đưa đi tham quan mô hình trồng lan, thấy lợi nhuận cao anh chuyển hướng sang đầu tư trồng lan.

Ngay năm đầu tiên, anh đã thu hồi 180 triệu đồng vốn đầu tư ban đầu. Tính đến nay, đã 6 năm trồng lan, anh chỉ thất bại một lần do mua nhầm giống lan xấu. “Học hỏi, thấy tận mắt, sờ tận tay” là bí quyết để anh thành công.

Trước khi quyết định đầu tư trồng lan, xem VTV2, hay thấy bạn bè giới thiệu mô hình lan ở nơi nào là anh khăn gói lên đường đến tận nơi để tìm hiểu. Có lần anh ở một cơ sở trồng lan tại TP.HCM cả tháng ròng để học hỏi quy trình chăm sóc lan.

Theo anh Thuận, thu nhập 1 tỷ đồng mỗi năm từ vườn lan này không khó. Xác định lan Denzo và Mokora là hai loại thị trường ưa chuộng và cho năng suất cao nên anh chỉ đầu tư vào hai loại này, với 35.000 gốc lan Denzo, 2.000 gốc lan Mokara.

Anh tự tin về kỹ thuật chăm sóc của mình, khiến lan không bị bệnh lại ra hoa đều nên tháng nào anh cũng có hoa bán. Cơ sở trồng lan của anh chưa bao giờ phải quảng cáo nhưng luôn có khách hàng tìm đến.

Anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho nhiều ND muốn theo nghề trồng lan. Anh Thuận đang tham gia chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng lan cho nhiều địa phương khác.

"Đầu ra của hoa lan rất lớn, tôi đang dự định đầu tư thêm 5.000m2 trồng lan"- anh Thuận tâm sự.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Bí quyết nuôi chim trĩ

Chim trĩ trên thị trường hiện nay dao động khoảng 100 nghìn đồng/ 1 con chim trĩ giống, 500 – 600 nghìn/ con chim hậu bị. Chim trĩ thương phẩm xuất bán thường đạt khoảng từ 1- 1,5 kg đối với chim mái, và 1,5 – 1,7 kg đối với chim trống. Vì vậy, nếu biết cách nuôi, nông dân có thể khăm khá nhờ nghề này.

Khởi nghiệp lúc đầu khó khăn, nhưng với sự quyết tâm cùng khả năng say mê kiên trì học hỏi, anh Trịnh Thành Nam ở xã Xuân Hòa (Thọ Xuân - Thanh Hóa)thu về hơn 600 triệu đồng, trừ chi phí, lãi gần 500 triệu đồng/năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình, Nam còn tạo việc làm thường xuyên cho hai lao động với thu nhập bình quân trên 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Đầu năm 2010, Nam mạnh dạn vay mượn bạn bè gần 50 triệu đồng mua 400 con chim giống, tận dụng khoảng đất cạnh nhà xây chuồng trại. Chim sau khi nuôi khoảng 6 tháng là bắt đầu sinh sản, mỗi chim mái cho khoảng 80 trứng/năm. 

Cũng là người đi đầu trong việc nuôi chim trĩ ở địa phương, ông Đỗ Văn La ở Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam nuôi 50 con chim trĩ đẻ. Mỗi ngày ông nhặt được từ 30 đến 40 quả trứng. Như vậy, sau mỗi đợt ấp, gia đình ông cung cấp cho thị trường khoảng 500 con chim trĩ giống.

Theo ông La, nuôi chim trĩ không khó, và có nhiều đặc điểm tương tự như chăn nuôi gà. Thức ăn cho chim trĩ chủ yếu là các loại cám ngô, cám gạo nghiền nhỏ, hoặc các loại thức ăn tổng hợp. Ông La tính toán mỗi một ngày, 1 con chim trĩ chỉ ăn hết khoảng 30g thức ăn.

Ngoài ra, người nuôi phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra nghiêm ngặt, lựa chọn những trứng đảm bảo để khi ấp giống trứng không bị thiếu trống có như vậy tỉ lệ phôi nở mới cao. Đặc biệt là phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại khô thoáng, tránh ẩm ướt để hạn chế bệnh cho chim.

Chim trĩ là loại gia cầm có kỹ thuật nuôi đơn giản nhưng lại cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, kinh nghiệm chăn nuôi các loài đặc sản cho thấy muốn giành thắng lợi lớn thì phải tranh thủ đầu tư phát triển mô hình và nắm bắt kỹ thuật chăn nuôi một cách khoa học.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

Thoát nghèo nhờ trồng chuối và dứa

Gặp người phụ nữ dáng người nhỏ nhắn và còn rất trẻ không ai nghĩ chị lại là gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi 2 năm liền. Chị là Thào Thị Ka, hiện đang sống tại Thôn Bản Lầu huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai.

Gia đình chị Ka vươn lên thoát nghèo nhờ trồng chuối và dứa. Bằng nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước thông qua ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình chị Ka nói riêng và các hộ dân thôn Bản Lầu nói chung được hỗ trợ để đầu tư sản xuất. Được biết hệ thống ngân hàng chính sách ở đây hỗ trợ rất tốt cho bà con trong vùng vay vốn sản xuất. Mỗi hộ sản xuất được vay tối đa 30 triệu để sản xuất, còn các hộ có nhu cầu vay vốn cao để sản xuất thì cần có tài sản thế chấp.

Sau khi tham gia các khóa tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi để thoát nghèo do Hội Nông dân xã tổ chức, từ vốn đất có sẵn cộng thêm nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng chính sách xã hội, chị đi mua cây giống chuối và dứa từ Trung quốc sau đó về trồng và chăm sóc. Gia đình chị hiện đang trồng 6 vạn cây con chuối, 5 nghìn cây con dứa. Với số lượng cây giống nhiều như thế, gia đình chị phải thuê thêm 2 hộ gia đình để trông và chăm sóc.

Theo kinh nghiệm của chị, chuối là giống cây đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chăm sóc hơn, vì vậy, 2 hộ gia đình chị thuê chủ yếu chăm sóc diện tích trồng chuối. Với diện tích trồng dứa, chị chỉ cần phun thuốc diệt cỏ theo định kì còn lại cây sẽ tự phát triển chứ không cần nhiều thời gian chăm bón. Ngoài 2 loại cây chuối và dứa, gia đình chị còn trồng xem kẽ ngô và lúa, chăn nuôi. Trong quá trình sản xuất, chị còn tích cực học hỏi thêm kinh nghiệm từ các hộ đã trồng thành công các loại cây trên đề về áp dụng vào diện tích nuôi trồng của gia đình.

Trời không phụ người, sau bao nhiêu cố gắng nỗ lực, gia đình chị đã thành công ngay vụ đầu tiên. Hiện tại, với vốn liếng tích lũy được cùng những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình sản xuất, gia đình chị đã có cuộc sống ổn định với mức sống khá giả. Chị vui vẻ khoe mỗi năm gia đình chị thu hoạch được 150 triệu. Chất lượng cuộc sống đang ngày được nâng cao, không còn sợ đói nghòe, con cái thất học.

Hiện tại, ngoài việc chăm lo công việc sản xuất của gia đình, mỗi khi có dịp chị lại tranh thủ thời gian chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây giống cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho bà con trong thôn. Ngoài ra, các cây con giống hàng năm của gia đình ko sử dụng hết chị dùng để hỗ trợ cho những gia đình thiếu cây giống trong thôn.

Thoát nghèo nhờ nghề cá hấp

Đối với nhiều hộ dân miền biển, thu nhập đi biển hoặc đóng thuyền từ những người đàn ông trụ cột gia đình là không ổn định và không đủ để trang trải mọi khoản sinh hoạt. Từ thực tế đó, họ luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để vươn lên thoát nghèo, đủ tiền trang trải cho con cái học hành.Chị Nguyễn Thị Mai Hường, phường Thanh Hải (TP Phan Thiết) là một trong những người phụ nữ điển hình ấy.

Sau khi tìm hiểu, chị Mai Hường thấy rằng chế biến cá là một nghề khá phát triển, thu nhập không quá thấp, vừa có thể lo cho gia đình vì không phải đi xa như nhiều ngành nghề khác. Nghĩ là làm chị gom góp hết số tiền dạnh dụm bấy lâu, cộng thêm vay mượn chị đã tự lập ra cơ sở chế biến các cơm hấp với 10 nhân công lao động cùng làm.

Nhờ thế, chị không chỉ tạo thêm thu nhập cho bản thân, chị còn tạo thêm việc làm cho các chị em trong vùng. Với sự chịu khó học hỏi kinh nghiệm trong kỹ thuật chế biến, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, cá cơm của cơ sở chị Mai Hường được nhiều người biết đến và hiện đã tạo được thị trường tiêu thụ ổn định.

Việc mua bán cũng như tiêu thụ sản phẩm ngày một hiệu quả hơn. Chị Mai Hường cho biết: “Từ chỉ với 10 lao động đến nay đã tạo được việc làm ổn định cho 60 lao động với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng, tạo được việc làm cho nhiều lao động nữ địa phương. Tổng thu nhập bình quân của hộ tôi là 540 triệu đồng/năm”.

Được biết cơ sở sản xuất cá cơm của chị hiện là mô hình mẫu được người dân trong và ngoài vùng đến học tập. Chị Mai bày tỏ : “ Chị rất sẵn lòng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho các hộ dân với mong muốn ngày càng nhiều cơ sở uy tín được mở ra, tạo nhiều việc làm hơn nữa cho lao động nữ trên địa phương”.

Ngoài ra, gia đình chị còn luôn tiên phong trong các hoạt động phong trào của địa phương, tham gia hoạt động giúp người nghèo, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo…

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Ông chủ 8x đam mê nuôi lợn khép kín

Mỗi năm Hùng thu lãi tiền tỷ với mô hình chăn nuôi khép kín, từ việc nuôi con nái để gây giống, kinh doanh thuốc thú y, các loại cám cho lợn, mở lò mổ.

Anh Nghiêm Xuân Hùng (sinh năm 1986) thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội bắt tay vào công việc chăn nuôi từ năm 2006 với 2 con bò và một đôi lợn nái. Một thời gian sau, nhận thấy nuôi lợn hiệu quả hơn, anh quyết định chọn đây là con đường làm giàu.

Chăn nuôi nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm rất dễ gặp rủi ro, năm 2007 anh Hùng quyết định tham gia lớp trung cấp thú y, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Trung bình mỗi năm anh Hùng thu 600 triệu đồng từ trang trại lợn.

Trong thời gian này, anh tăng số lượng đàn lên 20 con và mở rộng chuồng trại khoảng 100 m2. Khi thấy có lãi, anh quay vòng vốn đầu tư mua thêm giống và tăng số lượng đàn. Trận dịch bùng phát năm 2009 khiến cả đàn lợn gần 60 con chết hết, anh lỗ hàng trăm triệu đồng. Chán nản, anh định bỏ nghề. Chỉ đến khi nhận thấy chỗ sai của mình, anh Hùng quyết định bắt tay làm lại từ đầu.

“Con lợn ốm, chết cũng là do mình chưa coi trọng công tác vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng cho chúng. Lúc bắt đầu lại, tôi rất chú trọng đến những vấn đề này, chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh để nếu lợn ốm thì không đến nỗi chết cả đàn”, anh Hùng cho hay.

Đến 2011, anh mở rộng dần quy mô chăn nuôi. Hiện trang trại có diện tích khoảng 1.000 m2, với hơn 30 con nái và trên 300 lợn thịt. Mỗi năm anh xuất chuồng trên 600 lợn thịt với trọng lượng bình quân 110 kg mỗi con.

Trung bình mỗi con lợn anh lãi 1,2 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí thức ăn, thuốc, điện thắp sáng… Đợt giá cao có thể lãi tới 1,8 triệu. Như vậy, riêng trang trại lợn mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng hơn 800 đến một tỷ đồng.

Bên cạnh trang trại lợn, gia đình anh còn kinh doanh thức ăn gia súc, thuốc thú y, lò mổ... nhằm tạo mô hình khép kín trong chăn nuôi.

Anh Hùng còn nuôi ý tưởng xây dựng trang trại theo một mô hình khép kín. Sau khi có một khoản tiền tích cóp từ nuôi lợn, chủ trang trại này tham gia góp vốn vào một công ty sản xuất thức ăn gia súc tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hàng năm anh được họ trả phần lợi nhuận đầu tư. Anh cũng nhận làm đại lý phân phối đầu ra cho họ. Với kiến thức học được ở Đại học Nông nghiệp, anh bán thêm thuốc thú y, đồng thời triển khai xây dựng lò mổ luôn trong trang trại của mình.

"Tôi muốn xây dựng một mô hình chăn nuôi khép kín, có thể chủ động được từ con giống, tiêm phòng dịch bệnh, nguồn thức ăn đến đầu ra cho sản phẩm", anh Hùng cho hay. Khoản lợi nhuận đầu tư, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y mỗi năm cũng có lãi từ 300 đến 400 triệu đồng.

Chia sẻ về kinh nghiệm của mình, anh Hùng cho biết để thành công với mô hình này, bên cạnh việc chọn con giống tốt, chủ trang trại phải là người hiểu biết về vật nuôi.

"Với nhiều người, chăn nuôi là một việc rất nhiều rủi ro vì lợn có thể ốm, dịch bệnh, chết hàng loạt. Tuy nhiên, nếu có những kiến thức khoa học, chịu khó học hỏi những kỹ thuật thực tế thì có thể chủ động hơn trong việc phòng và chữa bệnh cho chúng. Kể cả khi lợn ốm, những kiến thức cũng có thể giúp mình quyết định nên lựa chọn loại thuốc sao cho phù hợp", anh bộc bạch.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Trưởng thôn làm giàu từ rắn

Không chỉ là trưởng thôn năng động, tâm huyết, anh còn là người dám nghĩ dám làm, mạnh dạn ứng dụng KHKT vào chăn nuôi rắn.


Nhiều năm nay người dân thôn Vạn Tuế, xã Tân Việt, huyện Thanh Hà (Hải Dương) đều biết đến mô hình nuôi rắn hổ mang cho hiệu quả kinh tế cao của trưởng thôn Nguyễn Đắc Hồng.

Bên cốc nước trà xanh, anh Hồng tâm sự: Cuối năm 2009, anh tình cờ được một người bạn ở tỉnh Hà Nam giới thiệu mô hình nuôi rắn thương phẩm. Không ngần ngại, năm 2010, anh đã mạnh dạn đầu tư 70 triệu đồng mua 65 con rắn giống về nuôi. Do chưa có kinh nghiệm nên lứa đầu tiên chỉ thu được khoảng 30 triệu đồng tiền vốn.

Với suy nghĩ "thất bại là mẹ của thành công", anh đã chủ động tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, học trên sách vở và tự tìm đến tham quan, học hỏi một số mô hình nuôi rắn tại huyện Duy Tiên (Hà Nam).

Được sự giúp đỡ của bạn bè và nguồn vốn của Hội Nông dân xã, năm 2011 anh đã quyết định đầu tư 150 triệu đồng để xây dựng lại chuồng trại với thiết kế khoa học, vừa đảm bảo ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè.

Ông Nguyễn Quang Mật, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Việt cho biết, anh Hồng không chỉ là người dám nghĩ dám làm, mạnh dạn ứng dụng KHKT vào chăn nuôi rắn mà còn là trưởng thôn năng động, tâm huyết, hết lòng vì công việc chung. Từ mô hình nuôi rắn của anh Hồng, chúng tôi sẽ vận động hội viên đến tham quan học tập kinh nghiệm để từng bước nhân rộng.

Bể xây hình hộp có kích cỡ dài 1,7m; rộng 1m; sâu 0,8m trên mái lợp phi-bờ-rô-xi-măng kín về phía Bắc thoáng về phía Nam, cửa chuồng được bố trí ở giữa làm bằng lưới sắt chống gỉ để tăng độ bền, bảo vệ rắn và phòng chống vật nuôi bò ra ngoài. Trong bể anh xếp gạch để làm nơi cho rắn trú ngụ.

Từ chỗ nuôi đơn lẻ, anh Hồng đã chuyển sang nuôi bầy đàn. Hiện nay anh có 13 bể hộp nuôi với tổng số gần 300 con tập trung vào hai loại rắn hổ mang. Rắn hổ mang đen có nguồn gốc từ tỉnh Sơn La, nuôi có thể đạt từ 4 - 4,5 kg. Rắn hổ mang trắng có nguồn gốc tự nhiên, nuôi đạt từ 1,8 - 2 kg.

Cả hai loại đều ăn tạp, dễ nuôi, kháng bệnh tốt. Thức ăn của rắn nhiều loại, dễ kiếm như cóc, nhái, gà con, vịt con. Cứ 3 ngày mới phải cho ăn 1 lần; mỗi bữa ăn 2 - 3 lạng cóc và tùy từng loại, từng độ tuổi mà cho ăn khẩu phần khác nhau và chỉ phải cho ăn từ tháng 3 đến tháng 10 (ÂL), thời gian còn lại là rắn ngủ đông.

Chính vì thế không tốn nhiều thức ăn, không mất nhiều công chăm sóc mà hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm rắn chỉ đẻ một lần mỗi lần, được từ 15 - 20 quả trứng. Sau 2 năm, rắn có thể đạt trọng lượng từ 1,7 - 2kg một con và có thể xuất bán.

Tuy rắn hổ mang dễ nuôi nhưng việc phòng bệnh cho rắn cũng rất cần thiết, trung bình 1 tháng anh cho rắn phải uống thuốc phòng bệnh tiêu chảy một lần. Rắn là đặc sản được thị trường ưa chuộng, nên số lượng anh xuất hàng đến đâu hết đến đó. Ngoài bán cho thương lái, anh còn cung cấp cho các nhà hàng lớn.

Trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014, anh Hồng xuất bán ra thị trường gần 300 kg rắn thương phẩm, với giá từ 750.000 - 1 triệu đ/kg. Trừ chi phí thu lãi từ 170 - 200 triệu đồng. Ngoài nuôi rắn thương phẩm để bán ra thị trường anh còn bán cả trứng rắn làm giống với giá 80.000 - 100.000/quả.

Với hiệu quả mang lại cao, hiện anh Hồng cho xây thêm 4 bể hộp mỗi bể nuôi được khoảng 25 con. Bên cạnh đó, anh đang mở mô hình nhân giống thí điểm lấy con giống để nuôi tiếp cho lứa sau, nhằm giảm chi phí đầu tư ban đầu. Cũng từ hiệu quả của mô hình này, nhiều nông dân trong tỉnh và một số tỉnh như Thái Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh đến tham quan, học tập và nhờ anh truyền kinh nghiệm nuôi rắn.

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Chanh leo "leo" lên Hướng Hóa

Thành công của mô hình trồng cây chanh leo ở xã Hướng Lộc, huyện miền núi Hướng Hoá (Quảng Trị) làm cho mọi người hết sức ngỡ ngàng.


Thành công của mô hình trồng cây chanh leo ở xã Hướng Lộc, huyện miền núi Hướng Hoá (Quảng Trị) làm cho mọi người hết sức ngỡ ngàng vì hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với các loại cây khác ở địa bàn này.

Khát vọng cháy bỏng

Đếm những tờ tiền có mệnh giá 500 ngàn đồng từ việc vừa bán lô hàng quả chanh leo, chị Võ Thị Thu Hồng và anh Nguyễn Văn Minh nở nụ cười đầy hạnh phúc. Mồ hôi và công sức đổ xuống cùng với khát vọng làm giàu của gia đình anh chị đã đến ngày bội thu.

Trước đó, đã nhiều năm trồng 25 ha rừng kinh tế tuy có thu nhập kha khá nhưng vợ chồng chị Hồng và anh Minh vẫn không bằng lòng với nghề trồng rừng, họ luôn ấp ủ tìm tòi một giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao hơn đưa về trồng thử nghiệm trên vùng đất màu mỡ với khí hậu mát mẻ này.

Mới đây, sau khi khai thác xong rừng trồng, anh chị quyết định chuyển một phần đất trồng rừng kinh tế của gia đình sang trồng cây chanh leo. Ban đầu nghe tin anh chị chuẩn bị trồng ai cũng ngăn can vì vùng đất này chưa trồng chanh leo bao giờ, nhiều người bảo anh chị sao liều lạng thế, mất tiền trăm triệu như chơi.

Với gia đình chị Hồng, không chỉ dừng lại ở việc trồng và cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước mà chị còn có kế hoạch xuất khẩu chanh leo ra thị trường nước ngoài. Chị Hồng cho biết trồng chanh leo không khó nếu bà con muốn trồng chị sẽ chuyển giao kỹ thuật cho đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô trong vùng. Chị hứa sẽ hỗ trợ giống, phân bón để giúp bà con có thể phát triển được cây chanh leo có hiệu quả và bao tiêu sản phẩm cho họ, góp phần giúp đồng bào thoát nghèo nhanh và bền vững.

Bỏ hết mọi nghi ngờ sang một bên, đầu năm 2013 anh chị quyết định xuống giống chanh leo với một niềm tin sẽ thành công. Mỗi ngày ra thăm trang trại, chăm sóc cây thấy chanh leo lên xanh tốt, cho sai quả mà anh chị bụng như mở cờ.

Sau 6 tháng tích cực chăm sóc đúng kỹ thuật, đến tháng 8 vừa rồi thời điểm thu hoạch vụ đầu tiên đã đến nhìn trang trại chanh leo anh chị vui mừng khôn xiết. Chỉ với lứa đầu thu bói, trang trại của chị Hồng đã thu hoạch hơn 100 tấn chanh leo.

Với giá bán tại vườn vào thời điểm đó từ 8 - 10 ngàn đồng/kg, gia đình chị Hồng thu được khoảng 1 tỷ đồng.

Tập trung chăm sóc, gia đình anh chị lại tiếp tục thu hoạch các lứa chanh tiếp theo với năng suất cao hơn.

ắm được các yếu tố thiên thời địa lợi đó là đất đai ở Hướng Lộc khá tốt, khí hậu mát mẻ, thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, vợ chồng chị Hồng quyết định chuyển toàn bộ đất rừng đã thu hoạch sang trồng chanh leo. Đặc biệt, giống chanh leo rất dễ trồng, từ ngày xuống giống đến thu hoạch chỉ 180 ngày.

Hiệu quả rất lớn

Với chanh leo, mùa vụ thu hoạch chính là vào mùa hè nhưng quanh năm cũng có thu hoạch lai rai. Năng suất bình quân chanh leo từ 40 - 60 tấn/ha/năm và cho thu nhập từ 250 - 400 triệu đ/ha/năm.Với giá trị kinh tế cao như vậy có lẽ rất ít loại cây sánh bằng chanh leo trên một diện tích và thời gian.

Chị Hồng làm phép tính kinh tế cho kết quả đầy bất ngờ, với 25 ha chanh leo, trong năm 2013, gia đình chị thu hoạch hơn 1.000 tấn quả, trị giá khoảng 9 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí gia đình chị có mức thu nhập không nhỏ.

Ông Hồ Xuân Lợi, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hướng Lộc cho biết thấy cây chanh leo hiệu quả cao nên bà con ai cũng muốn trồng. Sắp tới xã sẽ tạo mọi điều kiện cho bà con dân tộc làm theo.

Bình thường trang trại chanh của chị Hồng giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 50 lao động địa phương có thu nhập ổn định từ 3 - 5 triệu đ/người/tháng. Vào thời vụ thu hoạch rộ ngần ấy người làm việc không đủ, chị phải thuê thêm lao động mùa vụ.

Thắng lợi trồng cây chanh leo của gia đình chị Hồng đã mở ra cho vùng đất này một hướng canh tác mới.

Ở huyện miền núi Hướng Hoá có nhiều loại cây đã làm nên thương hiệu như cà phê, cây sắn, nhưng khi tận mắt chứng kiến trang trại chanh leo của vợ chồng chị Hồng lần đầu tiên phát triển ở vùng này, ông Võ Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cảm thấy rất vui.

Ông Võ Thanh thừa nhận việc phát triển thành công mô hình cây chanh leo đưa lại cho huyện thêm định hướng SX mới.

Huyện Hướng Hoá rất hy vọng vào sự phát triển bền vững của cây chanh leo. Nếu sau vài vụ khẳng định được sự thích nghi về điều kiện đất đai và khí hậu vùng Nam Hướng Hóa và giá cả chanh leo ổn định trên thị trường, với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện sẽ khuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích một số loại cây trồng kém hiệu quả trên địa bàn sang trồng chanh leo hàng hoá.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Mãng cầu trên đất cù lao

Theo tính toán, mỗi năm, 5 công thu hoạch khoảng 10 tấn trái thì thu nhập hơn 100 triệu đồng.


Đến huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang) vào những ngày này, chúng tôi được nghe những câu chuyện thời sự của nhà vườn là cây mãng cầu xiêm.

Cây trồng đặc sản này “bén duyên” ở đây đã hơn 10 năm. Nhờ biết kỹ thuật xử lý cho mãng cầu xiêm ra trái nghịch, vì vậy mà quanh năm, mùa nào mãng cầu cũng có. Những hộ dù có ít đất canh tác cũng có thể thu được từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/năm, cải thiện rất lớn đời sống kinh tế gia đình.

Anh Bùi Trung Tín ở ấp Tân Ninh, xã Tân Phú “làm quen” với cây mãng cầu xiêm đã 5 năm. Anh có 0,5 ha đất đều trồng mãng cầu xiêm.

Anh cho biết từ đất trồng lúa, năng suất bấp bênh đã chuyển dần sang trồng mãng cầu. Năm đầu đắp mô trồng bình bát, dưới ruộng vẫn làm lúa. Năm sau bắt đầu ghép mãng cầu. Năm sau nữa cây bắt đầu có trái. Lúc đó mới lên liếp hẳn hoi, không canh tác lúa nữa.

Ưu thế của loại mãng cầu ghép là không kén nước, cây sống dai, mau cho trái, trái nhiều, to. Mỗi năm mãng cầu cho 2 vụ trái, rộ nhất là đầu mùa mưa và đợt giáp tết. Nhưng nhà vườn cho cây thụ phấn cho trái theo ý muốn để bán được giá.

Theo tính toán, mỗi năm, 5 công thu hoạch khoảng 10 tấn trái thì thu nhập hơn 100 triệu đồng.
Nhờ phát triển tốt trên vùng đất phèn mặn, mãng cầu xiêm được ngành chức năng tỉnh xác định là cây trồng chuyên canh của huyện ven biển Tân Phú Đông. 5 năm tới, huyện sẽ mở rộng hơn 500 ha. Trước mắt cần mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở chế biến tại địa phương; thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác; tăng cường xúc tiến thương mại; quảng bá thương hiệu đồng thời đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân.


Hay như gia đình của ông Đào Văn Đồng cũng ở ấp Tân Ninh, trước đây khi còn làm ruộng, 5 công đất của gia đình chỉ giải quyết được cái ăn mà thôi, còn tất cả chi tiêu khác đều phải nhờ vào tiền chăn nuôi hoặc làm thuê thêm của 6 - 7 thành viên trong gia đình.

Từ khi chuyển sang trồng mãng cầu xiêm đến nay, gia đình đã khá lên rất nhiều, các con của ông dù đã có gia đình riêng cũng không còn sợ cái cảnh nghèo khó như trước nữa.

Ông Đồng chia sẻ, vụ vừa qua thu hoạch 10 tấn mãng cầu, trừ chi phí gia đình thu được trên 75 triệu đồng. Số tiền này trước đây ông phải vất vả hàng năm trời cũng không có được. Đây quả là kết quả rất đáng mừng đối với ông.

Ông kể lại, thời điểm trước năm 2006, trong khi những hộ xung quanh đã mạnh dạn lên liếp lập vườn trồng mãng cầu và đã làm giàu cả rồi, nhưng gia đình của ông vẫn cứ loay hoay làm ruộng, nuôi heo, thu nhập bấp bênh, các con ông phải rời quê đi làm thuê xa xứ mới đủ tiền xoay sở việc nhà.

Bàn tính mãi, cuối cùng ông cũng nhận ra, mỗi nơi đều có một đặc sản phù hợp với vùng đất của mình, có lẽ vùng đất phèn mặn này thiên nhiên đã ban tặng cây mãng cầu xiêm để nông dân vơi đi phần vất vả và có điều kiện vươn lên làm giàu; chứ không lẽ cứ mãi bỏ quê mà đi. Vậy là ông quyết tâm chuyển đổi như nhiều hộ khác: Trồng mãng cầu xiêm.

Tính trung bình, mỗi công mãng cầu có thể trồng từ 40 - 60 gốc tùy hộ dân, mỗi gốc khi đạt hơn 3 năm tuổi trở lên cho trái ổn định, vậy mỗi công có thể thu lãi từ 15 - 20 triệu đồng. Mức lãi rất cao.

Có lẽ nhờ vậy mà, gần 10 năm nay, những hộ dân đã từng rời quê đi làm công nhân ở các khu công nghiệp có điều kiện quay về làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Trên địa bàn xã Tân Phú, ngoài cây dừa thì mãng cầu xiêm đang là cây trồng chủ lực góp phần rất lớn để giải quyết bài toán xóa nghèo của xã, đã có gần 600 hộ tham gia trồng mãng cầu với tổng diện tích gần 300 ha. Thu nhập trung bình của mãng cầu xiêm hiện đạt trên 200 triệu đồng/ha.

Những xã lân cận trong huyện như Tân Thạnh, Tân Thới, Phú Thạnh cũng bắt đầu tăng dần diện tích, mỗi năm tăng khoảng hàng chục ha. Hiện nay, toàn huyện có khoảng 400 ha mãng cầu. Tuy nhiên, gần đây do kỹ thuật canh tác, sự lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu là tác nhân gây bệnh khô cành, thối rễ.

Thời gian qua đã có hơn 30 ha của 68 hộ trồng mãng cầu xã Tân Phú bị bệnh này lan rộng làm chết gần 13 ha. Tính chung toàn huyện có 62 ha bị nhiễm bệnh.

Mới đây, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tiến hành nghiên cứu có kết quả và hướng dẫn nông dân biện pháp phòng, chống bệnh khô cành, thối rễ trên cây mãng cầu xiêm.

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Cử nhân ngoại ngữ lập nghiệp với nghề nuôi bồ câu Pháp

Bỏ tấm bằng đại học loại khá, chị Nhung khởi nghiệp bằng việc nuôi 300 con bồ câu trong một căn phòng 30m2.

Chị Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam tốt nghiệp một trường đại học ngoại ngữ loại khá vào năm 2003. Sau đó, chị tìm được công việc hướng dẫn viên du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, khi sinh con, nghề hướng dẫn viên nay đây mai đó không còn phù hợp nên chị chuyển việc vào năm 2005. 


Số bồ câu ở trang trại của chị Nhung hiện được nhân lên gấp 20 lần so với thời điểm chị khởi nghiệp.Ảnh: NVCC

4 năm làm nhiều công việc văn phòng nhưng chị không thể trang trải cuộc sống với mức thu nhập rất thấp. Thấy mẹ chị nuôi chim bồ câu Pháp khá thuận lợi, đến năm 2009, chị Nhung cũng bắt tay nuôi thử nghiệm 300 con bồ câu trong một căn phòng diện tích 30m2. Sau một năm, nhận thấy loài chim này rất hợp khí hậu và sinh sản tốt, mang lại hiệu quả kinh tế nên chị quyết định nghỉ công việc văn phòng. Chị Nhung mua thêm 1.200 con giống, nhân rộng mô hình và tăng diện tích chuồng trại lên 220m2.

Đến nay, số bồ câu tại trang trại của chị được nhân lên 6.000 con, tương đương 3.000 cặp bồ câu. Diện tích chuồng trại cũng được tăng lên hơn 500m2 và phải thuê thêm 2 nhân công.

"Loài này chu kỳ sinh sản ngắn, chỉ khoảng 40 ngày một lứa, nuôi cũng nhanh lớn nên số bồ câu được sinh ra và xuất chuồng cứ gối đầu nhau. Do đó, trong trại lúc nào cũng duy trì số bồ câu như vậy", chị Nhung cho hay.

Mỗi tháng, riêng trang trại của chị xuất khoảng 2.000 cặp bồ câu thịt và giống cho các thương lái ở Đà Nẵng, TP HCM, Tây Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc... Giá bán giống dao động từ 150.000 đến 300.000 đồng một cặp, bồ câu thịt khoảng 70.000 đến 80.000 đồng một cặp. Cứ 1.000 cặp bồ câu xuất chuồng, sau khi trừ các chi phí nhân công thì được lãi khoảng 20 triệu đồng.

Do nhu cầu đầu ra lớn nên chị Nhung phải thu mua thêm khoảng 1.000 cặp bồ câu mới đủ các đơn hàng. "Bà con quanh vùng chủ yếu do mình cung cấp giống nên mình bao luôn đầu ra cho họ", chị cho hay.

Chị Nhung chia sẻ, ưu điểm của loài bồ câu Pháp là không cần diện tích chuồng trại rộng, tiêu thụ ít thức ăn, chủ yếu là ăn gạo, thóc, thỉnh thoảng bổ sung một chút cám. Bồ câu Pháp cũng khá phù hợp khí hậu ở miền Trung, khả năng miễn dịch cao nên nên ít bệnh... Bà chủ trẻ cũng cho biết, giống này sinh sản nhiều, một năm, trung bình mỗi cặp đẻ 8 đến 10 lứa, tuổi sinh sản kéo dài từ 4 đến 5 năm nên khả năng thu hồi vốn nhanh.

"Nuôi chim bồ câu Pháp không khó, chỉ cần chú ý vệ sinh chuồng trại tốt thì chúng sẽ không bệnh tật và nhanh lớn", chị Nhung chia sẻ.

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Cựu Phó Thủ tướng nuôi ngỗng trời

Ý tưởng nhiều vô kể, cái thành công cũng nhiều và không ít cái thất bại nhưng đến 80 tuổi ông vẫn là con người của hành động. Ông là cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn.

Cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn thăm trại ngỗng trời

Một lần tình cờ đọc Báo NNVN thấy viết về mô hình nuôi vịt trời ở hồ Cấm Sơn trên Bắc Giang, ông tức tốc lên thăm. Chủ nhà khoản đãi một bữa vịt trời luộc ngọt lừ, vị cựu Phó Thủ tướng liền bị loài thủy điểu "ám" từ bấy.

Nhớ hồi còn nhỏ ở quê, ông từng chứng kiến người ta mổ moi vịt trời, le le (một loài chim giống vịt trời nhưng trọng lượng chỉ 3- 4 lạng) rồi đặt lên chõ đồ còn ngon, thơm hơn cả chim ngói.

Tại sao mình không nghĩ đến chuyện nhân đàn để gìn giữ một giống chim quý? Thế là một mặt thuyết phục cổ đông Viện Nghiên cứu và Phát triển khoa học công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây (Viện hình thành từ sự đóng góp tiền túi của mấy cổ đông trong đó có ông Tạn), một mặt ông đi lùng mua vịt của cánh thợ săn. Phải gom từng tí một, gom thật nhanh trước khi chúng biến thành những con vịt hấp vàng hươm, thơm lừng, bốc khói nghi ngút trên đĩa của các nhà hàng.

300 mái đẻ, hàng trăm đực giống thuộc bốn dòng vịt trời ở Tiền Hải (Thái Bình), Giao Thủy (Nam Định), phá Tam Giang (Huế), Đắk Lắk được tập hợp về. Con vịt trời lại dắt díu cả con ngỗng trời về nữa. Hai trại thuần hóa tại Hoà Bình và Hà Nội cấp tập được hình thành.

Một ngày đầu năm, ông hẹn tôi xuống cái trại ở ngoại thành Hoài Đức, Hà Nội. Lái xe hôm đó kiêm luôn chức phụ trách khu chăn nuôi vịt. Dọc đường đi, cựu Phó Thủ tướng luôn miệng hỏi anh: “Số trứng soi thế nào rồi? Bao giờ nở được…”. Lứa đầu đàn vịt trời đẻ được 100 trứng còn đàn ngỗng trời đẻ 20 trứng, gần trăm chú vịt và chục chú ngỗng con đã kịp chào đời.


Vòng vèo một hồi, khu trại rộng 4 ha cây cối um tùm cũng hiện ra. Giữa trại có một cái ao lớn, bờ bên kia là chuồng nuôi tân đáo còn bờ bên này ngăn ra từng ô có căng lưới bên trên nuôi ngỗng đẻ, vịt đẻ và đám “trẻ mẫu giáo” con cái chúng.

Thủy điểu khi mới bắt về đều được tiêm phòng đầy đủ. Chọn lọc tự nhiên đã ban cho chúng một sức đề kháng rất tốt. Lúc đầu vịt trời, ngỗng trời còn chưa quen ăn cám, mổ thóc nhưng để móp diều mấy ngày là chúng vục mỏ mổ thật lực trong máng. Tiếng “khạp khạp”, “cạp cạp”, “kiu kíu” huyên náo cả một góc trang trại.

Những con vịt đực cổ xanh óng ánh, chót đuôi có vài sợi lông cong vút, mồm thỉnh thoảng kêu “khạp khạp”, vịt cái ngoài ngoại hình khác biệt còn sở hữu tiếng kêu cứ “cạp cạp” luôn luôn. Khác với ngỗng cỏ đực có mào, trọng lượng lớn hơn hẳn con cái nên dễ phân biệt còn đám ngỗng trời lông con nào cũng nhờ nhờ trắng, mỏ đo đỏ, đầu nhẵn thín, nặng ngang nhau nên rất khó biết.

Thuê hẳn cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên thực hiện đề tài nghiên cứu, thuần hóa vịt trời, ngỗng trời, ông Tạn bảo mục đích chính là thuần hóa và phát triển nhiều dòng giống, còn thương mại chỉ là hệ quả sau đó

Tôi say mê ngắm dăm ba cặp ngỗng bố mẹ đang vùng vẫy trong ao hay khoan thai dạo bước lạch bạch trên nền gạch. Chúng giương những con mắt như hạt đậu đen, ươn ướt, lành hiền nhìn khách lạ.

Gần đó là chuồng nuôi chục chú ngỗng con đã thuần hóa. Đám này táo tợn đến mức vục mỏ vào tay của nhân viên chăm sóc mà mổ lấy mổ để thức ăn. Bóc trứng được hai tháng chúng nục nịch chừng 4-5kg, bắt đầu trổ mã với lún phún lông măng, ngun ngún lông ống.

Hết ngắm vịt, xem ngỗng, tôi lại cùng ông nâng niu những quả trứng lên mà dòm. Trứng ngỗng trời to, nặng đến 190 gram còn trứng vịt trời nhỏ như trứng gà công nghiệp, có loại vịt đẻ trứng màu xanh như dòng ở Thái Bình lại có loại đẻ trứng màu trắng như dòng ở Nam Định.

Vui miệng, tôi hỏi ông đã đưa con nào "lên thớt" để đánh nhắm chưa? Cựu Phó Thủ tướng xua xua tay: “Thú thật, bọn tớ mới chỉ dám xơi những quả trứng ngỗng…ung chứ chưa dám thịt bất cứ con bố mẹ nào. Hễ soi mà không thấy có sống là mấy cổ đông lại chia nhau. Lòng đỏ của trứng ngỗng trời chỉ trắng nhờ nhờ nhưng ăn ngon đáo để, rất ngậy”.

Cựu Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn

Vịt trời ở ta dù dòng nào cũng từ nguồn Siberia (Nga) mùa đông bay về những mảnh đất phương Nam ấm áp để tránh rét. Chúng chung một đặc điểm là có vài cái lông xanh ở cánh nhưng các dòng lại khác nhau ở màu mỏ, màu lông, màu chân, màu cổ. Dòng vịt trời đang nuôi ở hồ Cấm Sơn (Bắc Giang) rất giống dòng vịt trời bắt được ở Thái Bình; còn dòng Nam Định, dòng Huế, dòng Đắk Lắk lại khác biệt thấy rõ.

Ông Tạn bảo tra sách, lướt mạng cũng chỉ dạy nuôi những loài vịt nhà, ngỗng cỏ chứ không có vịt trời, ngỗng trời nên tất cả đều phải mày mò, đúc rút kinh nghiệm. Tới giờ các bước nghiên cứu mới chỉ phát hiện vịt, ngỗng rất phàm ăn, ưa môi trường nuôi rộng, có ao hồ và con đực chỉ chịu đạp mái khi ở trên mặt nước.

Cây bút trong tay, ông vạch vạch vào tờ giấy trắng vẽ ra một mô hình trung tâm với các thành phố vệ tinh. Trung tâm ấy là Hà Nội còn vệ tinh là các tỉnh Ninh Bình, Sa Pa (Lào Cai), Quảng Ninh và Hòa Bình nơi đón đầu nhiều tuyến du lịch, nơi có thể tiêu thụ được mỗi tháng 1.000 con vịt trời dễ dàng.

“Chỗ này anh liên lạc với anh A, chỗ kia anh liên lạc với anh B, làm thế, làm thế họ sẽ giúp đỡ nhiệt tình”. Giọng ông già sang sảng, người đồng sự gật gù ra chừng hiểu ý.

Phải đến cỡ tháng 8 năm nay lô vịt trời thương phẩm đầu tiên của trại mới xuất xưởng nhưng một kế hoạch làm thị trường đã rục rịch bắt đầu. Vịt trời sẽ không bán theo cân mà theo con, giá mỗi con được ấn định khoảng 250.000đ vừa tầm túi của số đông khách hàng muốn thưởng thức đặc sản.


Một kế hoạch chia thưởng cũng được lên sẵn. Nhân viên của trại ngoài lương ra sẽ được thưởng 10% lợi nhuận, 50% để tái đầu tư, 40% dành chia cổ tức. Ước mơ của ông là mỗi vùng miền sẽ có một trại nuôi, là năm 2015 đưa ra thị trường 20.000 vịt thương thẩm, năm 2016 đưa ra 100.000 con, năm 2020 đưa ra 1 triệu con.

“Trong đàn vịt của Việt Nam chừng 100 triệu con sẽ có 1 triệu con là vịt trời. Còn ngỗng trời do đặc tính sinh sản rất ít nên năm 2015 chúng tôi chỉ dám đặt mục tiêu đưa ra thị trường 2.000 con mà thôi”, ông Tạn nói.

Ngoài ngỗng vịt, tôi thấy trong trại còn trồng một số cây lạ nên lại ngứa nghề giở giọng cật vấn. Hỏi chuyện trúc liễu - loại cây lâm nghiệp đột biến gen mấy năm trước được tung hô là có tốc độ lớn vô địch. Giờ, ông bảo sau khi trồng thử mới nghiệm ra tốc độ lớn của trúc liễu chỉ ngang với… bạch đàn nhưng vớt vát lại mật độ quần thể cao hơn gấp ba lần.

Hỏi chuyện về thạch hộc - loại cây mà Viện đang trồng thử nghiệm, ông bảo ở Trung Quốc đó là dược liệu có giá trị nhất, đắt hơn hồng sâm, quý hơn linh chi, có thể cho thu nhập 1 triệu đô la/ha tương đương 21 tỉ đồng tiền Việt. Trồng ba năm thạch hộc mới bắt đầu cho thu và có thể thu liên tiếp trong mấy năm sau tuy nhiên chi phí cho một ha trồng thạch hộc cũng tốn vào hàng kinh hồn, phải cỡ 10 tỉ đồng.

Hỏi chuyện táo hồng, rồi giống dâu Đài Loan có quả dài non nửa gang tay, giọng ông phấn chấn hẳn lên: “Tốt, tốt, mấy tháng sau về đây tôi sẽ đãi cậu một bữa vịt trời rồi tráng miệng bằng táo, bằng dâu”
.

Lãi tiền tỷ nhờ trồng chuối tiêu hồng

Khởi nghiệp từ những đồng vốn vay mượn, anh Phạm Năng Thành mạnh dạn đầu tư trồng chuối tiêu hồng trên chính quê hương của mình, thu về hơn 2 tỷ đồng một năm.

Anh Phạm Năng Thành (sinh năm 1979, xã Đại Tập, Khoái Châu, Hưng Yên), một trong những người trồng chuối nhiều nhất huyện Khoái Châu sở hữu căn biệt thự sang trọng, có bể cá, cây cảnh, ô tô trước sân...

Anh sinh ra và lớn lên ở xã Đại Tập, học xong THPT, rời quê lên phố lập nghiệp với việc phụ hồ cho các công trường xây dựng. Năm 2003, anh trở về quê với quyết tâm làm nông dân giỏi, làm giàu trên chính thửa ruộng của mình.

“Nhận thấy giống chuối tiêu hồng có nhiều lợi thế dễ trồng, phù hợp thổ nhưỡng đất bãi phù sa màu mỡ ven sông Hồng, đặc biệt là giống chuối ngon, năng suất cao, được thị trường ưa chuộng, nên tôi quyết định mở mô hình trồng loại chuối này”, anh Thành chia sẻ.


Anh Thành hiện có thu nhập tiền tỷ từ vườn chuối tiêu hồng rộng hơn 50 mẫu. Ảnh: Tiền Phong

Bước đầu gặp khó khăn về nguồn vốn, anh Thành phải vay mượn khắp nơi. Còn lúng túng về kỹ thuật nên ban đầu anh trồng thử nghiệm hơn 2 mẫu chuối, trồng thêm cam, bưởi. Sau một năm, anh thu được hơn 2.000 buồng chuối trĩu quả. Do chưa có thị trường tiêu thụ nên mùa thu hoạch chuối đầu tiên, anh Thành bán ở chợ quê, trừ chi phí, lãi hơn 50 triệu đồng.

Cây chuối đem lại thu nhập cao hơn nhiều so với lúa, trong khi cam, bưởi khó chăm sóc, bị nhiều bệnh không đem lại năng suất. Năm 2005, anh Thành lấy số tiền lãi từ vụ đầu, vay mượn thêm, mở rộng mô hình lên hàng chục mẫu. Lúc đó, người thân khuyên anh không nên mạo hiểm vì trồng nhiều khó có thị trường tiêu thụ.

Lúc đó, anh chỉ cười bảo: “Mình sẽ tự kiếm mối tiêu thụ, xây dựng thương hiệu chuối tiêu hồng Đại Tập được nhiều người biết đến”. Nhưng vụ chuối năm ấy may mắn đã không đến với vợ chồng anh. Bao nhiêu vốn, công sức chăm bón chuối đến thời điểm sắp thu hoạch thì tháng 6/2005 cơn bão mạnh đổ bộ vào Hưng Yên, khiến toàn bộ hàng chục mẫu chuối gãy đổ, mất trắng.

Nhưng không vì thế vợ chồng anh Thành bỏ cuộc, họ bảo nhau “vấp ngã ở đâu sẽ cùng nhau đứng dậy chỗ ấy”, cùng nhau vay mượn, cầm cắm sổ đỏ để trồng lại chuối. Chị Nguyễn Thị Yến Tuyết, vợ anh Thành, tâm sự: “Rút kinh nghiệm từ lần thất bại, chúng tôi đã chủ động thay đổi thời gian trồng chuối để tránh gió bão”.

Họ dựng lều ngay ngoài đồng chuối, chăm chỉ bón phân, tưới nước, tỉa lá, dọn cỏ dại cho vườn chuối. Công sức bỏ ra của anh chị được đền đáp, những vụ chuối liên tiếp được mùa. Anh Thành chở chuối đi tiêu thụ ở Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội…, vừa bán vừa quảng cáo thương hiệu chuối tiêu hồng Đại Tập.

Chỉ trong một thời gian ngắn, khách hàng đã trở nên quen thuộc với giống chuối tiêu hồng. Chuối hồng Đại Tập dần trở thành loại trái cây được ưa chuộng trên thị trường. Số lượng người mua chuối tăng dần, anh Thành mua ô tô để chở hàng đi bán ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và sang cả Trung Quốc. Ngoài ra, nhiều thương lái đã tìm tận nhà anh mua với số lượng lớn.

Trồng chuối đem lại hiệu quả kinh tế cao, vợ chồng anh Thành mua thêm và thuê đất bỏ hoang của nhiều gia đình trong huyện cải tạo lại trồng chuối. Hằng năm, giá thuê đất từ 800.000 đến 1,5 triệu đồng một sào tùy theo chất lượng đất, ký hợp đồng thuê từ 3 tới 50 năm. Cứ mỗi sào, anh Thành thu lãi 4 triệu đồng mỗi năm, mỗi năm gia đình anh thu lãi hơn 2 tỷ đồng từ chuối.

Hằng năm, anh Thành còn bán hơn 200 tấn chuối cho bà con ở địa phương và các xã lân cận. Thấy được nhu cầu của người mua giống chuối tăng dần, anh Thành đã nhân giống chuối bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cung ứng ra thị trường, mỗi năm thu từ 200 - 300 triệu đồng tiền bán mầm chuối. Hiện mô hình trồng chuối của vợ chồng anh Thành tạo việc làm ổn định cho 10 lao động, với mức lương 4 triệu đồng mỗi người.

Mô hình trồng chuối của anh được nhiều tổ chức, hội viên nông dân ở các địa phương trong tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Anh Thành dự định mở rộng mô hình, thị trường tiêu thụ tạo được thương hiệu cho chuối tiêu hồng Đại Tập, Hưng Yên.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Nuôi heo bằng máy tính kiếm tiền tỷ mỗi năm

Là chủ trang trại nuôi heo lớn ở Biên Hòa, nhưng công việc chiếm nhiều thời gian của ông Nguyễn Trí Công lại là ngồi trước máy tính pha chế thức ăn.

Ông Nguyễn Trí Công (sinh năm 1963), phường Hố Nai I, thành phố Biên Hòa lập nghiệp bằng nghề nuôi heo từ năm 1985. Khi đó, nghề này chưa phát triển theo mô hình công nghiệp. Ông tự ý thức nếu làm thủ công sẽ rất vất vả mà hiệu quả không cao. Vì thế, ông Công không ngừng mày mò kỹ thuật nuôi heo trên sách báo.

Từ năm 1995, khi máy tính vẫn còn là một thứ xa xỉ, người nông dân này đã chủ động mày mò, tìm cách sử dụng, rồi theo học cả một lớp tập huấn về phần mềm chăn nuôi tại TP HCM. Về nhà, ông áp dụng ngay những gì được học, thấy ngay hiệu quả khi heo mau lớn, ít dịch bệnh, chất lượng nạc được nâng cao.

Hằng ngày, ông Công dành 3-4 tiếng đồng hồ để ngồi máy tính, pha chế thức ăn cho heo. Ảnh: Dongnai.gov

Từ đó đến nay, ông Công không ngần ngại chi hàng trăm triệu để mua hàng chục phần mềm từ nước ngoài để áp dụng vào chăn nuôi. Loại rẻ tiền cũng có giá vài nghìn đôla, phần mềm đắt có thể lên tới chục nghìn đôla.

Công việc chiếm nhiều thời gian hằng ngày của ông hiện tại không phải lăn lộn trong chuồng trại mà là ngồi máy tính. Mỗi ngày, ông dành 3-4 giờ để pha chế thức ăn trên máy. Chỉ cần một cú click chuột, ông Công biết được lý lịch từng con, ngày giờ sinh, số lần tiêm phòng, kế hoạch cai sữa, khi nào đẻ hoặc cần thụ tinh, xuất chuồng... Dữ liệu cập nhật hằng ngày nên chủ trang trại có thể tính toán, pha trộn khẩu phần thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của heo. Điều này cũng giúp ông tính toán chi phí, giá thành thức ăn một cách chính xác hơn để hạch toán lỗ, lãi khi xuất chuồng.

“Nhìn vào ‘phả hệ’ trên phần mềm, chủ trang trại cũng có thể biết con nào cho năng suất tốt, sản lượng thịt cao… để các lứa sau cân nhắc lựa chọn hoặc lai giống ”, ông Công cho hay.

Bên cạnh việc ứng dụng các phần mềm trong chăn nuôi heo, chủ trang trại này còn đặc biệt chú trọng đến việc thết kế một hệ thống chuồng trại hiện đại, không ảnh hưởng đến môi trường với những hầm biogas do chính các chuyên gia đầu ngành thiết kế. Những thiết bị, máng ăn tự động, xilanh, bản thiết kế chuồng trại... đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Vợ chồng ông cũng liên tục đi nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm nuôi heo tại các nước như Canada, Thái Lan, Pháp...

Sau gần 30 năm gắn bó với nghề, đến nay, gia sản cha mẹ ông để lại xưa kia đã được nhân lên gấp nhiều lần với hàng chục nghìn m2, quy mô 5.000 cả heo nái và thịt. Công nhân làm việc tại đây luôn có khoảng trên 10 người. Có năm, trang trại của ông Công xuất chuồng khoảng 10.000-12.000 con heo và có doanh thu tới cả chục tỷ đồng. Ông cho biết, trung bình mỗi con heo đến khi xuất chuồng lãi khoảng 400.000 đồng, thậm chí có đợt giá cao thì lãi tới hơn một triệu. Tới đây, ông Công còn triển khai xây dựng một trang trại nữa ở Lâm Đồng với diện tích khoảng 40ha.

Nhìn thành quả thì thấy vậy, tuy nhiên, ông Công cho biết, không ít lần tưởng bỏ nghề vì dịch bệnh, chết cả đàn heo hàng trăm con. "Nhiều lần tự nhủ xuất chuồng nốt đàn sẽ thôi không nuôi nữa. Dịch bệnh là chết cả đàn, tay trắng trong chốc lát. Tuy nhiên, cuối cùng vẫn chưa bỏ được nghề. Những lần heo ốm, chết càng làm mình chú trọng hơn đến việc tiêm phòng dịch, áp dụng khoa học kỹ thuật vào để tăng cường sức khỏe cho chúng", chủ trang trại cho hay.

Hiện nay, bên cạnh công việc chăn nuôi heo, làm kinh tế cho gia đình, ông Công còn là Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai. Ông dành nhiều thời gian đi các địa phương chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi gia súc, gia cầm với bà con.

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Dừa xiêm lùn lãi 30 triệu đ/ha/tháng

30 triệu đồng là số tiền hằng tháng mà gia đình ông Phan Minh Úc (45 tuổi) ở ấp Trùm Thuật, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) thu về từ mô hình trồng dừa.

Ông Úc bên vườn dừa xiêm của mình

Gia đình ông Úc có 4 ha đất, trước đây chủ yếu trồng lúa. Năm 2011 ông mạnh dạn chuyển đổi, đưa cơ giới vào cải tạo 1 ha để trồng thử nghiệm 460 cây giống dừa xiêm lùn Bến Tre. Sau 3 năm đã thu trái, hiệu quả vượt ngoài sự mong đợi. Hằng tháng mỗi cây cho thu ít nhất 1 buồng với số lượng khoảng 10 - 20 trái.

Theo ông, giống dừa này dễ trồng, chăm sóc đơn giản, chi phí ít (hằng năm chỉ tốn khoảng 10 triệu tiền phân thuốc) nhưng nhanh thu hoạch, dừa rất sai trái (có buồng dừa hơn 20 trái), nước rất ngọt. 3 tháng mới phải xịt thuốc 1 lần và 1 năm chỉ bón phân 2 lần để thúc cây sinh trưởng. Ông Úc dự định trong năm nay sẽ mở rông diện tích trồng thêm 400 gốc và vận động người dân đầu tư trồng để đủ số lượng trái có thể ký hợp đồng tiêu thụ với DN.