Trang

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

Giấc mơ trang trại gà rừng của người nông dân Bình Định

Từ một triệu đồng mua cặp gà rừng về nuôi, sau hơn một năm ông Sâu Zuôn Nam làng Kà Xiêm, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh (Bình Định) thu lãi gần 20 triệu đồng.

Ông Sâu Zuôn Nam mê nuôi gà rừng và bảo tồn giống gà hoang dã này từ nhỏ. Năm 2011, khi có điều kiện ông lặn lội khắp các vùng nuôi trong huyện, có lúc ông qua tận huyện Đồng Xuân (Phú Yên) học hỏi kinh nghiệm nuôi gà. Cả tháng ròng rã ở Đồng Xuân, cuối cùng ông Nam mua đượccặp gà giống giá một triệu đồng về quê nuôi.

Ban đầu, chưa nắm rõ được tập tính của gà rừng, không biết kỹ thuật nuôi, ông Nam gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận cặp gà giống. Ba tháng sau, ông quen dần, tự tìm tòi thêm, nên đã chủ động hơn trong việc chăm sóc. Ông lên chế độ ăn uống, chăm sóc gà một cách khoa học.

Nguồn thức ăn chính của gà rừng là mối. Mối giàu protein giúp gà hấp thụ dinh dưỡng tốt, lớn nhanh. Ngoài thức ăn tự nhiên, ông Nam mua thêm thực phẩm công nghiệp như bột cám, bắp xay, rau, tép khô... cho gà ăn bổ sung.
Ông Sâu Zuôn Nam chăm sóc gà rừng 15 ngày tuổi. Ảnh: Minh Thùy

Sau gần một năm, cặp gà giống bắt đầu ấp nở, và cứ thế từ chỗ 2 con nhân lên 60 con. Gà rừng sinh nở nhanh, mỗi năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa đẻ ấp từ 10 đến 15 trứng. Toàn bộ đàn gà hiện có của ông Nam đều nhân giống từ cặp gà đầu tiên.

Ban đầu ông Nam nuôi gà theo sở thích, bạn hàng của ông chủ yếu là khách quen vì thích tìm đến mua gà giống. Dần dần, nhiều nơi tìm về đặt mua gà thịt để chế biến món ăn đặc sản. Hiện nay ông Nam bán từ gà giống đến gà thịt, gà 45 ngày tuổi bán 400.000 đồng một cặp, gà 60 ngày bán 600.000-700.000 đồng một cặp, gà 90 ngày tuổi bán trên 1 triệu đồng một cặp. Riêng gà thịt xuất bán giá 200.000 đồng một kg. Còn gà rừng mua về đá mỗi con có giá vài ba triệu trở lên.

"Trại gà của tôi hiện có hơn 60 con, trong đó có 4 cặp gà mái đẻ, số còn lại là gà từ 60 đến 80 ngày tuổi. Ngoài ra, trong trại còn có 4 gà cồ (gà trống) có giá trên 30 triệu đồng”, ông Sâu Zuôn Nam nói thêm.

Từ đống vốn ít ỏi ban đầu, ông Nam gầy được đàn gà rừng lớn mạnh, mỗi năm ông Nam thu lãi từ 18 triệu – 20 triệu đồng, trở thành nguồn thu bền vững cho gia đình ông. Ngoài ra ông Nam còn phát triển mô kinh tế vườn rừng, chăn nuôi bò... tính tổng thu nhập mỗi năm trên 60 triệu đồng.

Mô hình chăn nuôi gà rừng bền vững của ông Sâu Zuôn Nam đang được khuyến khích và phát triển tại địa phương. Ông Lơ O Hòa, Chủ tịch UBND xã Canh Thuận cho biết, UBND xã sẽ hỗ trợ thêm về kinh phí, đầu tư chuồng trại phát triển bền vững và bảo tồn giống gà rừng hoang giã tại địa phương. Từ cơ sở ban đầu của nhà ông Nam, xã sẽ nhân rộng mô hình này cho các hộ gia đình khác.

Ông Nam chia sẻ: “Tôi đang dự định mở hẳn trang trại chăn nuôi gà rừng trong thời gian tới. Gà rừng tuy được thuần nhưng vẫn ưa môi trường sống tự nhiên, vì thế để đảm bảo phát triển đàn, trước mắt tôi sẽ chuyển đàn lên vùng đồi Chầm Xô, gần khu vực suối Kà Xiêm chăn nuôi. Vùng đất này vừa có đồi, vừa có nguồn nước lại thuận đường, cách xa khu dân cư nên đảm bảo chăn nuôi an toàn. Do mới nuôi thử nghiệm nên tôi chủ yếu mày mò kinh nghiêm, xem thêm sách báo là chính. Sắp tới, tôi sẽ cho con trai đi học lớp thú y để về phát triển đàn”.

Theo ông Nam, gà rừng có sức đề kháng cao, ít bệnh, tuy nhiên vì đặc tính hoang dã, nên khi còn nhỏ, nhất là trong vòng 15 ngày tuổi, ông phải tập cho gà ăn trên tay để thuần hóa.

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Bà chủ vườn lận đận với cà chua 1kg mỗi trái

Trồng thử nghiệm thành công giống cà chua nặng tới 1kg, bà Phạm Thị Thu Cúc ở Lạc Dương (Lâm Đồng) lại đang gặp khó về tiêu thụ do sản phẩm còn lạ lẫm với người tiêu dùng.

Xuất thân là một giáo viên, sau đó chuyển qua kinh doanh nhà đất, khách sạn, 8 năm nay bà Cúc quyết định làm nông nghiệp. Không được đào tạo chuyên ngành, hiện tại bà Cúc được đánh giá là một trong những nhà vườn công nghệ cao có đẳng cấp ở Lâm Đồng.

Từ năm 2007, bà Cúc tìm đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương lập vườn trồng rau. Một vài năm đầu bà nếm trải đầy đủ sự vất vả, thậm chí thua lỗ. Sau đó bà đã định hình lại và chuyển hướng qua sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với những cây trồng mới lạ, độc đáo.

1,3ha đất nông nghiệp của bà Cúc đều được quy hoạch trong nhà kính với nhiều loại cây trồng bằng kỹ thuật canh tác hữu cơ. Trong đó, cây cà chua là niềm say mê thực sự của bà Cúc. Bà luôn dành khoảng 1.000m2 để trồng thử nghiệm các giống cà chua. Giá cà chua quanh năm rất thất thường, người trồng phần lớn bị lỗ, nhưng bà đánh giá loại rau quả này đầy tiềm năng vì là thực phẩm phổ biến trong bếp ăn của mọi gia đình. Tuy nhiên, để làm cà chua hiệu quả về kinh tế không dễ.
Bà Cúc tại vườn cà chua Beef. Ảnh: Quốc Dũng

Cà chua của bà được trồng trong nhà kính chứ không trồng ngoài trời. Thường ngày bà sử dụng phương pháp tưới bằng công nghệ nhỏ giọt, nhưng cũng có những thời điểm cần thiết sẽ cho tưới bằng vòi sen hay béc tự động. Một lượng phân chuồng rất lớn đã qua xử lý kỹ thuật được dùng để bón lót trước khi trồng. Cà chua là loại cây trồng rất mẫn cảm với thời tiết, nên kỹ thuật canh tác phải kết hợp cả hữu cơ và hóa học mới can thiệp được các loại nấm bệnh phát sinh. Một trong các bí quyết canh tác cây cà chua mà bà đúc kết là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Từng ngày bà phải theo dõi các hiện tượng thời tiết để bơm, bón kịp thời. Chỉ cần muộn một vài ngày cây sẽ phát bệnh, tiền chữa tốn kém mà sản lượng lại giảm khi thu hoạch.

Vừa qua, bà Cúc đã trồng thử nghiệm thành công giống cà chua mới có tên Beef, xuất xứ Hà Lan. Đây là giống cà chua cao cấp của châu Âu có nhiều ưu điểm như trái to, chắc, ít hạt, cơm dày. Đường kính trái khi bổ ra có thể đủ khoanh tròn đáy đĩa thức ăn. Một công ty nước ngoài đã làm dịch vụ tư vấn, khảo nghiệm canh tác và cung ứng giống cây trồng cung cấp. Đối tác chuyên phân phối bán lẻ của bà Cúc chấp nhận ký hợp đồng với giá 30.000 đồng một kg, trong khi giá cà chua giống Ana mà nông dân Lâm Đồng đang canh tác hiện chỉ 4.000 đồng, nên bà đã mạnh dạn trồng gần 2.000 cây. Kết quả ngoài tưởng tượng, cà chua giống Beef thu hoạch trung bình mỗi trái trên 500gram, cá biệt có những trái tới 1kg. Giống cà chua đang trồng phổ biến phải từ 15-20 quả mới được 1kg. Theo bà Cúc, giá một hạt cà chua giống Beef là 4.500 đồng, đắt hơn loại thường 4.000 đồng một hạt.

Với diện tích trồng thử nghiệm 1.000m2, bà Cúc thu về khoảng 20 tấn cà chua Beef cho một vụ canh tác trong 8 tháng. Nếu bán được giá như ký hợp đồng thì 1.000m2 sẽ thu được 600 triệu đồng một vụ, trừ chi phí còn lãi trên 400 triệu.

Hiện vườn cà chua của bà Cúc đã đỏ rực nhưng hàng ngày chỉ tiêu thụ được vài trăm kg. Bà Cúc chấp nhận giá thấp hơn ban đầu, nhưng do nhu cầu tiêu thụ ít nên chưa thể giải quyết được. Bà Cúc phải cho người đến chào mời hoặc ký gửi tại các cửa hàng rau quả, nhưng người tiêu dùng còn quá lạ lẫm với giống cà chua này. Nhiều người còn cho rằng đây là cà chua Trung Quốc.

Đại diện Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng nhận định, giống cà chua Beef mà bà Cúc canh tác do một công ty nước ngoài cung cấp, cơ quan chuyên môn trong nước chưa trồng khảo nghiệm loại giống này. Tuy nhiên qua kiểm tra, nhà vườn của bà Cúc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất. Hiện sản phẩm cà chua Beef của bà Cúc được đối tác tiêu thụ cung cấp chủ yếu cho các bếp ăn của người nước ngoài tại Việt Nam. Họ cũng lấy mẫu sản phẩm phân tích kỹ lưỡng trước khi nhập hàng. Vị đại diện này cũng cho rằng, việc không tiêu thụ hết sản lượng, một phần do bà Cúc trồng vượt nhu cầu của đối tác tiêu thụ và người tiêu dùng trong nước chưa quen với cà chua loại này, nên cần có thêm thời gian.

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Ông chủ của 4 trang trại chim tiền tỷ

Từng thua lỗ và tay trắng trên thương trường, anh Giáp tái khởi nghiệp với 40 triệu đồng vay mượn và khu vườn 200m2 để nuôi chim trĩ đỏ.

Sinh ra tại Lý Nhân (Hà Nam), anh Trần Nhữ Giáp tốt nghiệp Đại học Thương mại khoa Quản trị Kinh doanh năm 2001. Sau khi ra trường, anh làm việc cho một số doanh nghiệp tư vấn đầu tư. Luôn ôm mộng được làm kinh doanh riêng nên năm 2005, khi tích lũy đủ kinh nghiệm và vốn liếng, anh Giáp cùng một số người bạn thành lập công ty tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp FDI.

Biến cố vài năm sau đó đã thổi bay 5 tỷ đồng anh tích cóp trong mấy năm ăn nên làm ra nhờ nghề tư vấn.
Hiện anh Giáp còn tham gia viết sách, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi các loài gia cầm, thủy cầm quý hiếm. Ảnh: NVCC

Sau một thời gian chán nản, anh Giáp tự nhủ mình phải tìm ra một hướng đi thật khác biệt để làm lại từ đầu. Anh trăn trở rất nhiều về con đường mới cho cuộc đời mình.

"Lúc đó tôi mày mò, tìm kiếm mãi nhưng những gì mình định làm thì thiên hạ lại làm hết rồi, càng ngày càng bế tắc nên đã tìm đến chim cảnh để lấy lại sự cân bằng", chủ trang trại kể lại. Anh mua 2 chú chim trĩ đỏ về để nuôi chơi nhưng một thời gian sau chúng sinh sản. Giáp tò mò lên mạng tìm kiếm thông tin về loài này và nảy ra ý tưởng nhân rộng mô hình nuôi.

Anh vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của vợ và gia đình. "Những người thân của tôi đều cho rằng ăn học tử tế giờ lại quay về làm chăn nuôi, chân lấm tay bùn thì bao nhiêu năm phấn đấu sẽ thành con số không", anh Giáp cho hay. Thậm chí, vợ anh từng gây áp lực với bằng cách đòi ly hôn. Cuối cùng trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, chị đành chấp nhận để anh chọn con đường theo ý thích của mình.

Bắt đầu lại mọi việc với hai bàn tay trắng, anh Giáp biết trước mình sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Để có nơi mở trang trại, anh về Hà Nam hỏi mượn đất của người thân. "Nhưng lúc đó, ai cũng e ngại vì cho rằng cái kế hoạch 'giời ơi đất hỡi' của tôi biết có thành công không? Cuối cùng mình cũng thuyết phục họ cho mượn khoảng 200m2 ruộng", anh cho hay.

Giáp vay khoảng 40 triệu đồng của bạn bè về để có vốn đầu tư, xây dựng chuồng trại... Đến 2008 anh về làm nông dân để lại công ty tư vấn cho người bạn điều hành. Bắt tay vào nuôi mới thấy mọi việc không dễ dàng như anh nghĩ.

Chim trĩ đỏ là loài nằm trong sách đỏ nên anh gặp không ít khó khăn trong việc xin cấp phép nuôi. Để hoàn thành thủ tục pháp lý cho trang trại, anh phải đã mất gần 2 năm chứng minh những động vật này có thể sinh sản được trong môi trường nhân tạo. Đến tháng 6/2009, anh mới có được giấy phép.

Thời gian đầu, do chưa nắm vững về đặc tính, kỹ thuật nuôi, sinh sản... nên chim bị chết khá nhiều, anh tiếp tục thua lỗ hàng trăm triệu đồng. Cả nước khi đó lại chưa có mô hình nào về loài này để học hỏi nên anh Giáp lại dành thời gian mày mò, nghiên cứu tài liệu từ các trang nước ngoài để ứng dụng và tìm ra nguyên nhân vật nuôi bị bệnh. Thậm chí, anh còn vay cả tiền để sang nước ngoài như Malaysia, Thái Lan, Australia... cả tháng trời để học hỏi kinh nghiệm.

Cuối cùng, công sức của anh cũng được đền đáp và anh mở rộng khu vườn tại Hà Nam thành một trang trại rộng khoảng 5.000m2. Năm 2010, từ những thành công bước đầu, anh Giáp tiếp tục gom góp, vay mượn hơn 3 tỷ đồng để đầu tư trang trại 14.000m2 ở Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Gần đây, anh đang xin cấp phép thêm 2 trang trại nữa tại Láng Hòa Lạc và một tỉnh ở phía Nam.

Bên cạnh chim trĩ đỏ, trang trại của anh Giáp còn nuôi hàng nghìn cá thể chim công, ngỗng trời, sâm cầm...

Hiện cả 4 trang trại có khoảng 7.000 cá thể chim trĩ. Gần đây anh nuôi thử nghiệm thêm các loài gia cầm khác như chim công, ngỗng trời, gà rừng tai trắng, gà lôi vằn, sâm cầm, vịt trời, chim le le... với khoảng 1.000 cá thể. Ngoài việc nhân giống và hoàn thiện mô hình nuôi, anh còn nghiên cứu đặc tính, cách nhân giống các loài này để hoàn thiện cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi, sinh sản các loài chim, gà quý hiếm để phổ biến đến người chăn nuôi.

Mỗi tháng, trang trại của anh cung cấp ra thị trường khoảng 1.000 chim trĩ các loại, 100 chim công giống và trưởng thành, 4.000 con vịt thương phẩm… Theo tính toán của anh, mỗi năm trang trại có thể thu lãi khoảng 800 triệu đến một tỷ đồng. Ngoài bán chim giống và thương phẩm, anh còn bao đầu ra cho những bà con mua giống xung quanh vùng.

Anh Giáp cho biết, sau 7-8 tháng tuổi, chim trĩ đỏ bắt đầu đẻ trứng. Trung bình mỗi năm, một con mái đẻ khoảng 100 quả trứng, có những con đẻ gấp đôi số đó. Giá mỗi quả trứng chim trĩ đỏ hiện khoảng 20.000 đồng, trĩ giống nuôi một tháng tuổi giá khoảng 80.000 đồng con, trĩ trưởng thành 450.000 đồng một con… Chim công giống dao động từ 1-2 triệu mỗi con, loại trưởng thành đang sinh sản khoảng 9-11 triệu. Ngỗng trời giống và thương phẩm từ 500.000 đến 1,2 triệu mỗi con, sâm cầm 800.000 đồng mỗi con... Mỗi ngày, các trang trại của anh có hàng chục lượt khách đến tìm hiểu, học hỏi mô hình cùng các chuyên gia nghiên cứu về các loài chim quý hiếm.

Về lâu dài, anh Giáp dự định sẽ củng cố cơ sở vật chất của các trang trại sẵn có và mở thêm các điểm chăn nuôi khác trên cả nước. "Tôi hi vọng sẽ xây dựng hệ thống trang trại chuyên sản xuất và cung cấp các giống chim, gia cầm, thủy cầm quý hiếm hàng đầu cả nước". chủ trang trại cho hay.

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Người hoàn lương trở thành tỷ phú

Phan Hồng Phúc từng phạm tội “chứa mại dâm có tổ chức” và bị phạt tù giam. Khi trở về với gia đình, anh dốc sức làm ăn và thành công với mô hình nuôi cá chình, được tỉnh An Giang khen thưởng về thành tích “sản xuất và kinh doanh giỏi” nhiều năm liền.

Mọi chuyện không thể ngờ…
“Năm 2000, tôi bị kêu án 10 năm tù giam, nặng lắm chứ. Thế nhưng, ở được bốn năm rưỡi thì được ân xá, do tôi cải tạo tốt” - Phan Hồng Phúc (ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn - An Giang) không giấu giếm. Nợ nần cứ bủa vây, thu nhập không có đồng vô, buộc anh phải bán đứt 3 công đất để xoay sở. “Nhưng, đây cũng là vận may. Khi thăm mấy người bạn ở Cà Mau, thấy mô hình nuôi cá bống tượng có nhiều triển vọng nên về nuôi thử…” - anh kể.

Nào ngờ, con cá bống tượng làm vợ chồng họ bao phen hoảng hồn, do cá chết hàng loạt mà không biết nguyên nhân. Rồi, anh Phúc kiên nhẫn đi chia sẻ kinh nghiệm, tìm tài liệu nghiên cứu để ứng dụng nên từ chỗ nuôi lỗ lã đến phá huề và có lời.
Anh Phan Hồng Phúc kiểm tra giống cá chình


Năm 2005, nghe nói Phan Hồng Phúc ở số 6 (ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận) nuôi cá bống tượng, ai cũng lấy làm ngạc nhiên. Bạn hàng vùng lộ tẻ Cái Sắn nghe “tay anh chị” này hoàn lương, họ cũng muốn tìm đến xem thử. Sự “hiếu kỳ” mới kết thân, trở thành mối lái thu mua, giúp Phan Hồng Phúc biết thêm con cá chình.

“Hồi đó, tôi chuyên cung cấp giống, đâu biết nuôi cá thịt. Những đợt cá giống quá lứa, tôi để lại nuôi luôn. Ban đầu, thả bè trên sông Cái Sắn, hiện nay nuôi trên vuông ruộng” - anh cho biết. Khi con cá bống tượng bị “trục trặc” về giống, thị trường, kỹ thuật chăm sóc… anh bắt đầu chuyển sang nuôi cá chình. Vừa bán giống, vừa nuôi cá thịt, anh Phúc làm chuyện chưa từng có ở khu vực giáp ranh An Giang - Cần Thơ.

Mở rộng mô hình làm ăn
Ông Vũ Thanh Quyền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thoại Sơn nhận xét: “Ương nuôi cá chình trong ao đất đã và đang đem lại lợi nhuận cao cho gia đình anh Phan Hồng Phúc. Ngoài việc cung cấp giống, anh Phúc còn thu mua cá chình thương phẩm của các hộ nuôi, khuyến khích đẩy mạnh nghề nuôi cá chình. Đây là hướng đi mới cho hội viên, nông dân Thoại Sơn, góp phần tăng thu nhập và vươn lên làm giàu”.

Hiện tại, gia đình Phan Hồng Phúc tổ chức nuôi cá chình giống và cá thương phẩm trên diện tích 4 công đất ruộng, vừa hợp tác (cung cấp con giống) với nông dân địa phương (1 héc-ta) và bên phía huyện Tân Hiệp (2 héc-ta). Bằng hình thức này, anh còn hợp tác với nông dân vùng đầu nguồn Tân Châu và An Phú thả nuôi 6 lồng, bè.

Anh Phan Hồng Phúc khoe, Hội Nông dân tỉnh tổ chức đoàn cán bộ, hội viên và nông dân các địa phương đến tham quan và trao đổi mô hình này. Các ngành, các cấp ở huyện Thoại Sơn còn hỗ trợ vốn vay 200 triệu đồng để anh phát triển quy mô.

“Được vốn hỗ trợ cho những người hoàn lương làm ăn, tôi hết sức cảm ơn. Song, gia đình từ chối không nhận, yêu cầu để dành cho những người khác, họ cần vốn hơn” - anh bộc bạch. Từ năm 2009 đến 2012, mỗi năm gia đình anh thu lãi từ 700 - 800 triệu đồng, bước sang năm 2013 nâng lên 1 tỷ đồng và dự kiến năm 2014 sẽ hơn con số này.

Sau nhiều năm tổ chức chăn nuôi cá chình, anh Phan Hồng Phúc chủ động được nguồn giống nhờ nắm vững kỹ thuật ương cá hương, nuôi dưỡng thành con giống. Anh cung cấp khi nhu cầu người nuôi lồng, bè cần (khoảng tháng tư đến tháng tám âm lịch), còn đối với nuôi trong vuông ruộng lúc nào cũng có.

Cá chình nuôi sau một năm đạt trọng lượng 1kg - 1,5kg, giá bán khoảng 400.000đ/kg, nhu cầu thị trường TPHCM “ăn hàng” rất mạnh. Trong khi đó, chi phí thức ăn, thuốc thú y thủy sản lại thấp nên cho lợi nhuận cao, có thể nói 1 đồng vốn = 1 đồng lời.

“Để có được nguồn thu nhập tốt, người nuôi cá chình cần quan tâm nguồn nước, điều kiện vùng nuôi, kỹ thuật chăm sóc. Do, giá con giống đắt nên xảy ra rủi ro sẽ đội chi phí, người nuôi không có lời” - Phan Hồng Phúc chia sẻ.

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Thu tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi cá bông lau trong ao

Anh Đăng ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông là người đầu tiên thành công nuôi dưỡng cá bông lau từ nguồn giống tự nhiên với quy mô lớn nhất ĐBSCL. Đây là loài cá có giá trị cao gấp 4-5 lần cá tra.

Bỏ đại học, nuôi cá

Nhớ hồi khởi nghiệp nuôi cá bông lau, anh Đăng kể, đầu năm 2007 anh có mấy người bạn thân ở phương xa đến chơi. Nghe tiếng cá bông lau đặc sản vùng này, ai cũng thèm ăn. Anh ra chợ may mắn mua được con cá bông lau vừa đánh bắt dưới sông lên nặng hơn 7 kg, bán 120.000 đồng/kg. Về nhà nấu lẩu, bạn bè khen ngon hết ý.

Từ chuyện con cá bông lau có giá trị thương phẩm cao hơn cá tra, anh nảy ra ý tưởng nuôi loài cá này vì chưa ai đầu tư nuôi, trong khi nguồn giống có sẵn ngoài tự nhiên.

Suy nghĩ đó thôi thúc khiến anh bỏ học ngành cơ khí Trường ĐH Bách khoa TP.HCM về quê tìm tài liệu đọc nghiên cứu con giống, xây dựng mô hình nuôi cá bông lau. Từ một học viên cơ khí, đùng một cái anh chuyển hẳn sang nuôi thủy sản quả là điều quá khó. Nhưng với quyết tâm, cộng với tính chịu học hỏi qua sách báo nên trong thời gian ngắn anh có được vốn kiến thức về nuôi các loài cá da trơn như cá bông lau, cá dứa, cá tra bần…

Năm 2009, anh Đăng thuê 5ha mặt nước của những hộ nuôi tôm bị thất bại ở xã Phú Tân để mua cá giống bông lau về nuôi. Mặc cho “sự đời” bàn tán lời ra tiếng vào, anh mượn vốn từ người thân trong gia đình 400 triệu đồng mua 25.000 con giống của một DN ở huyện Cần Giờ (TP.HCM) về thả nuôi. Kết quả cá hao hụt quá cao, anh thất bại. Nhiều người trong xóm cho rằng, anh “điên” vì hồi nào tới giờ loài cá bông lau chưa có ai nuôi sống được mà dám thả nuôi.

Anh Đăng tâm sự: “Năm đầu thả nuôi, vì hiểu biết còn hạn chế nên lần đầu mua cá giống, tôi bị lừa mua nhầm giống cá, nên nuôi không đạt. Thất bại nhưng không nản, tới mùa sau tôi dò hỏi theo ghe đánh bắt cá ngoài cửa sông với mong muốn tìm nguồn cá giống bông lau tự nhiên. Dù đã làm mọi cách nhưng cá đưa lên khỏi sông chưa bao lâu thì chết hàng loạt. Số còn lại tôi đem về, chăm sóc với chế độ “đặc biệt” trong ao đất. Vậy mà vẫn không sống được!”.

Sau hai lần thất bại, anh Đăng không chịu thua cuộc, vẫn kiên trì tìm tòi học hỏi. Anh xin tham dự các cuộc hội thảo chuyên đề về cách nuôi loài cá da trơn ở trong và ngoài tỉnh để nắm bắt thêm kiến thức. “Bí quyết” anh đã hiểu ra, vì loại cá da trơn có nhớt, khi thay đổi môi trường đột ngột chúng sẽ chết, nên cần xử lý nước và cho cá thích nghi dần.

Anh Đăng chia sẻ, mùa sinh sản cá giống bông lau xuất hiện nhiều vào tháng 11 năm trước đến sang tháng 3 năm sau. Vào mùa này, những loài cá da trơn được ngư dân đánh bắt rất nhiều; loại bằng ngón tay cái hoặc con lớn hơn bán với giá rất rẻ, chỉ vài chục ngàn đồng một kg. Cái khó là làm sao con giống ngoài tự nhiên bắt được, giữ cho nó sống và nuôi dưỡng thành cá thương phẩm bằng những nguồn thức ăn hiện có trên thị trường.

Có hiểu biết để nhận diện chính xác cá bông lau và tích lũy vốn kinh nghiệm nuôi cá sau bao phen thất bại, anh quyết tâm thử một lần nữa, bỏ ra số tiền khá lớn thu mua cá con của các ngư dân đánh bắt trong thiên nhiên.

Trong lần nuôi này, anh thành công, tỷ lệ cá chết giảm đáng kể. Và từ đó anh bắt đầu tìm thị trường bán cá bông lau giống, cá tra bần cho các DN ở An Giang và Đồng Tháp. Lấy ngắn nuôi dài, nhiều năm anh xoay vòng vốn bán cá giống và đầu tư cho vùng chuyên nuôi cá bông lau.

Đi tiên phong
Năm 2010, anh Đăng thuê gần 10ha đất ở huyện Tân Phú Đông thả nuôi thử nghiệm khoảng 23.000 con giống cá bông lau. Sau nhiều lần thay đổi thức ăn viên cho cá, anh đã thành công trong việc thuần dưỡng, nhân nuôi trong ao đất có nguồn nước tĩnh theo hình thức bán hoang dã. Sau 12 tháng nuôi anh thu hoạch được khoảng 20 tấn cá thương phẩm.

Trên đà thắng lợi, anh Đăng tiếp tục thả nuôi hơn 31.000 con giống cũng từ nguồn cá giống khai thác tự nhiên. Hiện nay cá nuôi đạt trọng lượng bình quân từ 900 gr đến 1 kg/con. Ao nuôi có thể đem về doanh thu cả trăm triệu đồng cho anh. Ngoài ra anh cũng chuẩn bị khoảng 500.000 con giống để đủ cung ứng theo các đơn đặt hàng trong năm nay.

Với kinh nghiệm tích lũy được, anh Đăng cho biết: “Cá bông lau và cá dứa khó có thể phân biệt được nhau ở giai đoạn cá giống, tuy nhiên cách nhận dạng chung là hai loài cá này có sống lưng ánh lên màu xanh nhạt, đuôi vàng, viền đuôi hơi tím; trong khi đó cá tra bần có lưng, vây, đuôi đều màu vàng”.

Từ các đặc điểm trên, anh phân tích: “Cá tra bần chiếm khoảng 10% nguồn cá giống đánh bắt từ tự nhiên. Loại này dễ thuần dưỡng hơn cá bông lau, cá dứa”.

Mô hình nuôi của anh chỉ phải lo 50% nguồn thức ăn, phần còn lại cá tự tìm rong rêu hay cỏ cây để ăn, nên cá đạt tỷ lệ sống 90%. Hiện tại trong khu vực ao nuôi anh cho trồng cỏ xung quanh, vừa tạo bóng mát vừa làm nguồn thức ăn thiên nhiên cho cá. Mật độ thả nuôi để cá có tỷ lệ sống cao, bình quân thả 2 con/m3 nước.

Anh lý giải, vì đây là loại cá sống ngoài thiên nhiên thích nơi dòng chảy nước sâu nên cần oxy, khi đem vào ao nuôi trong môi trường nước tĩnh phải thả thưa, cá mới đủ oxy phát triển tốt. Cá nuôi trong vòng 12-15 tháng đạt trọng lượng 1-1,1 kg/con, còn nuôi theo hình thức công nghiệp chủ động nguồn thức ăn hoàn toàn trong vòng 10-11 tháng cá đạt trọng lượng từ 1,2-1,5 kg/con.

Anh cho biết thêm, kế hoạch anh sẽ thu hoạch lượng cá bông lau trong ao vào đầu tháng 5 tới đây, dự kiến khoảng 25 tấn cá thương phẩm bán với giá từ 120.000-130.000 đồng/kg, còn vào tháng 6 đến tháng 12 cá bông lau có giá từ 160.000-180.000 đồng/kg. Có thể nói vụ cá bông lau năm nay hy vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao cho anh. Nếu bán hết chỉ với giá bình quân 120.000 đồng/kg, số tiền thu về đã là vài tỷ.

Để loại cá này có chất lượng thịt gần giống cá trong tự nhiên, thịt trắng, thơm và ít mỡ, mô hình nuôi tối thiểu, theo anh Đăng là bán thiên nhiên trên diện tích rộng. Nguồn nước cần thay đổi thường xuyên và quan trọng nhất là trong quá trình nuôi không được sử dụng thuốc và chất hóa học.

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Lãi trăm triệu mỗi năm từ trồng rong nho

Từng hoạt động trong lĩnh vực marketing nhưng anh Trần Hùng vẫn quyết định "rời phố" về quê tìm địa điểm trồng rong nho, mỗi năm thu lãi khoảng 800 triệu đồng.

Có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực maketing nên anh Trần Hùng (Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) biết rõ rong nho là loại thực phẩm được ưa chuộng tại Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… Do đó, anh quyết định rời thành phố xuống biển thuê các ao nuôi tôm bỏ hoang để mở cơ sở sản xuất. Ban đầu quy mô chỉ vài sào, sau một thời gian ngắn anh đã phát triển rộng ra trên 5ha. Tuy nhiên, do khu vực đầm Nại nơi anh trồng rong nho thường xuyên có gió mạnh đánh rách mái che làm ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp xuống mặt nước nên rong chết dần.

Sau lần thất bại đó, anh Hùng nhận thấy với khí hậu khắc nghiệt như ở Ninh Thuận không thể sử dụng mái che trồng rong nho. "Để giữ nhiệt độ từ 20 đến 28 độ C, phù hợp cho rong phát triển, tôi đã nâng mực nước từ 1,2 m lên 1,4 m và trồng theo cách khác. Nhờ đó, rong phát triển tốt nên sau khi thả giống khoảng nửa tháng là cho thu hoạch", anh Hùng chia sẻ.

Hiện rong nho được bán với giá từ 100.000-150.000 đồng mỗi kg.

Từ thử nghiệm thành công, tháng 10 năm 2012 anh Hùng đầu tư 10 tấn giống, tốn kém chi phí khoảng 300 triệu đồng về thả trong 2 ao có diện tích một ha. Sau một năm, anh lại nhân rộng ra trên 6 ao, với tổng diện tích 5ha. Từ đó đến nay, sản xuất đi vào ổn định, rong nho cho thu liên tục, anh mở cơ sở chế biến rong tươi với 5 lao động.

Hiện nay, bình quân mỗi ngày anh thu 60 kg rong tươi, bán ra thị trường với giá khoảng 100.000-130.000 đồng mỗi kg, sau khi trừ chi phí, công lao động, thu lãi khoảng 2-2,5 triệu đồng. Như vậy, mỗi năm cơ sở của anh thu lãi khoảng 700-800 triệu đồng.

Sau khi tốt nghiệp một trường cao đẳng, anh Đặng Ngọc Thoại (30 tuổi), phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa cũng quyết định trở về mảnh đất quê hương lập nghiệp. Năm 2004, anh nuôi 3 ao tôm nhưng đều thất bại. Lúc đó, một dự án cải tạo môi trường biển của Nhật Bản tại Việt Nam sử dụng rong nho để lọc nước và giữ hệ sinh thái, anh Thoại đem 200g giống về trồng thí điểm. Mục đích ban đầu của anh là cải tạo môi trường các ao nuôi của gia đình để nuôi tôm hiệu quả hơn. Tuy nhiên, sau đó anh thấy rong nho có hiệu quả kinh tế cao lại dễ trồng anh chuyển hướng, bỏ nuôi tôm. Năm 2006, anh cho xuất lô hàng đầu tiên khi đó chỉ có 36 kg rong nho tươi.

Hiện Thoại có 4 ha trồng rong nho, trừ chi phí mỗi năm anh có lãi khoảng 600 - 800 triệu đồng. Ngoài bán trong nước, anh còn xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản, Đài Loan...

Rong nho biển còn gọi là rong cầu lục bi nhỏ, rong guộc. Loai thực vật này mọc trên nền đáy là bùn cát, cát bùn ở những vũng, vịnh kín sóng, nước trong. Tại Việt Nam, rong nho được tìm thấy ở mũi Chim Chim thuộc Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận). Rong nho bắt đầu được trồng tại Việt Nam cho vào đầu năm 2004 và phát triển mạnh tại các tỉnh như Ninh Thuận, Nha Trang, Khánh Hòa. Mặt hàng này được sử dụng như một loại rau xanh, có hàm lượng vitamin A, C, các nguyên tố vi lượng và các axit béo... tốt cho cơ thể con người. Tại Hà Nội, TP HCM, mỗi kg rong tươi có giá từ 100.000 -150.000 đồng một kg.

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Kiếm tiền tỷ trên đất sỏi

Sau hơn 20 năm gắn bó với nông nghiệp, mỗi năm trang trại của ông Mai Văn Rõ thu về khoảng 2,2 tỷ đồng.

Khi ông Mai Văn Rõ rời vùng quê biển Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn lên huyện miền núi Hoài Ân (Bình Định), một vùng đất hoang hóa, “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, người dân địa phương không ai dám nói ra, trong bụng cứ nghĩ ông "hâm", ai đời đem tiền ném vào mông lung.

Không ai có thể ngờ, chỉ với 2 bàn tay trắng và lòng quyết tâm, ông Mai Văn Rõ, sinh năm 1962, đã bắt vùng đất cằn khô tại thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, Hoài Ân từng bị bỏ mặc giờ đang “đẻ” ra vàng.

“Gia đình tôi cũng có tàu cá đánh bắt khơi xa, thế nhưng ngay từ nhỏ tôi đã không gắn bó với biển, mà lại mê làm nông nghiệp. Do đó, tôi để cho thằng em nối nghiệp ông cha theo nghề biển, còn tôi tìm đường làm ăn với các loại cây trồng”, ông Mai Văn Rõ tâm sự.

Ông Mai Văn Rõ bên đàn gà gần 3.000 con

Chuyện ông bỏ ngư theo nông khiến người dân làng chài cứ trố mắt ngạc nhiên, bởi họ nghĩ người của biển không biết gì chuyện làm ăn trên bờ, thất bại là cái chắc. Nhất là khi ông Rõ lên thôn Định Bình thuộc xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn (vào năm 1993) khai hoang 1 hecta đất trồng mía, nhưng không thành công càng khiến những người dân làng chài Hoài Hương tin rằng mình nghĩ đúng.

Ông Rõ kể: “Khi tôi lên Định Bình chỉ có 2 bộ đồ và 2 bàn tay trắng. Tôi cùng 1 người bạn ra sức khai hoang được 1 hecta đất, khi ấy cây mía đang được ăn mạnh nên tôi chọn cây này để khởi nghiệp. Vùng đất ấy rất hoang sơ, nằm ở vùng sâu của thôn Định Bình.

Mía trồng lên tốt ngất, nhưng do khi ấy đường sá chưa thông nên vận chuyển mía đi bán ở nhà máy đường Phổ Phong, Quảng Ngãi khó lắm, tiền vận chuyển ăn hết, không còn lời lãi gì mấy. Nhắm thấy nếu trụ lại vùng đất này thì sẽ không có cơ hội phát triển lâu dài nên tôi đến tìm vùng đất khác”.


Làm xong vụ mía, ông Rõ tích góp được ít vốn và sắm được chiếc xe đạp. Ông cọc cạch đạp xe lên huyện trung du Hoài Ân, nơi đất đai bát ngát thăm dò. Ông Rõ “tia” vào 4 hecta đất đầm lầy ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, nằm dưới chân đèo Gò Loi.

Từ lâu, người dân địa phương chẳng thèm ngó ngàng tới vùng đất khó này, ông Rõ liên hệ với chính quyền địa phương để thuê đất, sau đó ông trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Nhận thấy đất này có tiềm năng phát triển kinh tế, sau khi hết hạn hợp đồng 4 hecta, ông Rõ mua lại đất của người dân địa phương để tiếp tục công cuộc làm ăn.

Với số vốn 5-6 triệu đồng ban đầu mua được ít đất, ông trồng rừng, chăn nuôi, tích góp dần dần, có dư tiền ông lại mua thêm đất. Cứ thế đến nay ông Rõ đã có trong tay đến 10 hecta đất. Trong đó ông trồng khoảng 6ha rừng sản xuất, 400 gốc hồ tiêu và 2 hecta chè Gò Loi, ngoài ra còn nhiều diện tích làm chuồng tại chăn nuôi heo, gà.

“Ban đầu, vì chưa có kinh nghiệm nên làm đâu trật đó. Nhưng đất đã mua, kiểu như đã “lỡ leo lưng cọp” nên tui không thể không làm. Vừa làm, tôi vừa đi khắp nơi để học tập từ những mô hình khác. Trồng rừng thì phải 6 - 7 năm sau mới có thu hoạch, muốn tồn tại phải “lấy ngắn nuôi dài”, vậy là tôi chăn nuôi kết hợp”, ông Rõ bộc bạch.

Lên “non” lập nghiệp được 3 năm, ông quay về quê cưới người vợ (bà Huỳnh Thị Học) cũng ở một vùng quê ven biển thuộc xã Hoài Mỹ, Hoài Nhơn. Khi có người bạn đời bên cạnh, ông Rõ như được chắp thêm cánh trong chuyện làm ăn. Không có tiền đầu tư 1 lần cho chăn nuôi, ban đầu ông Rõ động viên vợ nuôi vài ba con heo nái, đẻ ra bao nhiêu để lại nuôi tất. Hết lứa này đến lứa khác, đàn heo của vợ chồng tăng dần lên bốn năm chục con.

Song song, ông phát triển đàn gà, nuôi thêm đàn vịt. Rồi ông Rõ tiếp tục nghe ngóng, biết hồ tiêu đang vào thời thịnh, ông chọn diện tích đất bằng phẳng để phát triển loại cây này. Ông còn dành một số diện tích để trồng cây chè Gò Loi, một loại chè đặc sản của Bình Định với tâm nguyện đưa nó đi xa.

Sau hơn 20 năm “cày bừa”, vùng đất hoang hóa ngày nào giờ đã mượt xanh những cánh rừng keo, bạch đàn; bát ngát vườn hồ tiêu, vườn chè và những trang trại chăn nuôi gồm: 26 con heo nái lai sinh sản; mỗi lứa nuôi 300 con heo thịt hướng nạc; 150 gà mái đẻ cùng 2.700 con gà thả vườn; 400 con vịt… tổng thu nhập từ trang trại trồng trọt chăn nuôi tổng hợp nói trên mỗi năm khoảng 2,2 tỷ đồng, sau khi trừ mọi chi phí, ông Rõ còn lãi gần 1 tỷ.

Theo ông Rõ, nếu ai không có ý chí làm giàu thì khó làm kinh tế trang trại thành công. Ngoài ra, còn phải dám nghĩ, dám làm, kiên trì và sáng tạo. Nhất là muốn nắm chắc thành công còn phải liên tục học hỏi để nắm vững kỹ thuật chăn nuôi đối với từng loại vật nuôi.

“Đối với đàn gà thả vườn, tôi luôn chú trọng đến khâu chọn giống, kỹ thuật úm gà khi còn nhỏ, tiêm vacxin định kỳ. Còn đối với đàn heo, tôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng kết hợp tiêm vacxin phòng ngừa các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả. Đồng thời, tôi luôn nắm bắt thị trường, nhìn nhận và đánh giá thị trường vào từng thời điểm để có được giá bán sản phẩm cao”, ông Rõ chia sẻ.

Ông không chỉ mãn nguyện về thành công đang có, mà vì cái đau đáu trong đầu ông về chuyện tìm mọi cách làm hồi sinh cây chè Gò Loi.

Làm gì thì làm, nhưng trong đầu tôi không bao giờ nguôi ý nghĩ khôi phục lại diện tích và thương hiệu cây chè Gò Loi từng nổi tiếng trước đây. Đất đai ở Tân Thịnh khá màu mỡ, phù hợp với cây chè. Trước đây, cây chè trồng trên đất Gò Loi này nổi danh nhờ chất lượng thơm ngon. Tiếc là thời gian qua cây chè ở đây không được quan tâm nên dần dà bị phá gần hết”, ông Rõ trút lòng.

Với tâm huyết khôi phục thương hiệu chè Gò Loi, ông Rõ đã rủ một số người dân ở thôn Tân Thịnh liên hệ mua 200.000 cây chè giống ở Thái Nguyên về trồng trên diện tích 10 hecta. Theo kế hoạch, đến năm 2015 sẽ mở rộng diện tích trồng chè lên 30 hecta và sẽ mở cơ sở chế biến chè tại địa phương.

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Trồng mai bonsai thu lãi lớn

Một chậu mai thường giá chỉ vài trăm nghìn, nhưng khi chuyển sang trồng theo dáng bonsai, giá tăng lên nửa triệu đến vài chục triệu đồng.

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, 2 năm trở lại đây ông Nguyễn Trí Tuấn, thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An (Thị xã An Nhơn, Bình Định) chuyển từ mai xuân bình thường qua trồng và chăm sóc mai theo dáng bonsai. Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, ông Tuấn xuất bán vụ mai bonsai đầu tiên thu về hơn 200 triệu đồng.

Bắt đầu trồng mai từ năm 2000, ông Tuấn nhận mình chỉ là lớp hậu bối trong nghề trồng mai xuân ở Nhơn An. Tuy nhiên nhờ khéo chăm sóc, kỹ thuật tạo dáng đẹp, nên mai ở vườn ông Tuấn luôn đắt khách mỗi dịp xuân. Cùng lứa mai 4 tuổi, người khác chỉ bán được 250.000 đồng mỗi chậu thì mai của ông Tuấn bán được giá gấp đôi. Tính trung bình, mỗi năm ông Tuấn thu tầm 300 triệu đồng từ vườn mai tết.
Vườn mai bonsai của ông Tuấn. Ảnh: Minh Thùy

Mức thu nhập đó thuộc hàng ổn định đối với người trồng mai xuân ở An Nhơn. Tuy nhiên nhắm đến thị trường tương lai, ông Tuấn quyết định chuyển từ mai xuân bình thường qua dáng mai bonsai.

Nghĩ là làm, ông Tuấn lập tức cưa trụi gần 200 gốc mai xuân đang có giá từ 2 triệu trở lên để thử nghiệm mai dáng bonsai. Quyết định của ông Tuấn bị cho là “hâm” khi thời điểm mai xuân đang được giá lại bỏ đi. Ông Tuấn bộc bạch: “Ý định trồng mai bonsai của tôi có từ lâu. Bắt đầu từ năm 2012, tôi quyết định tạo dáng bonsai cho mai. Mai bonsai nhỏ gọn, kiểu dáng đa dạng, đặc biệt phù hợp cho những khu nhà chung cư, cao tầng... Thị trường mai xuân ngày càng hướng đến những kiểu mai vừa, nhỏ, đẹp tiện di chuyển”.

Nghệ thuật bonsai không dành cho cây mai, nên ông Tuấn phải tự mày mò học làm trên mạng internet. Ông tham khảo các dáng bonsai của Nhật Bản, Trung Quốc... tìm tòi, nghiên cứu rồi áp dụng trên cây mai. Tạo dáng bonsai khó nhất ở khâu chăm và ghép. Mai hướng dương, khi tạo những dáng độc, lạ... bắt người trồng phải tỉ mẩn từ khâu vào đất, cắt ghép, đến tạo dáng... Ví dụ, mỗi chậu đất trồng mai có đến 3 lớp đất cát, vừa thông thoáng, vừa giữ ẩm cho mai. Hay như khi ghép mắt phải đưa mầm ghép vào thân, sau này mắt ghép mới trở thành một phần hoàn chỉnh của cây.

“Học công nghệ, kỹ thuật ở trên mạng, sách vở... tuy nhiên tạo dáng thế cho cây phải do chính người chăm sóc tưởng tượng ra. Mỗi cây mai bonsai trong vườn nhà tôi đều mang một dáng riêng. Tôi cũng chỉ cho nhiều người đến đây học hỏi, tuy nhiên tỷ lệ thành công không cao. Để cây mai phát triển tốt, bền lâu tôi chuyển qua chăm bón bằng phân vi sinh, nhằm hướng tới sản xuất mai sạch”, ông Tuấn nói.
Cây mai "Cải tử hoàn sinh" có giá 30 triệu đồng. Ảnh: Minh Thùy

Ông Tuấn cho biết, cùng một độ tuổi, nhưng mai bonsai có giá cao gấp 2, 3 lần so với mai xuân bình thường. Đặc biệt giá mai bonsai không chịu biến động nhiều của giá mai thị trường. tùy theo dáng thế, độ tuổi... mai bonsai có những cái giá khác nhau. Tại vườn mai của ông Tuấn đang có 600 cây mai dáng bonsai nhiều độ tuổi, có giá từ 500.000 đồng đến cả chục triệu đồng. Trong số đó, ông Tuấn đặc biệt yêu thích cây mai bonsai “Cải tử hoàn sinh” có giá 30 triệu đồng. Từ một cây mai sắp chết, không có khả năng tạo dáng, ông Tuấn đã tạo cho nó một hình hài mới theo nghệ thuật bonsai. Xuất phát từ đó, ông Tuấn đặt cái tên “Cải tử hoàn sinh” cho cây mai này.

Mùa mai tết Giáp Ngọ 2014, ông Tuấn xuất bán ra thị trường 80 cây mai dáng bonsai thu về hơn 200 triệu đồng. Ông Tuấn cho hay, đến thời điểm này khách hàng các nơi đặt gần 1.000 cây, nhưng ông chỉ nhận một nửa vì kham không nổi.

Ngoài mai bonsai, ông Tuấn còn thử nghiệm nhiều loại cây bonsai khác. Cây vú sữa được ông mua về sau trận bão năm 2009 với giá gần 2 triệu, sau khi tạo dáng bonsai có người trả giá 50 triệu đồng nhưng ông Tuấn chưa đồng ý bán.

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Lãi trăm triệu vào mùa lũ nhờ tôm càng xanh

Khi lũ về, những ruộng ngập nước của tỉnh Đồng Tháp lại được nông dân chuyển thành nơi nuôi tôm càng xanh.

Năm 2009, ông Lê Phước Thiện (Tam Nông, Đồng Tháp) bắt đầu chuẩn bị cho việc nuôi tôm càng xanh bằng cách cải tạo mặt ruộng, lên bờ bao lửng và khử trùng bằng vôi bột. Sau đó ông còn mua thêm cọc tràm, lưới cước thiết kế thành ao trên ruộng khi có nước lũ ngập tràn.

Nhờ có kinh nghiệm trước đó nên 5 năm qua, ông Thiện đều thu lãi cao. Vụ nuôi tôm đầu tiên, ông Thiện thu lãi được 200 triệu đồng; sang vụ nuôi tôm năm 2010, ông Thiện tiếp tục thu lãi hơn 250 triệu đồng. Đến vụ năm 2011, ông Thiện thu lãi gần 350 triệu đồng.

Ông chia sẻ: "Năm 2013, gia đình tôi thu hoạch xong 5 ha tôm càng xanh đạt tổng sản lượng trên 7 tấn tôm trứng và tôm thương phẩm. Bán giá tôm trứng 160.000 đồng một kg; giá tôm thương phẩm 230.000 đồng, doanh thu trên 1,2 tỷ đồng. Trừ tất cả các khoản đầu tư và công chăm sóc, tôi lãi được 400 triệu".


Vụ nuôi năm 2013, ông Thiện thu hoạch được 7 tấn tôm càng xanh thương phẩm, cho thu nhập trên 1,2 tỷ đồng.

Người dân Đồng Tháp cho biết, năm nào nước lũ đầu nguồn đổ về mạnh, mực nước dâng cao ngập đồng, tôm càng rất mau lớn. Do đó, từ nhiều năm qua, nông dân ở địa phương này quen làm với mô hình lúa - tôm. Sau khi thu hoạch lúa đông xuân là bắt tay vào bồi đắp bờ bao, xử lý nền ruộng, đáy ao chuẩn bị cho vụ nuôi tôm càng xanh.

Huyện Tam Nông là một trong những vùng nuôi tôm càng xanh tập trung nhiều nhất ở khu vực đầu nguồn sông Tiền. Hàng trăm hộ đã tận dụng lợi thế nước lũ để nuôi tôm trong ao, nuôi trên mặt ruộng và đăng quầng ở một vài nơi chưa có bờ bao.

Ở huyện này mỗi năm có khoảng 75 hộ nuôi tôm càng xanh trên 528 ha vào mùa lũ. Trong đó 5 xã gồm Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Thọ, An Long và Phú Ninh tập trung nuôi nhiều nhất. Hộ nuôi ít nhất một ha, có hộ nuôi quy mô trên 15 ha. Sau hơn 5 tháng, một số hộ bắt đầu thu hoạch tôm tỉa (thu chọn ra tôm trứng bán trước). Dự tính đến con nước đầu tháng 11 sẽ thu hoạch tôm thương phẩm. Bình quân cứ mỗi kg càng xanh thương phẩm thì phải đầu tư khoảng 4 kg thức ăn.

Theo ngành nông nghiệp huyện Tam Nông, tổng sản lượng tôm thu hoạch của toàn huyện hàng năm đạt gần 500 tấn. Đa số nông dân địa phương này cũng cho biết, nuôi tôm mùa lũ, sau đó thu hoạch rồi xuống giống vụ lúa đông xuân ít tốn phân bón.

Ông Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Tháp, cho biết, tổng diện tích nuôi tôm càng xanh ở địa phương này khoảng 1.100 ha, sản lượng hằng năm đạt 1.700 tấn tôm, chủ yếu nuôi trong ruộng lúa vào mùa lũ.

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Đại táo trên đất bãi

2 năm qua, 160 gốc đại táo đã đem về thu nhập cao gấp nhiều lần so với ngô, khoai cho chị Thà.
Chị Nguyễn Thị Thà, thôn Quế Lâm, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có 4 sào đất vườn trước đây chuyên trồng ngô, khoai lang. 2 năm qua, theo hướng dẫn của Trạm Khuyến nông huyện, chị chuyển sang trồng 160 gốc đại táo cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với ngô, khoai.

Bình quân mỗi cây táo cho 25 kg quả, bán với giá từ 15.000 - 20.000 đ/kg, thu hoạch 4 sào lãi hàng chục triệu. Theo chị, cây táo dễ trồng, thích hợp với đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông nên sinh trưởng, phát triển rất nhanh.


Trồng chưa đầy năm đã cho thu hoạch mà thời gian cho thu kéo dài 5 - 6 năm mới phải trồng lại. Hầu hết các gia đình có đất bãi nơi đây đều coi là cây trồng chính.

Anh Đỗ Hữu Dũng, người trồng nhiều táo nhất cụm 8, xã Hiệp Thuận chia sẻ: “Thấy cây táo dễ trồng, ít mất mùa, cho thu nhập ổn định nên tôi đầu tư trồng 1 mẫu nhưng chia làm nhiều giống để rải vụ thu hoạch, tránh bị rớt giá như nhiều năm trước”.

Trong vườn, ngoài bãi anh trồng 3 giống táo chua, táo đào và giống đại táo, mỗi thứ 1/3 diện tích. Táo chua tuy không ngon bằng các giống khác nhưng rất sai quả và cho thu hoạch sớm nhất, từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch.

Còn táo đào và đại táo ăn giòn, ngọt, quả to, được nhiều người ưa chuộng lại thu hoạch muộn từ tháng chạp đến hết tháng giêng nên bán được giá. Chỉ tính riêng tiền bán táo quả, mỗi năm gia đình anh Dũng đã có nguồn thu trên 100 triệu đồng.

Theo anh Dũng, nông dân rất ưa giống đại táo của Viện Cây lương thực & cây thực phẩm vì dễ trồng, cây sinh trưởng khỏe và nhanh, cho quả to, chất lượng tốt, chín vào dịp Tết Nguyên đán nên bán được giá cao.

Chúng tôi giới thiệu giống Đại táo của Viện CLT-CTP để bà con tham khảo.

- Giống do Viện CLT-CTP và Viện Di truyền nông nghiệp phối hợp nghiên cứu, chọn tạo thành công từ nguồn giống nhập nội của dự án DA 15, được Bộ NN-PTNT công nhận và cho phép đưa vào SX thử từ năm 2006.

- Cây sinh trưởng, phát triển khỏe, là giống chín muộn, thời gian thu hoạch quả từ 20/1 đến 25/2, chín vào dịp Tết Nguyên đán. Quả to (70 - 100 gr), khi chín màu vàng sáng, ăn giòn, ngọt mát, được thị hiếu tiêu dùng ưa chuộng. Năng suất đạt 7 - 8 tấn/ha (tuổi 1), 10 - 12 tấn/ha (tuổi 2).

- Thời vụ trồng: Các tỉnh miền Bắc trồng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, các tỉnh miền Nam trồng vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 8).

- Mật độ trồng 400 - 600 cây/ha với khoảng cách 5 x (4 - 5m). Để có sản lượng cao ngay từ năm đầu, có thể trồng dày gấp đôi (5 x 2,5 m), khi cây đã giao tán chặt tải bỏ bớt 1/2 số cây để có mật độ thích hợp (400 - 600 cây/ha). Cứ 2 hàng táo nên đào một rãnh nước rộng 50 cm, sâu 40 - 50 cm để tưới tiêu.

- Đốn tái sinh sau khi kết thúc thu hoạch vào giữa tháng 3. Với cây táo tuổi 1, cắt cành ghép chính, để chừa lại 20 - 25 cm. Tuổi 2, đốn để lại 40 cm cành ghép và để lại 3 thân chính phân đều về các phía. Từ tuổi 3 trở đi, đốn cách vết cũ 15 - 20 cm.

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Nuôi ếch công nghiệp

Ông Nguyễn Văn Đề ở ấp số 7, xã Mỹ Cẩm, huyện Càng Long (Trà Vinh) là người đầu tiên ở địa phương thực hiện mô hình nuôi ếch công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi ếch của ông Đề

Năm 2011 ông thực hiện mô hình nuôi bằng cách tận dụng SX trên 42 m2, bố trí làm bệ ni lông nuôi trên 1.500 con ếch thịt, với mật độ nuôi 40 con/m2, lưới mùng bao quanh phía trên, phía dưới lót bạt ni lông để chứa nước cho ếch trú ẩn, sau thời gian nuôi 2,5 tháng là thu hoạch. Trong quá trình nuôi ông đã tuyển chọn ra một số con khỏe làm giống.

Vừa qua ông đã bán được trên 4 tấn ếch thương phẩm với giá 35.000 đ/kg, thu hơn 140 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 40 triệu. Ngoài ra, còn bán được hơn 15.000 ếch giống với giá 1.000 đ/con thu hơn 15 triệu. Hiện ông còn hơn 1.000 ếch thương phẩm đang chuẩn bị xuất bán và 300 ếch giống.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Triệu phú nuôi lợn rừng, chim trĩ đỏ

Lớn lên ở vùng đồng bằng nhưng anh Nguyễn Văn Giang (sinh năm 1978) ở thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn mở trang trại nuôi thú rừng, chim trĩ đỏ. Đến nay, mỗi năm anh thu lãi hàng trăm triệu đồng, tạo việc làm cho hàng chục bạn trẻ ở địa phương.

Ra Bắc vào Nam học nuôi lợn, chim trĩ
Tốt nghiệp THPT, Giang học trường trung cấp địa chính Hà Nội, sau đó anh về làm địa chính cho xã nhà. “Đã có công việc ổn định, nhưng tôi không thích công việc này mà luôn ấp ủ muốn mở một trang trại nuôi thú rừng.

Ngoài giờ làm việc tôi lên mạng tìm hiểu cách chăn nuôi các loại động vật hoang dã, tôi đặc biệt có ấn tượng với giống lợn rừng và chim trĩ đỏ. Năm 2009, tôi xin nghỉ công việc ở xã về nhà cùng vợ mở trang trại chăn nuôi”, anh Giang chia sẻ.

Vì xây chuồng trại trong khu vực thị trấn, chất thải có thể gây ô nhiễm môi trường nên vợ chồng anh Giang vay vốn ngân hàng mua lại gần 2 ha đất đồi cách nhà hơn 20 cây số để dựng trại. Anh Giang chọn giống lợn rừng thuần chủng Thái Lan để nuôi thử nghiệm. Đó là giống lợn có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật, dễ nuôi, thịt lợn thơm ngon, lại bán được giá.

Anh Giang nuôi thêm chim trĩ đuôi đỏ vì chúng được đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm. Ngoài ra, để tăng thêm thu nhập, anh nuôi thêm gà, ngỗng, sóc…

Anh Nguyễn Văn Giang bên đàn lợn rừng mới sinh của gia đình.

Bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua con giống, xây dựng chuồng trại, “cuối năm 2010, sau gần 1 năm chăm sóc, những con lợn cái đã bắt đầu sinh sản, nhìn hàng đàn lợn con mới sinh, vợ chồng đều vui mừng vì sắp có thể mở rộng nhân giống đàn lợn.

Nhưng do thiếu kinh nghiệm phòng bệnh nên con thì bệnh chết, con sống thì nuôi mãi không lớn; chim Trĩ đỏ cũng bị chết hàng loạt do chế độ dinh dưỡng không phù hợp”, anh Giang kể.

Lúc đó nhiều người khuyên Giang nên chuyển nghề khác, nhưng với quyết tâm cao, anh để trang trại cho vợ chăm sóc, khăn gói đi tìm những trang trại nuôi lợn rừng ngoài Bắc, chim trĩ đỏ trong Nam thành công để học hỏi kinh nghiệm.

Chị Trần Lệ Chi, vợ anh Giang, chia sẻ: “Anh Giang vay mượn tiền làm lộ phí đi đường và tìm tới các trang trại chăn nuôi lợn rừng ngoài Bắc, chim trĩ tận Sài Gòn để học tập kinh nghiệm cả tháng trời”.

Nhờ học hành một cách nghiêm túc, năm sau đó đàn lợn, chim của gia đình Giang không ngừng được nâng lên và dần chiếm lĩnh thị trường, đem lại khoản thu nhập đầu tiên hàng trăm triệu cho gia đình. Chim trĩ đỏ được nhiều người dân muốn nuôi lấy thịt và làm cảnh, anh Giang đầu tư mua máy ấp trứng để phục vụ nhu cầu con giống cho thị trường.

Lãi 400 - 500 triệu đồng/năm
Để tạo điều kiện cho những hộ chăn nuôi trong trong vùng trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, anh Giang đứng ra thành lập HTX Bình Minh chuyên chăn nuôi động vật hoang dã.

Hiện nay, ngoài cung cấp lợn, chim trĩ đuôi đỏ giống cho thị trường, thịt lợn rừng thương phẩm được anh Giang bán giá 250 nghìn đồng/kg, chim trĩ 950 nghìn đồng/kg. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu về từ 400 - 500 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức lương từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng.

Bằng chính những nỗ lực cố gắng làm giàu trên quê hương, Giang vinh dự được T.Ư Đoàn trao giải thưởng Lương Định Của năm 2012, trao Bằng khen thanh niên tiên tiến làm kinh tế giỏi năm 2013.

Đây là phần thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên trao tặng cho những thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và xây dựng nông thôn mới.

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Lãi 1 tỷ đồng mỗi năm từ cá heo nước ngọt

Anh Bùi Chí Linh, ở ấp Vĩnh Phú (An Giang) là một trong những người đầu tiên ở vùng biên giới nuôi thành công loài cá heo nước ngọt, mỗi năm thu lợi nhuận lên 1 tỷ đồng.

Hiện anh Linh đang có 10 lồng bè cá heo đang trong thời kỳ thu hoạch. Mỗi bè rộng 3x4 m, có thể sản xuất trên 600 kg cá thương phẩm. Nhờ có kinh nghiệm nuôi cá chình, cá chạch lấu từ nhiều năm, nên khi chuyển sang cá heo anh Linh đã nắm chắc kỹ thuật về con giống, về kích thước lồng bè và quá trình chăm sóc. Anh cho biết, cá heo con giống xuất hiện hằng năm vào mùa lũ, từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch. Đây cũng là thời điểm anh bắt đầu thu mua giống đem về thả nuôi. Năm đầu nuôi với cá chình thấy phát triển tốt, nhu cầu thị trường cũng cần, nên từ năm 2010, anh đã tranh thủ thu mua con giống từ người dân đánh bắt ngoài thiên nhiên tiếp tục nuôi. Trong năm đầu nuôi đại trà này anh đã có lãi trên 700 triệu đồng, năm năm 2013, 10 lồng bè cá heo của anh có lãi trên 1 tỷ đồng.

Cá heo nuôi trong vòng 8 tháng sẽ đạt trọng lượng 30 con/1kg.

Thức ăn chính của cá heo là cám trộn với cá sống (cá biển hoặc cá sông) xay nhuyễn. Nếu có hèm rượu trộn thêm 30%, cá sẽ tăng trọng rất nhanh. Sau 10 tháng nuôi, trọng lượng cá thương phẩm đạt 30con/kg và giá bán ra hiện nay tại bè là 300.000 đồng/kg. Nếu thu hoạch vào tháng nghịch, tức mùa nắng, giá cá có thể lên gần 320.000 đến 350.00 đồng/kg, còn tại nhà hàng lên 400.000 đồng/kg. Nhiều nhà hàng, quán ăn ở Long Xuyên, Châu Đốc kể cả ở TP. HCM đã khai thác con cá heo trong mùa nước nổi để chế biến thành nhiều món ăn độc đáo, như cá heo nướng muối ớt, cá heo kho tiêu, cá heo canh chua, cá heo kho lạt hoặc kho mắm chấm bông điển và bông súng… khiến loại này luôn hút hàng.


Thương lái vào tận bè thu mua.

Cũng theo anh Linh, mùa thả cá bắt đầu từ lúc nước lũ lên và thu hoạch vào tháng 8 năm sau, mỗi năm chỉ nuôi có một đợt. Cái khó là con giống hiếm, thường phải mua từ Campuchia với giá 50.000 đồng/kg/180 con. Đặc biệt năm nào lũ nhỏ giống càng hiếm.

Cá heo, tên khoa học là (Botia modesta Bleeker -1865) thường xuất hiện nhiều trên sông Hậu và sông Tiền. Cá cho thịt thơm, ngon và có thể nuôi làm cảnh. Loài này mình hơi xanh bóng, đuôi màu cam trông rất đẹp, đầu cá có 2 ngạnh véo cong rất nhọn. Con lớn nhất bằng ba ngón tay và dài khoảng 10 cm. Khi bắt lên khỏi mặt nước cá kêu nghe éc éc giống như tiếng heo nên mới gọi là cá heo. Cá này dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt không đáng kể, nhưng muốn đạt năng suất cao, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật. Trước hết là lồng bè phải đặt nơi có dòng chảy mạnh, nước sạch và thường xuyên làm vệ sinh. Theo kinh nghiệm của những người nuôi loại cá này, lồng bè phải được bao bằng 2 lớp lưới chắc chắn, lưới chì bên ngoài và lưới mắt nhỏ bên trong mới bảo đảm không thất thoát, vì đây là loại cá da trơn, đầu có nanh nhọn nên việc cá đào tẩu rất dễ.

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Nuôi ếch công nghiệp

Ông Nguyễn Văn Đề ở ấp số 7, xã Mỹ Cẩm, huyện Càng Long (Trà Vinh) là người đầu tiên ở địa phương thực hiện mô hình nuôi ếch công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi ếch của ông Đề

Năm 2011 ông thực hiện mô hình nuôi bằng cách tận dụng SX trên 42 m2, bố trí làm bệ ni lông nuôi trên 1.500 con ếch thịt, với mật độ nuôi 40 con/m2, lưới mùng bao quanh phía trên, phía dưới lót bạt ni lông để chứa nước cho ếch trú ẩn, sau thời gian nuôi 2,5 tháng là thu hoạch. Trong quá trình nuôi ông đã tuyển chọn ra một số con khỏe làm giống.

Vừa qua ông đã bán được trên 4 tấn ếch thương phẩm với giá 35.000 đ/kg, thu hơn 140 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 40 triệu. Ngoài ra, còn bán được hơn 15.000 ếch giống với giá 1.000 đ/con thu hơn 15 triệu. Hiện ông còn hơn 1.000 ếch thương phẩm đang chuẩn bị xuất bán và 300 ếch giống.

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Cử nhân du lịch và luật đi trồng nấm

Đang có công việc ổn định ở thành phố lớn, bỗng dưng anh Phan Xuân Quyền (SN 1978, ở tổ 7, Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) nghỉ làm để học nghề trồng nấm.
Đang có công việc ổn định ở thành phố lớn, bỗng dưng anh Phan Xuân Quyền (SN 1978, ở tổ 7, Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) nghỉ làm để học nghề trồng nấm. Sau khi có chút kỹ thuật, anh quay về quê hương khởi nghiệp. Giờ đây, Quyền thu về vài chục triệu đồng/tháng.

LÀM NÔNG NGHIỆP
Cách trung tâm TP Đà Nẵng chừng 15 km, chúng tôi tìm về đại bản doanh trồng nấm của Quyền ở thôn Đại La, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang với diện tích 2.000 m2. Nơi đây, những mái nhà tôn mọc san sát nhau, còn phía trong nấm sắp đặt khắp nơi, đâu cũng thấy nấm. Cơ sở có 7 nhân công cùng Quyền hằng ngày SX phôi nấm.

Lý lịch về Quyền cũng khá ngắn gọn, năm 2002, tốt nghiệp 2 trường đại học ở TP.HCM với tấm bằng cử nhân Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, một bằng cử nhân Luật. Tại thành phố này, Quyền ra trường liền xin vào làm ở một công ty du lịch, với công việc lữ hành.

Tưởng rằng ở chốn phồn hoa Sài thành, Quyền sẽ có công việc ổn định, ăn nên làm ra, ai ngờ rong ruổi trên những chuyến xe dài ngày tiền đâu chẳng thấy chỉ thấy da bọc xương. Quyền kể: Mỗi lần đưa đoàn du lịch kéo dài cả tuần, có những lần say xe nôn thốc, nôn tháo nhưng chẳng được nghỉ. Hết ngày này, qua ngày khác bám theo xe rất vất vả. Nhưng xin việc khác không được buộc Quyền vật lộn kiếm sống.

Đấy là những tháng ngày đến với công việc làm du lịch, cứ ngỡ rằng sẽ theo đuổi anh mãi nhưng không hẳn vậy, Quyền tìm lối đi riêng cho mình. Sau 10 tháng đi dẫn khách theo tour, anh bỗng dưng chuyển hướng đi học trồng nấm và gắn bó nghiệp trồng nấm từ đây.

Quyền tâm sự: “Để có được ngày hôm nay tôi phải cảm ơn những ngày tour. Bởi nó đã cho tôi đi qua nhiều vùng đất, chứng kiến nhiều nông dân làm giàu nhờ các mô hình nông nghiệp. Có nhiều người cũng học đại học nhưng họ có lối đi riêng của mình, không ở lại thành phố kiếm việc làm, hay vào xin vào cơ quan nhà nước mà đi học nghề làm nông nghiệp rồi về quê làm ăn và đã thành công”.

Làm nghề trồng nấm mỗi tháng anh Quyền thu nhập 50 triệu đồng

Theo như Quyền, làm công việc lữ hành thường xuyên dẫn nhiều đoàn khách du lịch về các vùng du lịch sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long, ở đó anh chứng kiến rất nhiều mô hình kinh tế. Người miền Tây làm ra sản phẩm, rồi thu hút khách du lịch về tham quan nên tiêu thụ hàng hóa rất nhiều.

Đặc biệt tại TP Cần Thơ phong trào trồng nấm phát triển, mỗi lần dẫn khách du lịch về đây, anh lại tìm hiểu một ít kỹ thuật trồng nấm nhằm củng cố kiến thức hiểu biết truyền tải cho du khách. Lâu ngày, tích tiểu thành đại, kinh nghiệm trồng nấm của anh được nâng rồi ăn sâu vào niềm đam mê lúc nào không hay.

Cuối năm 2003, Quyền lên đường về quê mở cơ sở SX đầu tiên tại Đà Nẵng. Đến với cây nấm tưởng là quá khó nhưng đối với Quyền thì thật xuôi chèo mát mái. SX loại nấm nào cũng cho kết quả cao, hết trồng nấm sò, anh lại chuyển qua trồng nấm rơm và sản phẩm làm ra bán độc quyền trên thị trường Đà Nẵng.

Chưa dừng lại đó, anh còn xuất đi các tỉnh như Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế… Cứ đợt nào nấm hái xong, thương lái đến tận nhà gom rồi đưa đi tiêu thụ. Chỉ trong vòng 2 năm, trồng 6 đợt nấm, anh giàu lên trông thấy. Thừa thắng xông lên, Quyền thuê đất của các gia đình trong vùng mở rộng mô hình trồng nấm.

Ngoài duy trì diện tích ở khu Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu với diện 3.000 m2, Quyền thuê đất ở thôn Đại La, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang với diện tích 2.000 m2 làm phôi nấm cung cấp ra thị trường. Đặc biệt, phôi nấm của anh có thương hiệu nên nhiều chương trình, dự án đặt hàng lên hàng chục ngàn bịch/tháng. Phôi nấm làm ra bao nhiêu được khách hàng mua hết, nếu đợt nào ế thì anh lại đem trồng lấy nấm thương phẩm.

THU HƠN 50 TRIỆU ĐỒNG/THÁNG
Tưởng đến với cây nấm rất thuận lợi, Quyền chỉ có việc đút tiền vào túi, nếu vậy thì quả là dễ dàng với anh quá, đừng nói triệu phú mà trở thành tỷ phú dễ như trở bàn tay. Từ năm 2004, Đà Nẵng đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh mẽ và gia đình anh cũng không nằm ngoài cuộc khi diện tích đất vườn bị giải tỏa, việc trồng nấm bị gián đoạn, anh lại xoay sở tìm đất nơi khác gây dựng cơ sở mới.

Tính đến nay, anh phải chuyển "đại bản doanh" tới 3 lần vì nằm trong diện giải tỏa. Ngoài ra, trong trận bão 2006 đổ bộ đã tàn phá tan tành nhà xưởng làm nấm gây thiệt hại 200 triệu đồng, năm 2008, bão tàn phá gần 300 triệu. Đặc biệt mới đây nhất cơn số 11 (10/2013) đã cuốn sạch cơ sở SX phôi nấm mà anh đầu tư 500 triệu đồng.

Quyền kể: “Nếu không mê cái nghề này, sau mấy lần thất bại ê chề, có lẽ đã bỏ nghề cao chạy xa bay rồi. Khi mới trồng nấm nhiều đêm tôi mất ngủ bởi nhiệt độ lên xuống thất thường, nấm không chịu nở. Lần mò, học hỏi mãi, sau này khi kỹ thuật đã hoàn thiện, kinh nghiệm được tích lũy, nấm được trồng trong nhà tôn ít phụ thuộc thời tiết, vì thế hiệu quả cũng cao hơn, lúc đó tôi ăn bát cơm mới thấy ngon miệng”.

Tôi hỏi Quyền, sao không đầu tư cơ sở kiên cố hơn tránh gió bão tàn phá? Quyền nói: “Tiền thì có, kỹ thuật không thiếu nhưng không thể đầu tư quy mô, bởi giờ đụng đến đâu thì đất cũng nằm quy hoạch. Tôi có mấy lần lên phường, quận đề xuất cơ sở nấm kiên cố nhưng không được, chính quyền không cho”.

Mỗi ngày trôi qua, nấm đẻ ra cho Quyền khối tiền. Anh ngồi nhẩm tính sơ sơ với chúng tôi rằng, mỗi tháng cung cấp cho thị trường 1 tạ nấm rơm, 2 tạ nấm sò. Ngoài ra, SX 10.000 phôi nấm. Với giá bán 1 kg nấm rơm 70.000 đ, nấm sò 20.000 đ, phôi nấm 7.000 đ/bịch. Tổng cộng thu hơn 50 triệu đồng, trừ chi phí nhân công, bột cưa, meo nấm… thu lãi ròng hơn 30 triệu đ/tháng.

Quyền khoe: “Khi phong trào trồng nấm chưa phát triển thì tôi chuyên SX nấm là chính, mỗi tháng thu 70 triệu đồng nhưng nay người dân trồng nhiều, nấm tung ra thị trường ngày càng phong phú. Nắm được điểm yếu của người trồng nấm chưa có kinh nghiệm làm phôi nấm, do đó, tôi chuyển qua SX phôi là chính. Hằng năm chỉ trồng nấm nhiều vào dịp tết, bởi thời điểm này tiêu thụ lớn, giá lại cao”.

Hỏi về kinh nghiệm trồng nấm, Quyền cho rằng: Trồng nấm rất dễ, bệnh rất ít, hao hụt không lớn. Người trồng phải biết được nơi nào cung cấp meo nấm đảm bảo chất lượng thì mua, bởi meo là yếu tố quyết định đến hiệu quả cây nấm phát triển. Người dân muốn làm giàu từ nấm thì phải đầu tư quy mô lớn.

Quyền hạch toán: Một bịch nấm sống trong vòng 3 tháng là thu hoạch được khoảng 0,5 kg nấm, như nấm sò trừ chi phí lãi còn 6.000 đ/bịch, còn nấm rơm 30.000 đ/bịch. Do đó, phải đầu tư trồng vài ngàn bịch trở lên, lấy ít gom lại thì mới có cục tiền nhiều. Còn đầu tư làm vài trăm bịch thì chỉ suốt ngày cứ chăm chăm vào đó mà không làm được cái gì, trong khi thu nhập rất ít.

“Cái nghề trồng nấm cũng cực lắm, chăm nấm giống như chăm con mọn, phải để mắt thường xuyên. Ví dụ trời đang im mát lại chuyển qua nắng nóng thì phải phun sương liền, hoặc nắng chuyển qua im thì tắt hệ thống phu sương để cây nấm phát triển. Nếu mình chỉ sơ sẩy đi một tý là mất toi cả vụ nấm như chơi”, Quyền chia sẻ.

Anh Phan Xuân Quyền cho biết: Trong chính sách vay vốn đầu tư phát triển nông nghiệp rất khó khăn, theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP có thể vay trên 200 triệu đồng để phát triển trang trại. Tuy nhiên để vay được khoản tiền này rất khó khăn, nào là thế chấp rồi đến cơ quan này hết cơ quan khác rất tốn nhiều thời gian.

Vay qua kênh Hội Nông dân, Phụ nữ thì chỉ được 30 triệu đồng, trong khi đầu tư trồng nấm cần số vốn rất lớn. Còn vay các ngân hàng cổ phần thì lãi suất cao, trong khi đầu tư cho nông nghiệp thu lãi chậm, dẫn đến chưa thu lời được đồng nào đã cạn sạch tiền trả lãi ngân hàng.


Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Bỏ nghề lái xe nuôi cá lóc

Mới lập gia đình kinh tế còn nhiều khó khăn, có được ít vốn, anh Nguyễn Kính rời bỏ nghề lái xe ô tô chuyển sang nuôi thủy sản với hy vọng đổi đời.

Mới lập gia đình kinh tế còn nhiều khó khăn, có được ít vốn, anh Nguyễn Kính rời bỏ nghề lái xe ô tô chuyển sang nuôi thủy sản với hy vọng đổi đời. Nhờ nghề lái xe trước đây mà anh có điều kiện tham quan nhiều mô hình, chọn lọc mãi anh mới quyết định nuôi cá lóc.

Mô hình nuôi cá lóc lót bạt của anh Hưng

Năm 2013, anh Nguyễn Kính cùng anh Phạm Quốc Hưng (xã Diên An, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) chung tay làm mô hình nuôi cá lóc lót bạt, xây dựng hệ thống với 5 ô bạt, trong đó 4 ô thả cá lóc và ô còn lại thả cá trê. Để có nguồn giống tốt các anh vào miền Tây mua 800 con giống cá trê, 1.200 cá lóc giống với tổng số tiền khoảng 5 triệu đồng. Đồng thời nhờ hộ bán giống tư vấn cách làm ô, cho ăn cũng như kỹ thuật chăm sóc cá.

Sau 6 tháng vừa nuôi, vừa gây giống đến nay các anh đã có tổng đàn 4.000 con cá lóc các loại. Theo kinh nghiệm của các anh, phải khoan giếng lấy nước ngọt sạch, không bị ô nhiễm để nuôi, phía dưới lót một lớp bạt, xung quanh dựng bao cát tạo nên một bờ vững chắc để cá trú ẩn, phía trên bao dùng lưới giăng lại để chúng khỏi thoát ra ngoài.

Mỗi ô thiết kế diện tích 20 m2, chia làm các loại dùng thả cá lớn nhỏ, khi thấy con nào sinh trưởng nhanh bắt riêng để tiện chăm sóc. Ngày cho ăn 2 lần, buổi sáng từ 9 - 10 giờ, chiều 15 giờ, một tuần thay nước từ 2 - 3 lần, mặt nước trong ô đảm bảo 10 - 15 cm.

Đánh giá mô hình anh Kính nói: Cá mau lớn, sinh sản nhanh, dễ ăn, ít dịch bệnh, chăm sóc không tốn công nhiều, đặc tính cá vận động nhiều, làm bạt giảm được chi phí hơn so với làm bằng bể xi măng. Nuôi bể xi măng cá thường va chạm làm cho lớp da bị trầy xước. Làm một ô bạt diện tích 20 m2 khoảng 2 triệu đồng, nếu làm bể xi măng chi phí gấp đôi. Nhẩm tính trừ chi phí thu về lãi hàng chục triệu đồng cho vụ cá này.

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Nửa đời gắn bó cây điều

Đã quá nửa cuộc đời gắn bó với cây điều, hiểu điều như chính bản thân mình, vì thế mà năng suất vườn điều của anh đạt đến ngót 4 tấn/ha.

Đó là vườn điều của anh nông dân Vũ Đình Đắc, ở ấp 6, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh, Bình Phước.

THEO NGHIỆP CHA
Qua giới thiệu của Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Lộc Ninh, tôi về xã Lộc Hưng và được ông Võ Văn Chấn, trưởng ấp 6 dẫn đến thăm vườn điều của gia đình anh Đắc. Nhìn vườn điều của anh, tôi không khỏi xuýt xoa. Những cây điều to hơn 1 vòng tay ôm và đang bắt đầu ra đọt non, mặc dù vừa thu hoạch trái xong chưa lâu.

Anh Đắc kể: “Vườn điều này do cha tôi trồng, lúc tôi còn nhỏ xíu. Năm nay tôi gần 50 tuổi, tính ra nó cũng hơn 30 năm rồi. Hồi đó, không hiểu sao cha tôi lại trồng điều, bởi vì trái chủ yếu để ăn chứ có bán được bao nhiêu đâu. Tôi còn nhớ, điều khô bán không hết, đổ xuống suối cho trôi đi. Mãi vài năm sau, khi người ta bắt đầu chế biến, bán ra nước ngoài được thì hạt điều mới có vị trí với nông dân chúng tôi. Tôi gắn bó với cây điều từ đó”.

Anh Đắc cho biết, giữ lại cây điều, ban đầu gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn. Hai vợ chồng nuôi 4 đứa con ăn học, vợ chồng thường xuyên phải “giật gấu vá vai” đắp đổi qua ngày. Và vài năm sau, khi những cây điều của anh ngày một phát triển tốt hơn thì cũng là lúc hạt điều có giá trên thị trường.

“Ở Bình Phước, nếu cây cao su thuộc vào loại cây “quý tộc”, bởi ngoài giá trị kinh tế, nó còn đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, kỹ thuật canh tác cao thì ngược lại, cây điều dễ trồng, không kén đất, phù hợp với điều kiện địa hình đất dốc, ít màu mỡ, chịu đựng khô hạn tốt, vốn đầu tư cũng như công chăm sóc không nhiều. Cây điều một thời được gọi là cây xóa đói giảm nghèo. Nay, cây điều đã trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên đất Bình Phước”, anh Đắc nói.

Từ hơn 1 ha ban đầu, hiện vườn điều của anh đã tăng lên 5 ha, năng suất từ 3,5 - 4 tấn trái/ha và khoảng 70% số này đạt chuẩn 180 - 200 hạt/ký. Bình quân, mỗi vụ anh thu hơn chục tấn hạt.

Điều của anh Đắc hạt rất to, đẹp, tỷ lệ nhân thu hồi cao

Từ ngày điều có giá, kinh tế gia đình anh Đắc dần khá lên, không còn cảnh chạy vạy kiếm sống mà đã có của ăn của để và có điều kiện để các con được học hành đến nơi đến chốn. Tùy theo giá thị trường, bình quân mỗi năm anh thu từ 200 - 300 triệu đồng từ cây điều. “Ngày xưa gia đình tôi cũng trồng lúa, nhưng đã bỏ từ 20 năm nay. Riêng cây điều, tôi không bao giờ bỏ nó”, anh Đắc khẳng định.

KHO KINH NGHIỆM"Ở Lộc Hưng này, anh Đắc là một trong số nông dân trồng điều giỏi, nhiều kinh nghiệm chăm sóc điều nhất. Chú ấy mà ngồi nói chuyện về điều thì cả ngày không hết chuyện. Không chỉ thế, bà con ở đây ai cũng nể cái tính siêng năng của vợ chồng nó”, ông Võ Văn Chấn, trưởng ấp 6, xã
Lộc Hưng nói.

Có thể nói, anh Đắc không chỉ tâm huyết với cây điều mà kinh nghiệm mấy chục năm gắn bó đã giúp anh có cả một kho kinh nghiệm. Để có vườn điều như hôm nay, anh đã mất nhiều năm để theo dõi, chọn lọc, mỗi năm tích lũy một ít kinh nghiệm. Anh cho biết, cứ sau mỗi vụ, anh lại “lọc” cây 1 lần, chỉ những cây khỏe, sai quả, năng suất ổn định, trái to, sáng, đẹp anh mới giữ lại. Cây yếu, năng suất không ổn định, anh chặt bỏ, thay bằng cây khác.

“Theo tôi, muốn cây điều khỏe, năng suất đều thì ngoài áp dụng KHKT như tỉa cành, tạo tán đúng kỹ thuật, phun thuốc dưỡng lá, thuốc trừ sâu rầy… còn phải thực hiện việc bón phân đúng thời điểm. Có 2 thời điểm bón phân hợp lý là trước khi vào mùa mưa khoảng 20 ngày, tôi bắt đầu bỏ phân. Đây là thời điểm vừa thu hoạch xong, cây vừa dồn hết dinh dưỡng cho trái nên nhìn là thấy không khỏe.

Nên bón phân lúc này là thích hợp nhất cho cây “hồi phục” và ra đợt chồi đầu tiên sớm nhất. Đợt bón phân thứ 2 là trước khi kết thúc mùa mưa từ 20 ngày đến 1 tháng. Đợt phân này nhằm tăng cường dinh dưỡng cho đợt trái đầu tiên, đồng thời kích thích cây ra đợt chồi, bông thứ 2. Như vậy, năng suất sẽ cao”.

Anh Đắc cho biết, anh chọn tạo vườn điều từ chính những hạt giống trong vườn nhà, bằng kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với cây điều, chứ không trồng giống mua ngoài hoặc điều cao sản. Chính vì thế, vườn điều của anh không chỉ cho năng suất cao, mà chất lượng cũng rất đồng đều. Bên cạnh đó, hạt đẹp, sáng đều, chẳng bao giờ bị sâu đục nên thương lái mua rất nhanh”.

Nhìn căn nhà gỗ của gia đình anh Đắc, dù còn khá tạm bợ, nhưng lại có những bộ phản, salon bằng gỗ quý rất hoành tráng, tôi thắc mắc: “Toàn đồ gỗ mắc tiền, nhưng có vẻ không hợp với căn nhà này lắm. Sao anh không xây nhà mới?”. Anh Đắc cười: “Nhà neo người, có 2 vợ chồng thì cứ làm quần quật suốt ngày. 4 đứa nhỏ đi học xa nhà. Có lúc nào nghĩ đến chuyện đó được đâu”.