Trang

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Vườn cây cảnh “vàng” của lão nông tỷ phú

Trước khi là tỷ phú cây cảnh, ông Phạm Văn Khơi (xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang) là chủ của một vườn vải, nhãn, xoài, bưởi... rộng hàng nghìn mét vuông.

Vườn cây cảnh của ông Khơi.

Thấy lợi nhuận từ cây ăn quả không cao, ông Khơi quyết định đầu tư trồng cây cảnh, thả cá, nuôi ba ba trên diện tích hơn 10.000m2.

"Năm 2000 tôi đi khắp nơi tìm giống cây cảnh. Lúc đó phong trào trồng cây cảnh chưa phát triển nên việc tìm mua giống rất khó. Tôi phát hiện trên rừng có rất nhiều gốc sanh đẹp, tôi mang về trồng thử và tạo thế" - ông Khơi tâm sự.
Với vốn tích lũy từ trồng cây ăn quả cùng vốn vay của ngân hàng, ông cải tạo hơn 10.000m2 đất để trồng sanh, si và tùng. Sau vài năm, ông đã có hơn 300 gốc cây cảnh các loại. Theo ông Khơi, những cây này không đòi hỏi quá nhiều việc chăm sóc mà quan trọng là khâu tạo thế. Hoàn toàn có thể biến một cây xấu thành đẹp với bàn tay khéo léo và con mắt thẩm mỹ.

Ban đầu việc trồng cây cảnh của ông rất khó khăn do thiếu vốn, thiếu giống và nhu cầu chơi cây cảnh chưa nhiều. Ông Khơi tâm sự: "Lúc đó tôi để cây mọc tự nhiên nhưng thấy cây không đẹp và bán không được giá nên tôi đã tìm hiểu và tham gia các lớp học của hội sinh vật cảnh, từ đó tích lũy được rất nhiều kiến thức về cách chăm sóc và tạo dáng cho cây". Đến nay vườn cây cảnh của ông Khơi có 500 gốc sanh, gần 100 cây tùng và si. Giá mỗi gốc sanh "thế đẹp" vào khoảng 14 triệu/gốc.

Không chỉ trồng cây cảnh, ông Khơi còn đào ao để thả cá và ba ba. Hiện ao nhà ông có khoảng 100 con ba ba và 500 con cá trắm cỏ, cá chép... Mỗi năm tính riêng thu nhập từ ao nuôi cũng được 200 triệu đồng.

Hơn 10 năm gắn bó với cây cảnh, hiện nay ông Khơi đã có gia sản trị giá bạc tỷ, với thu nhập bình quân hàng năm 500-600 triệu đồng. Ông đang dự định mở rộng diện tích vườn cây cảnh và thả thêm ba ba, nuôi thêm các loại cá mới...

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Thuê đất nuôi cá cảnh, lãi 300 triệu đồng mỗi năm

Các ao của anh Cường ở TP.HCM hiện có khoảng 3 triệu con cá cảnh các loại như cá côi, cá chép Nhật, cá ba đuôi, cá trân châu, cá tứ vân. Mỗi tháng anh xuất bán 20.000 con.


Sinh ra, lớn lên trong một gia đình không mấy khá giả ở ấp 1, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh, anh Trương Trung Cường (31 tuổi) quyết đổi đời bằng nghề nuôi cá cảnh.

Với nghề này, mỗi năm anh có thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng.

"Những năm còn làm lúa, do đất ít, lúa lại không trúng, một công đất chỉ thu hơn chục giạ lúa, nên chỉ đủ sống qua ngày" - anh Cường nhớ lại.

Năm 2005, anh mua 100 con cá cảnh về nuôi thử trong hai bể kính, mỗi bể 5m2. Do chưa có kinh nghiệm, nên việc nuôi cá lần đầu thất bại hoàn toàn. Không lùi bước, anh đến các chủ trại nuôi cá cảnh trong thành phố học hỏi, tìm tài liệu đọc. Không đầy 1 năm, anh đã nuôi thành công cá cảnh giống trong bể.

Thắng lợi, anh mạnh dạn thuê 30.000m2 đất ở xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh cải tạo thành các ao để nuôi cá cảnh. Từ khâu xử lý nguồn nước, mật độ nuôi, đến điều trị bệnh cho cá, anh đều tuân thủ đúng kỹ thuật.

Hiện, các ao cá của anh có khoảng 3 triệu con cá cảnh các loại như cá côi, cá chép Nhật, cá ba đuôi, cá trân châu, cá tứ vân… bình quân mỗi tháng anh xuất bán cho các đại lý từ Nam ra Bắc khoảng 20.000 con cá cảnh, mỗi con từ 500 đồng đến 20.000 đồng, trừ chi phí anh lãi trên 20 triệu đồng.

Để mở rộng thị trường, anh hướng dẫn kỹ thuật và bán cá giống cho ND ở các tỉnh miền Tây, rồi giúp học tiêu thụ sản phẩm. Anh Cường cho biết, cái khó nhất trong vận chuyển cá đi các tỉnh, các thùng cá phải xử lý nước cẩn thận, phải đảm bảo mật độ cá vừa phải, thời gian vận chuyển hợp lý, nhất là vận chuyển đi những tỉnh, thành xa để cá không bị chết.

Hiện, trại cá của anh Cường đang thu hút 14 lao động, những người làm trong cơ sở của anh ngoài thu nhập từ 2-3 triệu đồng/tháng, còn được nuôi ăn hàng ngày. Nhiều hộ nghèo không chỉ ở thành phố mà các địa phương khác còn được anh bán chịu con giống, khi bán cá mới trả tiền cho anh.

Anh Cường cho biết, anh đã lập trang web, email để tiện việc giao dịch với khách hàng. Anh Cường được Hội ND thành phố bầu chọn là 1 trong 7 nông dân tiêu biểu cấp thành phố năm 2011.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Thu lãi tiền tỷ hàng năm từ nuôi gà, thả cá

Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp bán trứng, nuôi cá rô phi, cá tràu (cá quả) mỗi năm gia đình ông Lê Công Nhược (56 tuổi), thành viên CLB Chăn nuôi huyện Đại Lộc (Quảng Nam) thu gần 2 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí.

Ông Nhược cho biết: "Trước khi quyết định làm ăn lớn, tôi băn khoăn rất nhiều, nếu không bứt phá thì làm lụng vất vả mà cái đói, cái nghèo vẫn cứ bám lấy mãi".

Ông Lê Công Nhược bên trang trại nuôi gà của mình.


Năm 1999, ông nuôi gà thả vườn, đào ao nuôi cá diện tích 2.000m2. Mỗi năm, số tiền dành dụm tích lũy tăng dần, từ 10 triệu rồi hơn 100 triệu đồng... Năm 2006, ông quan sát thấy vùng đồi núi tại thôn Nam Phước có vị trí thuận lợi, nơi đây có thể nuôi gà, cá, ông trình bày nguyện vọng của mình với UBND xã Đại Tân thuê lại 3,7ha đất với giá 80.000 đồng/sào/năm. Đầu năm 2007, ông cùng gia đình lên đây thực hiện ước mơ làm trang trại của mình.

Với nguồn vốn của gia đình và vay mượn thêm gần 500 triệu đồng, ông làm hệ thống chuồng trại chăn nuôi gà công nghiệp khép kín hơn 10.000 con trên diện tích 1,7ha. Tất cả con giống ông đều lấy từ Công ty Chibi ở Đồng Nai và Công ty Lương Mỹ ở Điện Thắng (Quảng Nam). Hơn 1ha ông đào 3 ao để nuôi cá rô phi, cá tràu. Diện tích còn lại, ông nuôi trâu, bò, trồng cây ăn quả.

Sau 5 tháng, ông bán trứng gà cho các cơ sở Đà Nẵng cung cấp cho siêu thị. Còn cá, thu hoạch ông bán cho các công ty thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ông Nhược cho biết thêm, các địa phương như Đồng Nai, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh cũng là một trong những thị trường tiêu thu mạnh sản phẩm của gia đình tôi.

Hàng năm, tổng bình quân thu nhập gia đình ông là hơn 5,1 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí thì lãi gần 2 tỷ. Ông phải thuê 4 lao động làm việc thường xuyên tại trang trại với lương 2,5-3 triệu đồng/tháng.
Ông Nhược đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương và địa phương về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua phát triển kinh tế. Chia sẻ về dự định sắp tới của mình, ông Nhược cho biết: "Tôi sẽ mở rộng diện tích trang trại lớn hơn nữa, nuôi gà và đào ao thả cá vẫn là hướng đi chính của tôi".

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Liên kết chăn nuôi gà chuồng kín

Mô hình liên kết chăn nuôi gà chuồng kín của ông Dương Quốc Tuân ở thôn Dương Tượng, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) mở ra hướng làm giàu mới cho nông dân trên quê mình.


Ông Tuân liên kết với Cty CP Chăn nuôi Japfa triển khai xây dựng mô hình. Phía Cty cung cấp giống, thức ăn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh chuồng trại; ông đầu tư kinh phí xây dựng chuồng và công chăm sóc. Ông là người tiên phong ở Tùng Ảnh mạnh dạn đầu tư gần 1,2 tỷ đồng xây dựng 1.500 m2 chuồng trại hiện đại, kiên cố có hệ thống khép kín làm mát không khí bằng quạt thông gió, hệ thống cho ăn tự động và máy phát điện dự phòng.

Tháng 3/2013, ông Tuân đưa vào nuôi lứa đầu tiên với quy mô 9.000 con gà trắng. Đây là giống gà chuyên thịt, sinh trưởng nhanh, sau 45 ngày tuổi, trọng lượng đạt từ 2,8 - 3,5 kg/con, cá biệt có con đạt gần 4 kg. Bước đầu do chưa có kinh nghiệm nên hao hụt thức ăn lớn, tỷ lệ chết khá cao (>10%), chi phí tiền điện nhiều (hơn 19 triệu đồng)… Sau khi trừ chi phí chỉ thu lãi 55 triệu đồng.

Từ lứa đầu ông đã rút kinh nghiệm thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, sử dụng thức ăn đảm bảo khẩu phần, từ đó hạn chế lãng phí thức ăn, giảm chí phí điện nước nên hiệu quả đạt cao hơn nhiều. Đến nay đang nuôi lứa thứ tư với quy mô 10.000 con/lứa, sau khi trừ chi phí bình quân mỗi lứa thu lãi từ 85 - 90 triệu đồng. Chưa kể sau mỗi lần xuất gà thu về từ 13 - 15 triệu đồng chất thải (850 - 900 bì phân gà) được sử dụng làm phân bón cho cây trồng.

Ông Tuân cho biết: “Mô hình này chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại lớn nhưng hiệu quả ổn định. Toàn bộ quy trình từ nuôi đến cho ăn đều được khép kín, công tác vệ sinh được thực hiện hàng ngày nên gà lớn nhanh và ít dịch bệnh. Công việc chăm sóc nuôi dưỡng gà khỏe hơn nhiều so với nuôi gà theo mô hình chuồng hở. Phía Cty thu mua toàn bộ sản phẩm nên không phải lo thị trường tiêu thụ".

Hiện, trang trại chăn nuôi gà của ông Tuân giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động tại địa phương với mức lương bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng. Theo ông, ngoài hiệu quả kinh tế, chăn nuôi gà chuồng kín có ưu điểm hơn so với nuôi truyền thống, đó là giảm nguy cơ dịch bệnh do vệ sinh chuồng trại tốt, nguồn thức ăn đầu ổn định và đảm bảo nên ít bị dịch bệnh, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.

Khi đến trại gà này, chúng tôi ghi nhận không có mùi hôi hay ruồi muỗi như các trại khác, do được trang bị quạt hút cùng hệ thống phun nước nên nhiệt độ duy trì trong chuồng luôn ổn định ở mức từ 24 - 26 oC. Chăn nuôi gà khép kín còn tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức của người nuôi do có hệ thống cho ăn tự động. Với trại gà có quy mô 10.000 - 12.000 con chỉ cần 4 công nhân là có thể đảm nhiệm hết công việc từ chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh đến vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

“Ngân hàng cây cảnh” trên đất lúa

Anh Vũ Đình Chiến (ở khối 1, thị trấn Yên Thành, huyện lúa Yên Thành, Nghệ An) đang được nhiều người biết đến là một nghệ nhân cây cảnh tài hoa. Mỗi năm anh thu hàng tỷ đồng từ trồng, kinh doanh cây cảnh...

Tốt nghiệp phổ thông năm 1996, gia đình khó khăn nên Chiến không thể học tiếp đại học. Để giúp đỡ bố mẹ nuôi 4 em ăn học, Chiến phải tha hương làm đủ thứ nghề như phụ xe, thợ xây, thợ điện... Hơn 4 năm trời làm lụng vất vả, Chiến quyết định trở về nhà vay tiền ngân hàng, thuê ki ốt để đúc xiên hoa, lan can cầu thang. Chiến kể: “Hàng làm ra ế ẩm. Nợ nần chồng chất, tôi khi nào cũng như ngồi trên đống lửa...”.
Anh Vũ Đình Chiến đang tạo dáng cho cây cảnh.

Từ tay trắng

Làm ăn thua lỗ, Chiến buồn lắm. Khi anh đang định khăn gói vào Nam làm ăn để trả nợ thì một ngày nọ, có đại diện một trường học đến đặt làm một số chậu cảnh và bảo nếu anh biết chỗ nào bán cây cảnh thì mua cho họ luôn. Mừng như bắt được vàng, Chiến nhận “gói thầu” và đi tìm mua cây cảnh. Hồi đó, các trường, các cơ quan đang “rộ” phong trào trang trí công sở bằng hoa, cây cảnh, nên anh tìm đến tận nơi tiếp thị...

Có mối hàng, Chiến nghe tin ở đâu có cây đẹp là anh tìm đến. Có cây rồi, anh mang về nhà cắt tỉa rồi trồng vào chậu bán cho các trường học, cơ quan...

Việc kinh doanh dần dần đi vào ổn định. Năm 2004, anh lấy vợ. Hai người thuê 6 sào đất nông nghiệp ở thị trấn để trồng và trưng bày cây cảnh. Trên mảnh đất mới, mỗi năm vợ chồng anh thu lãi trên 50 triệu đồng. Năm 2008, anh tiếp tục xin UBND thị trấn thầu khu đất hơn 4.000m2...

Trở thành tỷ phú

Chiến tâm sự: “Lúc đầu, tôi chỉ kinh doanh và trồng cây phục vụ trang hoàng công sở, cây công trình, rồi đam mê lúc nào không biết”. Tay nghề khá lên, những cây bình thường vào tay Chiến đã trở nên có giá. “Có những cây tôi mua chỉ 4-5 triệu đồng, sau khi tạo dáng, tỉa tót, chỉ sau vài tháng bán được hàng chục, có khi tới cả trăm triệu đồng/cây là chuyện rất bình thường” - anh Chiến cho biết.

Ông Nguyễn Văn Hữu - Chủ tịch UBND thị trấn Yên Thành nhận xét: “Vũ Đình Chiến là một tấm gương vượt khó. Nhiều năm liền anh được UBND thị trấn, huyện, tỉnh tặng bằng khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi”.

Bận rộn với công việc kinh doanh, nhưng anh vẫn dành thời gian lên Internet nghiên cứu các trường phái chơi cây cảnh. Anh bảo: Nhờ hiểu biết nên trong vườn nhà tôi luôn có đủ các loại cây nghệ thuật đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Chính vì vậy mà khách đến với vườn cây cảnh của anh ngày một đông. Có năm doanh thu của anh lên tới trên 1 tỷ đồng.

Vườn cây cảnh của Chiến từ nhiều năm đã trở thành nơi giao lưu, dừng chân của hàng trăm đoàn khách từ Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình… đến học hỏi kinh nghiệm trồng và kinh doanh cây cảnh. Ngoài làm, kinh doanh, cung cấp giống cây cảnh, anh Chiến còn mở cơ sở sản xuất chậu cảnh, am thờ và kinh doanh đồ gốm sứ. Cơ sở của anh đang có 7 nhân công với mức lương 3,5 - 5 triệu đồng/người/ tháng.

Đến nay, “ngân hàng xanh” của anh Vũ Đình Chiến trị giá cả trăm tỷ đồng, với hàng trăm cây thế trong vườn. Chiến cho biết: “Từ giữa năm 2011 đến nay, thị trường cây cảnh rớt giá, nhiều cơ sở kinh doanh cây cảnh bị lỗ, bể nợ, nhưng do tôi nắm được thị hiếu của người mua và tạo dáng nghệ thuật đúng nghĩa nên vườn cây cảnh nhà tôi hầu như không bao giờ ế”.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Chàng trai bỏ việc ngân hàng làm tỷ phú trồng rau

Từng là thủ khoa đầu vào của ĐH Tài chính - Kinh tế Trung ương (Trung Quốc), có một công việc đáng mơ ước tại một ngân hàng ở Bắc Kinh, nhưng Guo Kejiang đã từ bỏ tất cả để về nhà… trồng rau.

Nhưng chỉ sau 1 năm, anh chàng Guo Kejiang, 29 tuổi, đã trở thành một trong những tỷ phú trẻ Trung Quốc. Câu chuyện của Guo đã gây ngỡ ngàng cho nhiều người.

Hiện trang trại của anh sản xuất trên 400 tấn rau sạch cung cấp ra thị trường mỗi năm. Anh còn biến trang trại của mình trở thành khu du lịch sinh thái, mở cửa đón khách du lịch thăm quan. Hiện trang trại của anh Guo tạo công ăn việc làm cho 150 lao động địa phương.
Guo bên những luống rau xanh an toàn của mình

Quyết định gây “sốc” của Guo bắt đầu từ khi anh nhận thấy, rau xanh ở các chợ gặp vấn đề về an toàn thực phẩm. Guo đã nhìn thấy tiềm năng phát triển của thị trường rau an toàn. Bản thân Guo xuất thân từ gia đình nghèo khó, vì vậy Guo không ngần ngại từ bỏ tất cả để khởi nghiệp từ đầu.

Hiện, ngoài công việc trồng rau, phát triển du lịch sinh thái, Guo còn tích cực giúp đỡ các sinh viên nghèo có điều kiện học tập. Mỗi hộp rau xanh bán ra, Guo trích ra 1 nhân dân tệ gửi vào quỹ hỗ trợ tài chính cho các sinh viên này.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

“Giám đốc” của 150 công nhân

Bằng nghị lực phi thường, ông Trần Quý Quốc (thôn Cổ Tháp, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đã xây dựng thành công một trang trại lớn trên vùng cát hoang hóa với doanh thu bình quân đạt trên 700 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 150 lao động địa phương.

Rời quân ngũ trở về quê, ông Quốc lập gia đình trong cảnh chạy ăn từng bữa. Cuộc sống cùng cực nên nhiều lần ông tính đến việc đưa vợ con vào miền Nam lập nghiệp.

Mỗi năm hồ cá đem về cho ông Quốc 250 triệu đồng.

Chinh phục động cát

Nhưng rồi tình yêu quê hương khiến ông quyết tâm làm giàu ngay tại quê nhà. Năm 1997, ông vay mượn 15 triệu đồng để ra vùng động cát (thuộc địa phận thôn) xây dựng trang trại trên diện tích 18ha.

Ở thời điểm đó, động cát này là vùng đất hoang hóa, quanh năm cát bay mù mịt, cây cỏ không sống nổi. Trước ông Quốc, một số người dân đã được Nhà nước hỗ trợ vốn, lương thực ra đây mở trang trại, nhưng rồi đành "bỏ của chạy lấy người" vì điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt. Đi nhiều, biết rộng nên ông biết phải khởi đầu việc lập nghiệp bằng việc cải tạo môi trường vùng cát.

Ông bắt tay vào trồng 10ha rừng keo lá tràm để tạo bóng mát và chống cát bay, cát nhảy. Tiếp đó, ông lựa chọn những vùng có thổ nhưỡng phù hợp để phát triển sản xuất. Sau 1 năm cần mẫn, ông đã cải tạo được 3ha đất trồng lúa nước, 2ha đất trồng cỏ nuôi bò, 3,5ha hồ nuôi cá, đồng thời xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi kiên cố trên diện tích 1,5ha.

Đến nay, trang trại của ông đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao với doanh thu bình quân hàng năm đạt trên 700 triệu đồng. Trong đó, đàn bò sinh sản 60 con hàng năm đạt doanh thu 100 triệu đồng. Hồ cá hàng năm cho hơn 10 tấn cá, doanh thu 250 triệu đồng. Lợn thịt cung cấp cho thị trường 10 tấn, thu về 150 triệu đồng. Rừng tràm cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm, 2 máy cày cho thuê đưa lại nguồn thu hơn 100 triệu đồng/năm…

"Cứu tinh" của người nghèo

Với những thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế và giúp đỡ người nghèo, từ năm 2007 đến nay, ông Quốc đã nhận được 12 bằng khen của tỉnh, huyện, các tổ chức đoàn thể ở địa phương và của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, ông Quốc còn giúp nhiều gia đình ở địa phương vươn lên thoát nghèo. 10 năm trở lại đây, trang trại của ông tạo việc làm thường xuyên cho 150 lao động là những người dân nghèo của địa phương với thu nhập bình quân 4,5-5 triệu đồng/tháng. "Nhiều người đi miền Nam làm thuê cả năm chỉ dành dụm được vài triệu đồng, trong khi chúng tôi được làm việc ngay tại thôn nhưng mỗi năm kiếm được vài chục triệu đồng"- anh Tuấn, một trong những lao động làm việc tại trang trại của ông Quốc phấn khởi kể.

Ngoài tạo việc làm cho lượng lớn lao động, ông Quốc còn tích cực giúp đỡ nhiều hộ vốn và kinh nghiệm làm ăn để họ vươn lên làm giàu. Mỗi năm, ông dành ít nhất 50 triệu đồng để cho những hộ nghèo vay phát triển sản xuất. Đã có 10 hộ dân nơi đây nhờ được ông giúp đỡ về vốn đã vươn lên thoát nghèo và trở thành những hộ khá giả.

Ông Quốc còn dành một phần thu nhập để làm quỹ giúp đỡ những học sinh nghèo trong thôn Cổ Tháp. Mỗi năm có 10 học sinh ở thôn được ông trao quà vào những dịp cuối năm. Mỗi suất quà chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng là nguồn động viên lớn để những học sinh nghèo vượt qua hoàn cảnh. "Tôi đang phấn đấu làm ăn tốt hơn để giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khốn khó hơn nữa" - ông Quốc chia sẻ.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

“Phó nháy” trở thành “vua” ngao giống

Anh từng học nhiếp ảnh, rồi mở Studio “Ảnh viện áo cưới”. Đang “ăn trắng, mặc trơn”, anh nhảy sang công việc “chân lấm, tay bùn”... nuôi trồng thủy hải sản (TS).

Thay đổi và đột phá

Người đặc biệt, được nhiều người trong “làng ngao” nể phục mà chúng tôi đang nhắc đến, đó chính là anh Đinh Thanh Khiết, ở xóm 9, Giao Thịnh (Giao Thủy, Nam Định).Vì không hẹn trước, nên chúng tôi gặp nhau khá bất ngờ. Sau khi giới thiệu, anh bắt tay niềm nở. “Bão tàn phá ghê quá, tôi đang cho công nhân sửa lại nhà cửa, ao, trại. Chắc một thời gian nữa mới vào giống được”. Khiết mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.

Anh Đinh Thanh Khiết (phải) với tác giả Sỹ Lực bên trang trại nhân giống ngao.

Khiết cho biết, anh sinh năm 1967, nhưng trông anh trẻ hơn cái tuổi của mình rất nhiều. Năm 1987, anh học nghề ảnh, rồi về mở Studio ảnh viện áo cưới tại nhà. Gắn bó 14 năm với nghề nhiếp ảnh cưới, anh đã “nhiếp” cho cả nghìn đôi uyên ương và tên tuổi của anh được nhiều người biết đến. Đang “ăn trắng, mặc trơn”, với cái danh “Phó nháy” (nháy là có tiền, hồi đó oách ra trò – PV), bỗng anh “đổi tính” quay sang làm bạn với tôm, cua, cá… “Các xã Giao Thịnh, Giao Xuân, Giao Phong… có nghề nuôi trồng TS từ lâu, nhưng chủ yếu là nuôi quảng canh. Đặc biệt họ chưa tự con giống được, nên thời vụ, số lượng, giá cả rất phụ thuộc. Năm 2001 khi sang nuôi trồng TS, ngoài nuôi thịt, tôi bắt đầu mày mò cách ươm con giống” – anh Khiết thông tin.

Lúc đầu anh chọn nuôi cá bống bớp, tôm sú và cua. Khi đó con cá bống bớp thị trường đang rất ưu chuộng và giá trị kinh tế rất cao cả thịt lần con giống. Vừa nuôi cá thịt, anh ngày đêm nghiên cứu quy luật sinh nở của cá bống bớp, sau nhiều lần thí nghiệp, cuối cùng anh đã cho cá bống bớp đẻ thành công.

Thành công bước đầu, đã thôi thúc, tạo niềm tin để anh tiếp tục nghiên cứu nhân giống tôm, cua, tu hài. Anh Khiết cho biết: “Thực ra nhân giống tôm, cua không khó, vì loại này đẻ rất khỏe, chỉ cần chú ý nhiệt độ, độ pH của ao và chế độ ăn cho con bố mẹ hợp lý là được. Ngoài cung cấp con giống cho bà con địa phương, mỗi năm tôi xuất vài triệu con giống, nhưng bây giờ có nhiều cơ sở làm giống, nên lời lãi không đáng là bao”.

“Tam Mao” tầm sư học đạo nơi đất Cảng


Năm 2005, nhận thấy giá ngao giống và ngao thịt rất cao, phong trào nuôi ngao đang nở rộ ở nhiều nơi. Nhưng điều anh tốn nhiều “calo” nhất là nghiên cứu thị trường ngao giống và cách nhân con giống từ ngao tự nhiên. Khi đó, hầu hết các hộ nuôi ngao ở niềm Bắc, để có ngao giống họ phải đi cào đãi ở các bãi hay có ngao giống, nhưng số ngao cào được chỉ đáp ứng một lượng nhỏ nhu cầu, phần còn lại họ phải mua ngao giống từ các tỉnh Nam Bộ hoặc Trung Quốc.

Nhưng do ngao được ươm ở hai vùng khí hậu, thời tiết khác nhau, nên tỷ lệ hao giống rất lớn, người dân nuôi lãi rất dè xẻn. Sau một thời gian dò la, tình cờ được một người mách mối ở Hải Phòng có một người đã nhân giống ngao thành công. Có thông tin, hôm sau anh khăn gói quả mướp về Hải Phòng.

Nhưng khổ nỗi không có tên, địa chỉ nên anh đành đánh bài “Tam Mao” lang thang đến các Viện Nghiên cứu Hải sản, Trung tâm Khuyến nông và các vùng nuôi trồng TS ở Hải Phòng để hỏi. “Sau hơn một tuần “Tam Mao” cuối cùng tôi cũng tìm thấy người cần gặp, đó là thầy Hà Đức Thắng trước làm ở Viện Nghiên cứu Hải sản. Sau khi đặt vấn đề, hơn một tuần sau thấy tôi tâm huyết với con ngao, thầy mới đồng ý chuyển giao công nghệ nhân giống ngao cho tôi, với giá vài trăm triệu khi đó không hề nhỏ chút nào” – anh Khiết kể lại.

Quyết định táo bạo của anh, suýt nữa vợ chồng xảy ra chuyện lớn, nhưng khi hiểu và thấy chồng quyết tâm, chị Đinh Thị Dung vợ anh lại rất ủng hộ. “Học phí khủng” là vậy, nhưng thầy chỉ dạy nửa tháng rồi cho “đệ tử” về dạy, chứ Khiết không được thầy “cầm tay tập viết”. Theo cam kết, hợp đồng chỉ thanh lý khi anh Khiết… “làm ra được con ngao giống”. Mặc dù điều kiện học khó khăn là vậy, nhưng anh chỉ mất gần 2 tháng là đã lĩnh hội hết kỹ năng, kỹ thuật nhân giống ngao.

“Lò” đào tạo “kỹ sư” ấp ngao giống

Mặc dù đã thuần thục với việc “ép” ngao bố mẹ đẻ ra ngao giống, nhưng thời gian đầu anh không dám bán ra thị trường, mà chủ yếu để gia đình nuôi. Sau vài vụ thử nghiệm, thấy tỷ lệ ngao giống ít hao, ít bệnh, lớn nhanh anh mới quyết định bán cho bà con. Để có con giống bố mẹ, anh phải lặn lội khắp nơi để tìm, bằng con mắt “nghề nghiệp” chỉ cần soi con ngao là anh biết chúng có trứng hay không, nhưng để xác xuất ngao cỏ trứng cao anh nhặt ra vài con rồi đập vỏ ra kiểm tra.

Những ngày đầu đưa ngao vào ao đẻ, hầu như anh thức trắng. Hết đo độ pH, lại đo nhiệt độ, rồi soi kính hiển vi xem con bố mẹ biến chuyển thế nào. “Tôi vừa vào nhà ngồi uống chén nước, lúc sau ra đã thấy ngao đẻ bọt trắng ao, mừng quá tôi hét toáng lên. Nhưng sau này mới biết, màu trứng ngao trắng là tỷ lệ đậu thấp, màu trứng hơi vàng mới là ăn chắc” – anh Khiết tiết lộ.

Khi chúng tôi hỏi, lý do anh quyết định mua công nghệ nhân giống ngao với giá cao, anh Khiết phân tích: “Ngao đẻ rất khỏe, mỗi con có thể đẻ hàng vạn con, nhưng quan trọng nhất là làm sao để trứng đậu, chỉ cần đạt tỷ lệ 5 – 10% là thắng lớn rồi. Không tính thời gian thử nghiệm, sau khi ươm ngao giống chỉ vụ ngao đầu tôi đã hòa cả vốn đầu tư ao, lẫn tiền mua công nghệ”.

Theo anh Khiết, nuôi ngao giống đòi hỏi kỹ thuật rất cao, phải đặc biệt chú ý đến độ pH của nước, thời tiết, nhiệt độ (khoảng 28 – 300c) là đẹp nhất. Sau vài năm gắn bó với ngao giống, Khiết đã cải tiến rất nhiều quy trình nhân giống ngao. Ví như, trước đây thầy dạy nhân giống ngao ở bể, thì nay anh nhân giống ở ngao (gần gũi thiên nhiên hơn, nên tỷ lệ ngao đậu rất cao – PV), thức ăn cho ngao bố mẹ sử dụng đến 5 – 7 loại tảo, nhưng nay anh chỉ dùng 1 loại duy nhất. Với diện tích 5ha, trong đó 6.000m2 dành nuôi ngao giống, còn lại nuôi tôm, cua, cá.

Trung bình mỗi năm anh sản xuất ra vài chục triệu con ngao giống, 15 – 20 triệu con tôm, 1 triệu cua, 1 triệu cá giống, thu về hơn 20 tỷ đồng. Thông thường anh Khiết xuất bán ngao loại 500.000 – 400.000 con/kg. Nếu nuôi khoảng 20 ngày đạt 70.000 con/kg, sẽ bán với giá 10 đồng/con. Không chỉ bán giống, thời gian gần đây anh còn nhận “chuyển giao công nghệ” nhân giống ngao cho những người có nhu cầu, với giá 700 triệu đồng/người/lần.

Anh Khiết cho biết, anh đã chuyển giao cho 6 người như anh Ông Văn Môn ở xã Giao Xuân, anh Nguyễn Văn Minh ở thị trấn Ngô Đồng (Giao Thủy)... Ngoài được học trực tiếp tại trại giống, anh còn giúp người học làm 1 – 2 ao thử nghiệm tại nhà đến khi thành công thì thôi. Với người nhanh ý, chỉ mất hơn tháng là có thể làm được. “Nhiều người sau khi chuyển giao công nghệ xong, tiền thu được từ bán con giống đã hòa vốn, thập chí còn lãi, vì mỗi ao ngao giống chí ít cũng thu về vài tỷ đồng” – anh Khiết cho biết.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Từ tay trắng thu trăm triệu nhờ chim và hươu

Từ hai bàn tay trắng, đến nay mô hình nuôi hươu và chim bồ câu của ông Phạm Văn Chuyền - chi hội trưởng Hội ND xóm 10, xã Khánh Công, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Nói về cơ duyên với nghề nuôi hươu, ông Chuyền cho biết: "Dự định đưa con hươu vào nuôi đã ấp ủ trong tôi từ rất lâu, nhưng tôi chưa dám đầu tư vì thiếu kinh nghiệm. Năm 2009, được Bí thư Huyện ủy Yên Khánh - Trương Đức Lộc động viên và chỉ chỗ mua giống tốt, tôi chủ động đi tham quan nhiều mô hình nuôi hươu ở nơi khác, học hỏi thêm kinh nghiệm và đã mạnh dạn đưa con hươu vào nuôi thử". 

Ông Phạm Văn Chuyền chăm sóc đàn hươu.

Từ một cặp hươu giống sinh sản ban đầu, đến nay đàn hươu của gia đình ông đã phát triển lên 6 con, trong đó có 5 con hươu đực và 1 con hươu cái sinh sản. Mỗi năm, 5 hươu đực cho khoảng trên 5kg nhung, với giá bán nhung hươu hiện nay là hơn 2 triệu đồng/lạng, mỗi năm gia đình ông thu về trên 100 triệu đồng. Ông Chuyền chia sẻ: "Nuôi hươu chi phí thấp, hiệu quả lại cao vì hươu rất ít mắc bệnh dịch, nguồn thức ăn chủ động như cỏ, ngô, lá xoan, đu đủ, bí ngô… có thể tự cung tự cấp".

Ngoài nuôi hươu, hiện gia đình ông dành 100m2 để nuôi chim bồ câu Pháp với tổng đàn 60 đôi bố mẹ. Mỗi tháng gia đình ông xuất chuồng gần 200 chim non, với giá 90.000 - 100.000 đồng/đôi, mỗi tháng gia đình ông thu về gần 10 triệu đồng. Ông Chuyền cho biết, ông đang tiếp tục nhân đàn bồ câu.

Không chỉ bán nhung hươu, bồ câu thương phẩm, ông còn cung cấp hươu và chim bồ câu giống cho các hộ có nhu cầu nuôi hươu, bồ câu trong thôn, xã; phổ biến kỹ thuật nuôi, cách phòng chống bệnh và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nhung hươu, chim bồ câu.

Ông Trịnh Đức Quynh - Chủ tịch Hội ND xã Khánh Công cho biết: "Mô hình nuôi hươu và chim bồ câu của gia đình ông Chuyền đang là mô hình trọng điểm của Hội ND xã, bởi chi phí thấp mà rất hiệu quả. Bản thân ông Chuyền không chỉ là một người làm kinh tế giỏi mà còn là một chi hội trưởng gương mẫu, hết lòng với công tác hội". Ông Chuyền vinh dự được nhận kỷ niệm chương “Vì giai cấp nông dân Việt Nam” do T.Ư Hội NDVN tặng và được nhận nhiều giấy khen của Hội ND huyện Yên Khánh về thành tích SXKD giỏi.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Nuôi ếch thu nhập 200 triệu đồng/năm

Với nghề nuôi ếch thịt và sản xuất ếch giống, ông Đinh Như Trực (thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đã có thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng.


Sinh ra trong gia đình nghèo đông anh em nên cậu bé Trực đành nghỉ học sớm để phụ giúp cha mẹ kiếm sống. Lớn lên, lấy vợ, sinh con, cuộc sống của gia đình cũng chẳng khá khẩm gì. Ông Trực quyết tâm thay đổi cuộc đời bằng việc nuôi gà công nghiệp, rồi nuôi chim cút, nhưng đều chịu thất bại đắng cay.

Ông Trực tâm sự: “Sau nhiều lần thất bại với gà công nghiệp, chim cút, kinh tế sa sút, nợ nần chồng chất. Cuộc sống lâm vào bế tắc, nhiều khi tôi muốn buông xuôi...”.

Nhưng dịp may đã đến với ông, đầu năm 2006, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh có mô hình thí điểm cho ND nuôi ếch thịt. Ông Trực được nhận 2.400 con ếch giống nuôi thương phẩm, sau đó nhận tiếp 10 cặp ếch giống bố mẹ.

“Khi vừa bắt tay vào nuôi ếch, tôi gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, ếch lại bệnh tật thường xuyên, tưởng chừng sẽ bỏ cuộc. May mắn là có sự giúp đỡ tận tình về quy trình kỹ thuật của các kỹ sư từ Trung tâm Khuyến ngư tỉnh nên mọi khó khăn cũng qua dần”- ông Trực chia sẻ.

Sau 7 năm lặn lộn với con ếch, với diện tích 500m2 mặt nước, ông Trực xuất bán 3 tấn ếch thịt/năm, thu nhập trên 200 triệu đồng (giá bán từ 70.000-100.000 đồng/kg). Ngoài ra, ông còn xuất bán 10.000 con ếch giống/năm cho các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình…

Theo ông Trực, ếch dễ nuôi, nguồn thức ăn dồi dào và dễ kiếm, diện tích nuôi nhỏ nhưng cho thu nhập cao, có thể tận dụng diện tích vườn nhà đào ao thả nuôi. Hiện nay ông Trực đang nuôi thêm giun quế và cá rô đầu vuông... Ông rất tin tưởng vào sự thành công vì đã học hỏi kinh nghiệm từ nhiều mô hình trang trại và tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật.

Bà con muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi ếch, liên hệ ông Trực, ĐT: 0973414150.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Bình Dương: Nuôi gà chuồng lạnh lãi cao

Mô hình nuôi gà chuồng lạnh đang phát triển mạnh tại xã Long Nguyên (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Dù số tiền đầu tư ban đầu lớn nhưng mô hình này đã mang lại lợi nhuận cao và tạo sự yên tâm cho người nuôi, giúp họ vươn lên làm giàu.


Nói đến việc nuôi gà theo mô hình chuồng lạnh tại xã Long Nguyên không thể không nhắc đến ông Lê Thành Nguyên bởi ông là người đi đầu trong trong việc áp dụng mô hình chăn nuôi này tại xã.

Ông Nguyên cho biết, năm 2006 gia đình ông chuyển từ mô hình nuôi gà hở sang nuôi gà phòng lạnh. Thực hiện theo mô hình này, ông đã xây dựng trại theo kiểu khép kín như nhà máy sản xuất với chiều dài khoảng 100m và rộng 30m. Trại được xây kiên cố bằng bêtông, khung thép.

Bên trong có hệ thống máy lạnh làm mát không khí, hệ thống cho ăn, nước uống tự động, máy phát điện dự phòng. Ngoài ra bên trong trại còn được ngăn thành nhiều ô để tách đàn gà cũng như tạo không gian thoải mái cho các lứa gà khác nhau và một trại có thể nuôi được đến 12.000 con gà.

“Mô hình nuôi gà này kinh phí ban đầu bỏ ra cao, khoảng 1 tỷ đồng/trại nhưng người nuôi rất yên tâm. Toàn bộ quy trình từ nuôi đến cho ăn đều được khép kín nên việc chăm sóc gà rất đơn giản, gà nuôi không sợ bệnh tật mà lại phát triển nhanh. Nuôi khoảng 45 ngày thì trọng lượng gà đạt khoảng từ 2,8 – 3kg và có thể xuất chuồng được”- ông Nguyên nói. Cũng theo ông, với mô hình này 1 năm nhà ông xuất được 4 lứa gà, với lợi nhuận trên 70 triệu đồng/lứa. Bên cạnh đó ông còn thu được hàng chục triệu đồng từ tiền bán phân gà.

Nhận thấy mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình ông Nguyên đã mở rộng thêm chuồng trại để tăng số lượng đàn gà. Đến nay ông đã có 3 trại gà nuôi theo kiểu chuồng lạnh với lợi nhuận mỗi năm thu được lên đến cả tỷ đồng.

Với mô hình này, mỗi năm gia đình ông Nguyên xuất được 4 lứa gà, với lợi nhuận trên 70 triệu đồng/lứa.
Nhiều hộ dân trong xã Long Nguyên thấy hiệu quả từ mô hình nuôi gà của ông Nguyên nên cũng đầu tư xây dựng mô hình nuôi gà chuồng lạnh và hình thành nên vùng nuôi gà chuồng lạnh có quy mô lớn tại Bình Dương.

Ông Nguyễn Văn Sáu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Nguyên cho biết hiện nay cả xã có 53 trại gà chuồng lạnh với gần 40 hộ nuôi. Trong đó có nhiều hộ nuôi với quy mô lớn lên đến 5 trại gà.

Nói về hiệu quả từ mô hình này, ông Sáu cho biết ngoài hiệu quả kinh tế, nuôi gà chuồng lạnh giảm thiểu rất nhiều nguy cơ dịch bệnh do vệ sinh chuồng trại tốt, nguồn thức ăn đầu vào đảm bảo nên rất ít xuất hiện dịch bệnh, giảm thiểu tới mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó nuôi gà phòng lạnh còn tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức cho người nuôi. Do có hệ thống cho ăn tự động nên mỗi trại gà chỉ cần 2 công nhân là có thể đảm nhiệm hết công việc hàng ngày.

Riêng về đầu ra sản phẩm, hiện nay nhiều hộ dân nuôi gà chuồng lạnh đã liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam để bao tiêu đầu ra. Công ty này còn hỗ trợ cung cấp giống, thức ăn cũng như hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho các trại gà. Ngoài ra, nhiều hộ nuôi khác cũng đã tìm được các đối tác để tiêu thụ nên không sợ thiếu đầu ra khi gà đến giai đoạn xuất chuồng.

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Thu 100 triệu đồng/tháng từ nuôi bồ câu

Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).


Tâm sự về công việc của mình, Thùy Nhung cho hay, tốt nghiệp cử nhân ngoại ngữ loại khá và có công việc ổn định, nhưng do thu nhập không cao, năm 2010, chị quyết định xin nghỉ việc về quê cùng mẹ nuôi bồ câu Pháp. Sau một thời gian nuôi thử để lấy kinh nghiệm, hiện nay đàn bồ câu của gia đình chị phát triển rất tốt với 3.000 cặp.

Theo chị Nhung, bồ câu Pháp có ưu điểm tuổi sinh sản kéo dài 4-5 năm, mỗi năm đẻ 8 – 10 lứa. Hiện nay, gia đình Thùy Nhung đã trở thành địa chỉ cung cấp bồ câu giống và bồ câu thịt cho thị trường các tỉnh Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình... Mỗi tháng gia đình chị xuất bán khoảng 500 cặp bồ câu giống (giá bồ câu giống 250.000 đồng/cặp, bồ câu thịt 70.000 đồng/cặp). Như vậy, mỗi tháng sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Thùy Nhung chia sẻ: “Nuôi bồ câu Pháp không cần mặt bằng rộng. Giống bồ câu này không chỉ đẻ nhiều mà tiêu thụ thức ăn ít, phù hợp khí hậu nước ta, không dịch bệnh... Bà con nào có nhu cầu, gia đình tôi sẽ hỗ trợ con giống tốt (miễn dịch 100%) và kỹ thuật nuôi. Nuôi chim bồ câu Pháp không khó, chỉ cần chú ý vệ sinh chuồng trại tốt và tránh những tác nhân xấu từ môi trường thì bồ câu sẽ không bị bệnh tật và phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn khá nhanh, đem lại thu nhập rất hấp dẫn, nhất là ở các vùng nông thôn hiện nay.

Bà con muốn trao đổi kinh nghiệm nuôi bồ câu Pháp, liên hệ với chị Nhung, số điện thoại: 0905379588.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Thành tỷ phú từ 1 triệu đồng buôn bán kim chỉ

Mấy ai biết A Sếnh bắt đầu làm giàu từ 1 triệu đồng. Sếnh mua kim chỉ, bánh kẹo, vải vóc, quần áo về bán cho dân bản. Sau 1 năm buôn bán nhỏ, Sếnh đã có được 5 triệu đồng...

Để có được tài sản lên đến 1,5 tỷ đồng, hàng năm thu lãi hàng trăm triệu đồng như hiện nay là quá trình lập nghiệp thật không dễ với chàng thanh niên Tẩn A Sếnh (bản Sèng Làng, xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ, Lai Châu).
Mấy ai biết A Sếnh bắt đầu làm giàu từ 1 triệu đồng. Ở xã vùng cao Tả Phìn, người dân ai cũng nghèo. Giao thông từ bản này đến bản khác chủ yếu là đường đất, trời nắng thì bụi, trời mưa thì trơn. Năm 2006, vợ chồng dành dụm được vẻn vẹn 1 triệu đồng, Sếnh mua kim chỉ, bánh kẹo, vải vóc, quần áo về bán cho dân bản. Sau 1 năm buôn bán nhỏ, Sếnh đã có được 5 triệu đồng.


Khu sản xuất gạch bi của Tẩn A Sếnh

Vợ chồng Sếnh mạnh dạn vay Ngân hàng Chính sách xã hội 30 triệu đồng. Có số tiền kha khá, Sếnh không buôn bán nữa mà mua 10 con bò để chăn thả. Nhờ sự chỉ bảo tận tình của các anh, chị Phòng Nông nghiệp huyện, Sếnh đã có kiến thức chăn nuôi đàn bò. Nhờ đó, đàn bò lớn nhanh và bắt đầu sinh sản. Sếnh bán một số bò lấy tiền mua thêm 5 con ngựa và 12 con dê về nuôi. Thu nhập của gia đình Sếnh ngày càng ổn định.

Ở Sìn Hồ, từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã vùng thấp tới 30-60km. Đi xe máy cũng phải mất một ngày mới tới nơi, mà số hàng hóa vận chuyển cũng chẳng được là bao. Năm 2010, Sếnh bán hết bò, ngựa, dê được 150 triệu đồng, vay thêm Ngân hàng NNPTNT 150 triệu đồng nữa để mua một chiếc ô tô tải chở hàng phục vụ bà con.

Chăm chỉ làm việc cũng là cơ hội để Sếnh được tiếp xúc với nhiều người, được đi đây đi đó. Nhìn lại thấy thanh niên cùng trang lứa với mình còn khổ lắm, Sếnh nghĩ cần phải làm gì đó để giúp đỡ những gia đình trong bản còn khó khăn. Sau nhiều đêm trăn trở, Sếnh bàn với vợ vay thêm tiền để mua máy đóng gạch bi về mở cơ sở sản xuất tại nhà, vừa có thêm thu nhập, vừa tạo công ăn việc làm cho thanh niên địa phương.

Cơ sở làm gạch bi của anh bước đầu giải quyết việc làm cho 10 thanh niên trong bản, với thu nhập ổn định từ 3-5 triệu đồng/tháng. Riêng Sếnh, mỗi năm sau khi trừ đi các chi phí cũng thu về trên 200 triệu đồng.
Năm 2012, Tẩn A Sếnh vinh dự được nhận Giải thưởng Lương Định Của do T.Ư Đoàn trao tặng. Tẩn A Sếnh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm giàu của mình với mọi người, đặc biệt là các bạn thanh niên. Điện thoại của A Sếnh: 01647811485.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Mỗi năm thu nửa tỷ đồng từ ổi

Với hơn 2,5ha trồng ổi, ông Lê Văn Tám (thôn 1, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có thu nhập mỗi năm 500 triệu đồng.

Sau nhiều năm làm kinh tế trang trại ở Gia Lai với vườn tiêu 2ha, nhớ quê hương Đà Nẵng, năm 2009 ông thanh lý toàn bộ cơ ngơi, về lại quê và đầu tư, thuê đất làm trang trại trồng ổi. Bao nhiêu vốn liếng ông dồn cho vườn ổi. Tính ra, cả tiền mua đất, xây nhà, lập vườn, cây giống, đầu tư hệ thống tưới bằng vòi phun xoay… ông đầu tư ngót 2 tỷ đồng.
Mỗi năm ông Tám thu về gần nửa tỷ đồng từ ổi.

Ông Tám kể, ban đầu thấy Đà Nẵng chưa có trang trại trồng ổi nào, chủ yếu lấy hàng từ miền trong ra, ông mạnh dạn trồng 2.000 gốc ổi. Sau 2 năm chăm sóc, ổi của ông đã cho lứa quả đầu tiên. Với giá 6.000 đồng/kg, mỗi lần xuất bán, ông thu về 1,8 triệu đồng. Tính ra, cả khu vườn ổi rộng 2,5ha đã cho ông hơn 6 tấn quả, trị giá gần 40 triệu đồng. Thu hái liên tục như vậy, nhưng những cây ổi vẫn luôn trĩu quả.

Ông Tám cho biết: “Giống ổi bom da sành lấy giống từ Đồng Nai này cho quả quanh năm. Quả lớn nhất có trọng lượng từ 0,7-0,8kg. Chăm bón tốt, mỗi cây cho khoảng 100kg quả/năm. Loại ổi này ở Đồng Nai người ta thu 130-150 kg/năm là thường. Thổ nhưỡng ở đây không màu mỡ lắm, chăm bón tốt tôi thu 100-110kg/năm”.

Hỏi kinh nghiệm trồng ổi, ông Tám chia sẻ: “Ổi là giống cây thích nghi với nhiều loại đất. Yếu tố quan trọng nhất trong chăm sóc không để gốc ổi đọng nước; mỗi ngày phải tưới 2-3 lần. Mỗi tháng bón chừng 1kg NPK/gốc. Rệp sáp, bọ xít, ruồi vàng là những loại sâu gây hại ổi nhiều nhất. Để phòng trừ, tốt nhất là phải phun thuốc định kỳ, quả khi đủ lớn phải bao bọc kỹ”.
Cùng với trồng ổi, ông Tám còn nuôi hàng trăm con gà ta, trồng 500 bụi tre lấy măng Điền Trúc. Nguồn thu từ gà và măng Điền trúc mang lại khoản thu nhập không nhỏ cho gia đình ông.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Kiếm trăm triệu nhờ rắn hổ hèo

“Ban đầu tiếp xúc với rắn cũng sợ nhưng riết rồi quen, thậm chí cho rắn quấn vào cổ cũng chẳng sợ. Hằng ngày, việc chăm sóc rắn do tôi trực tiếp làm, còn ông xã thì lo đi tìm mồi cho rắn...”.

Chị Nói bên đàn rắn bố mẹ mỗi con nặng từ 1,8 - 3 kg.

Chị Trần Thị Nói (ở ấp Phước Hòa, xã Phước Hưng, huyện An Phú, An Giang) kể về nghề nuôi rắn hổ hèo của gia đình mình như vậy.

Nhà không có đất làm ruộng nên quanh năm suốt tháng hai vợ chồng phải đi làm mướn kiếm tiền đong gạo nuôi con. Năm 2006, thấy có người nuôi rắn hổ hèo hiệu quả, chị bàn với chồng gom hết số tiền dành dụm được gần 2 triệu đồng đi mua 20 con rắn giống với giá 30.000 đồng/con về nuôi.

Không có đất trống, hai vợ chồng đóng cái lồng lưới sắt rộng hơn 4m2 nuôi rắn dưới sàn nhà. Thức ăn không cần mua, tối tối ra sau nhà bắt ếch, nhái, cóc, chuột về cho rắn ăn, cứ cách một ngày ăn một lần. Sau gần 10 tháng nuôi, chị Nói tuyển chọn được 7 con cho xuất chuồng bán thịt, thu được hơn 5 triệu đồng. Mừng quá, chị Nói lấy hết số tiền bán rắn mua lưới sắt nới rộng chuồng nuôi. Đó cũng là lúc đàn rắn của chị bắt đầu đẻ lứa trứng đầu tiên.

Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, chị tự tay làm ổ ấp trứng rắn. Để khỏi tốn chi phí, chị tìm những cái thau mủ, thùng xốp đã bị hư bể rồi đổ đất pha cát vào. Sau đó rải thêm lớp cát mỏng, xếp trứng rắn lên rồi phủ lớp mỏng lá chuối trên mặt là xong. Sau khoảng 75 ngày ấp, rắn bắt đầu tự phá vỏ chui ra.

Rắn hổ hèo con mới nở ra rất mạnh, chỉ sau vài giờ nở đã có thể ăn nhái con. Theo kinh nghiệm của chị Nói, rắn con cần phải quan tâm theo dõi thường xuyên, phải chọn rắn cùng cỡ nhốt chung chuồng để chúng không cắn nhau lúc tranh mồi. Sau một năm nuôi, rắn sẽ tự phối giống và sau 34 ngày thì bắt đầu đẻ, mỗi lứa từ 7 - 10 trứng, có khi lên 12 - 15 trứng. Khi rắn vào thời kỳ giao phối (khoảng từ tháng 5 đến tháng 6), rắn đực sẽ rất hung dữ, sẵn sàng cắn nhau để giành rắn cái.

Hiện trại rắn của chị Nói có trên 200 rắn con và khoảng 75 con rắn bố mẹ, mỗi năm cung cấp trên 600 con rắn giống cho người nuôi ở khắp đồng bằng sông Cửu Long. Hiện giá rắn giống 1 tháng tuổi là 300.000 đồng/con; 2 tháng tuổi 400.000 đồng/con. Rắn bố mẹ (trọng lượng từ 2 kg/con trở lên) hiện có giá 8 triệu đồng/cặp; còn rắn thịt loại 1 (từ 1,3 - 1,6 kg/con) hiện được bán với giá 300.000 đồng/kg. Nhờ vậy, trung bình mỗi năm gia đình chị Nói có thu nhập gần 100 triệu đồng từ tiền bán rắn.

“Nhà cửa của tui bây giờ đã khang trang hơn, con cái đứa nào cũng được đến trường. Nhưng mừng nhất là nhờ tiền bán rắn mà tui mua được 2 công đất mần ruộng. Hồi nào tới giờ chỉ đi mần ruộng mướn cho người ta, nay có ruộng nhà, mần hoài không thấy mệt”, chị Nói khoe.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Trang trại “bốn thứ con”

Với 60 triệu đồng khởi nghiệp, sau 6 năm xây dựng trang trại nuôi “bốn thứ con”, hiện anh Nguyễn Thanh Tuấn (36 tuổi, trú tại thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, H.Núi Thành, Quảng Nam) đã có trong tay sản nghiệp trên 6 tỉ đồng.

“Bốn thứ con” ở đây là 4 loại vật nuôi thuộc lớp bò sát gồm: kỳ nhông, kỳ đà, kỳ tôm và rắn mối. Khi mới lên ngọn đồi cạnh khu công nghiệp (KCN) Chu Lai để lập trang trại nuôi 4 loài vật này, nhiều người nghi anh Tuấn đang làm chuyện không đâu. “Nhưng tôi đã chứng minh là mình đúng khi thành công với nghề. Nuôi những loài bò sát này không khó vì bỏ ra ít vốn để làm chuồng trại nuôi thử, tôi thu về cả trăm triệu đồng chỉ 1 năm sau đó”, anh Tuấn chia sẻ.

Năm 2006, anh Tuấn làm khoảng 1.000 m2 chuồng trại rồi thả hơn 300 con kỳ nhông. Nhờ đặc tính sinh sản nhanh nên một năm sau, anh xuất ra thị trường hàng ngàn con nhông thịt, thu lãi ròng gần cả trăm triệu đồng. Tiếp tục mở rộng quy mô trang trại lên đến 8.000 m2, anh tự mình mày mò nhân giống kỳ nhông lên hơn 20.000 con bố, mẹ. Anh Tuấn cho biết: “Nhông thịt sau 6 tháng tuổi là có thể xuất chuồng với giá 450.000 đồng/kg. Còn nhông giống được bán với giá từ 30.000 - 50.000 đồng/con. Vì thịt kỳ nhông được nhiều người ưa chuộng nên việc thu hồi vốn là rất nhanh”.

Khi đã có vốn kiến thức vững chắc về nuôi kỳ nhông, anh Tuấn tiếp tục nuôi kỳ đà và kỳ tôm. Theo anh Tuấn, hai loại động vật này có cách nuôi tương tự như kỳ nhông nên việc cho ăn và chăm sóc cũng khá đơn giản. Mỗi ngày, người nuôi chỉ cần cho ăn một lần với các loại thức ăn sẵn có như rau, củ, quả các loại. “Riêng kỳ đà cần phải cho ăn thêm các loại thịt như nội tạng động vật khác hoặc phế phẩm trong chế biến, giết mổ nên có phần vất vả hơn. Tuy nhiên, do thịt kỳ đà có giá tới 500.000 đồng/kg nên tôi vẫn thả nuôi loại này”, anh Tuấn nói.

Anh cho biết thêm, nuôi các loài bò sát này khó nhất là cách làm chuồng trại làm sao để chúng không thể thoát ra ngoài. Để có thể quản lý và tận thu tốt, chuồng nuôi phải được xây cao trên 1 mét, phần mặt trong thành chuồng phải ốp gạch men để tránh thất thoát con giống. Nền cát phải được trải lưới trước khi đổ đất, cát lên trên. “Ngoài ra, điều tiên quyết là phải đắp đất thành từng ụ để nhông có thể sinh sản và có nơi ẩn trú, cũng như giúp chúng có điều kiện sinh trưởng tốt nhất”, anh Tuấn nói. 

Trang trại nuôi kỳ nhông của anh Tuấn (trái) mỗi năm thu về 500 triệu đồng - Ảnh: Hoàng Sơn

Năm 2010, anh lập Công ty TNHH MTV Ân Cát để bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân. Từ đây, anh đứng ra thu mua các loại vật nuôi này để xuất ra các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước. Đến nay, mỗi năm anh Tuấn thu về trên dưới 500 triệu đồng tiền lãi. Thành công từ mô hình này, đầu năm 2012, anh Tuấn nuôi thêm 300 con rắn mối. Sau gần 1 năm, anh có khoảng 5.000 rắn mối giống. Nếu xuất ra thị trường, rắn mối thương phẩm có giá không dưới 300.000 đồng/kg.

Hiện anh Tuấn đang xây thêm một trang trại rộng 7.000 m2 tại P.An Phú, TP.Tam Kỳ (Quảng Nam). “Vốn đầu tư bỏ ra ít, tỷ lệ rủi ro thấp, đây cũng là nghề 1 vốn sinh 1 lời. Nhưng không vì thế mà người mới nuôi ôm đồm, chỉ nên thả khoảng vài trăm con giống trong diện tích từ 200 - 300 m2 để vừa nuôi vừa tự rút kinh nghiệm sẽ tốt hơn”, anh Tuấn nói.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Nuôi ba ba giống

Bài học từ những lần thất bại “tối mắt, tối mũi” đã giúp anh Phùng Hoàng Giang (36 tuổi, xã Long Thạnh, H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) thành công với nghề nuôi ba ba giống.

Phùng Hoàng Giang - Ảnh: T.T

Người ta gọi anh với nhiều mỹ từ, như “vua ba ba”, “chuyên gia ba ba”... và Giang nói anh “thấy ngại” về điều đó, vì đơn giản anh chỉ là nông dân. Mà nông dân thì không giấu giếm những gì mình làm được để những nông dân khác cùng làm theo. Thế nên, nhiều năm nay, anh không nhớ hết mình đã mách nước bí quyết nuôi ba ba thành công cho bao nhiêu nông dân khác.

Khởi đầu, sau khi trồng nấm rơm, dành dụm được 1 chỉ rưỡi vàng, Giang nghe lời một người bạn, gom hết tiền mua về 25 con ba ba giống. Nuôi được vài tháng, một nông dân ở Sóc Trăng tới tận nhà mua lại với số tiền gấp 3 lần số vốn bỏ ra ban đầu. Thấy ngon, Giang mua tiếp 100 con ba ba khác về thả ao. Lần này gặp ngay mùa nước lên, ba ba thoát ra đi sạch. Rút kinh nghiệm, Giang tìm mua tôn cũ về dựng rào quanh ao, rồi vét túi mua tiếp 100 con ba ba khác về thả. Một thời gian sau, ba ba bị chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân. Cụt vốn, anh phải đi hái thuê trái cây kiếm tiền mưu sinh, nuôi vợ con. Làm nghề “hái lượm” được hơn 1 năm nhưng trong lòng Giang lúc nào cũng đau đáu giấc mộng... ba ba.

Một lần đi hái trái cây thuê, nghe ti vi phát sóng gương một nông dân thành công với nghề nuôi ba ba, Giang tìm cách lân la hỏi thăm và phát hiện ra nhu cầu ba ba giống, ba ba thịt rất lớn. Thế là anh quyết định quay lại với con ba ba. Ngặt nỗi, anh không có vốn để mua ba ba thịt, không có kinh nghiệm để nuôi ba ba giống... Chỉ với số tiền “độn lưng” vài trăm ngàn đồng, chiếc xe đạp cà tàng, anh chạy đi khắp nơi tìm nguồn giống ba ba rồi mua, bán lại cho người có nhu cầu nuôi. Kiên nhẫn vừa làm vừa học, dành dụm được ít vốn, Giang lại mua ba ba về nuôi. Lần này với kinh nghiệm thu thập được và sự thận trọng sau nhiều lần thất bại, anh đã thành công. Chẳng những nuôi ba ba thịt phát triển tốt, anh còn cho ba ba đẻ trứng, ấp giống bán ra thị trường.

Anh Giang cho biết ba ba giống hiện có giá 8.000 đồng/con. Tiền đầu tư ao hồ tùy quy mô khoảng 10 triệu đồng nữa. Tiền thức ăn (cá hoặc thức ăn viên) khoảng 20 triệu đồng/1.000 con. Sau khi nuôi khoảng 1 năm có thể thu lời gấp đôi.

Kinh nghiệm nuôi ba ba cần chú ý chế độ ăn phải đủ chất, cho ăn nhiều lần trong ngày. Chú ý quan sát phát hiện những con do tranh giành thức ăn, cắn nhau bị thương để điều trị kịp thời. Định kỳ bổ sung vitamin, khoáng chất để giúp ba ba khỏe, tránh được bệnh tật. Những lúc thời tiết thất thường, ba ba thường giảm ăn nên cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.

Không chỉ cung cấp giống, Giang kiêm luôn tư vấn miễn phí cho nhiều nông dân khác và họ đều nuôi thành công. Hiện tại, mỗi năm anh cung cấp gần 1 triệu ba ba giống ra thị trường, thu về tiền tỉ.

Điạ chỉ của Phùng Hoàng Giang ở ấp Hòa Long B,
xã Long Thạnh, H.Phụng Hiệp, Hậu Giang. ĐT: 0918751627.

Thu bạc tỷ từ đất hoang

Sau 6 năm khai hoang, phục hóa, với ý chí và quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Trần Ngọc Từ (43 tuổi) ở thôn Ngọc Tiên, xã Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình đã làm chủ một trang trại quy mô.

Sau 4 năm đi xuất khẩu lao động tại Malaysia, năm 2006, anh Từ trở về quê hương khi vừa tròn 25 tuổi. Với số vốn vài trăm triệu đồng tích cóp được sau thời gian lao động tại nước ngoài, anh đầu tư vào làm trang trại.

Mỗi ngày riêng bán trứng gà, anh Từ có 250.000 đồng.

Có công khai phá

Đầu năm 2007, anh Từ đấu thầu 2 mẫu ruộng bỏ hoang nằm tận cuối cánh đồng thôn Ngọc Tiên, gần sông Hồng với mức trả sản lượng hơn 10 triệu đồng/năm. Anh bỏ ra 150 triệu đồng thuê máy xúc đất, đắp bờ, đào 2 ao thả cá, 1 ao rộng 1 mẫu, 1 ao 4 sào. Sau đó, anh xây 2 dãy chuồng trại để chăn nuôi lợn, gà, xây thêm 2 gian nhà làm nơi vợ chồng anh ăn ở, chăm nom trang trại. Sau gần 7 năm, đến nay trang trại của anh đã có quy mô nhất nhì xã Vũ Tiến.

Anh Từ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi với mọi người. Địa chỉ liên hệ: Anh Trần Ngọc Từ, điện thoại: 01636163355.

Ban đầu, anh mua lợn nái về nuôi để gây giống, cứ 1 lợn mẹ một lần sinh được khoảng hơn 10 lợn con. Nuôi khoảng 6 tháng, lợn đạt trọng lượng từ 140-160kg. Vài lứa đầu cho kết quả khả quan, anh mở rộng chuồng trại, mua thêm lợn nái nữa để nâng cao số lượng lợn con phục vụ cho nuôi lấy thịt. “Tôi có 6 lợn nái nuôi gối đầu nên hầu như cứ gần 3 tháng tôi lại xuất bán một lứa lợn thịt khoảng 70 con" - anh Từ chia sẻ kinh nghiệm.

Với 1,4 mẫu ao, anh mua cá chép, trôi, trắm giống về thả. Vợ chồng anh nấu cám, cắt cỏ ven bờ cho cá ăn. Sẵn có diện tích mặt nước rộng rãi, anh nuôi thêm 200 vịt đẻ. Dãy chuồng còn lại, anh lắp đặt hệ thống lồng sắt nuôi 300 gà đẻ và 300 gà thịt. Trong vườn, anh trồng 450 gốc ngâu để bán lá cho các đại lý bán hoa tươi trên thị trấn Vũ Thư và TP. Thái Bình.

Thu tiền tỷ

Hiện, trang trại của anh đang nuôi 6 lợn nái để tạo nguồn giống lợn thịt. Ngoài 20 con lợn nhỡ trọng lượng khoảng 45-50kg/con, vợ chồng anh vừa xuất bán hơn 70 lợn thịt trọng lượng bình quân 140kg phục vụ Tết Nguyên đán. Với giá 40.000 đồng/kg lợn hơi, anh thu về gần 400 triệu đồng.

Ngoài ra, mỗi ngày, vợ chồng anh thu khoảng 180 quả trứng vịt từ 200 con vịt đẻ, giá hiện tại là 3.000 đồng/quả, hàng tháng nguồn thu từ đàn vịt cũng gần 17 triệu đồng. "Hiện trong chuồng còn hơn 300 gà thịt và 150 con gà đẻ, mỗi ngày thu khoảng 80 quả trứng, với giá 3.200 đồng/quả thì tôi cũng có 250.000 đồng" - anh Từ cho biết.

Với 450 cây ngâu, 1 năm cho thu hoạch 2 đợt vào dịp Noel và đầu năm âm lịch, vợ chồng anh cũng thu khoảng 5 triệu đồng. "Lá cây ngâu được các cửa hàng hoa mua về để trang trí cho lẵng hoa, vòng hoa. Bình thường bán với giá 6.000 đồng/kg, giờ tới 10.000 đồng/kg vì hầu hết các nhà vườn vừa rồi bị bão số 8 vùi dập hết"- chị Hương, vợ anh Từ tâm sự.

Theo anh Từ, năm nay người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn bởi không đủ vốn mua thức ăn. Như trang trại của anh mỗi ngày tiêu thụ hết 1,5 triệu đồng tiền mua cám cho lợn, gà vịt. 10 -12 ngày, anh lại phải nhập 1,5 tấn thức ăn chăn nuôi, bình quân mỗi tháng tiền mua thức ăn chăn nuôi khoảng 45-50 triệu đồng. Anh Từ cho biết: "Đại lý họ cho mình nợ, nhưng khi thanh toán, tính cả lãi thì sau khi hạch toán, thù lao nhận được chẳng đáng bao nhiêu. Mà giá cả phụ thuộc vào họ nên nhiều khi định mở rộng mô hình không có vốn nên tôi không dám làm".

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Chàng trai bỏ học kiếm vài trăm triệu/ năm

Mới 19 tuổi nhưng Phạm Văn Bảo Trung (khu phố An Lạc, thị trấn Đinh Văn, H.Lâm Hà, Lâm Đồng) đã có 3 năm nuôi ong lấy mật thành công, đem lại doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Phạm Văn Bảo Trung trong trại ong của mình - Ảnh: G.B

Bảo Trung kể: Đầu năm 2009, do không có “duyên phận” với đường học vấn nên anh bỏ ngang chuyện học khi chưa hết lớp 10 để về nhà phụ giúp bố mẹ làm cà phê. Làm chưa được một tháng, bất ngờ một hôm có người ở xã Đạ Đờn mang 100 đàn ong mật đến vườn nhà Trung nhờ đặt vào vườn cà phê để ong hút mật hoa. Quan sát đàn ong cũng như cách chăm sóc của người này trong mấy ngày ở vườn nhà, Trung bỗng cảm thấy thích nuôi ong một cách lạ kỳ. Thế là xin phép bố mẹ, Trung khăn gói theo người nuôi ong này để phụ việc và học nghề. Với niềm đam mê, chịu khó học hỏi, chỉ trong vòng 6 tháng, Trung đã thu được nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi ong.

Trở về nhà, Trung trình bày dự án, kế hoạch nuôi ong của mình và thuyết phục bố mẹ, bà con anh em cho mượn tiền để đầu tư. Ban đầu, nhiều người không tin vào khả năng của chàng trai 16 tuổi lúc bấy giờ, nhưng thấy sự quyết tâm của Trung nên cuối cùng mọi người cũng đồng ý. Trung vay mượn được 50 triệu đồng và đầu tư mua 80 đàn ong về nuôi trong vườn cà phê của gia đình. “Cũng may tìm được chỗ mua và giá lúc đó cũng rẻ chứ bây giờ số tiền ấy chỉ mua được khoảng 30 đàn”, Trung cho hay. Có ong, Trung tập trung chăm sóc và chỉ 4 tháng sau, qua mùa thu hoạch (mật, phấn, sữa ong chúa) đầu tiên, Trung đã thu hồi vốn và có lãi được số ong ban đầu. Từ đó, Trung càng tập trung nuôi và nhân đàn, đến nay trại nuôi ong của Trung đã có 250 đàn ong. Trung cho biết: “Hằng năm vào mùa hoa cà phê (từ tháng 12 đến tháng 4) thì thu hoạch mật và phấn, còn từ tháng 5 đến tháng 11 chỉ tập trung thu sữa ong chúa”.

“Nuôi ong thật ra cũng không khó lắm, chỉ cần siêng năng, chăm sóc, vệ sinh thường xuyên cho đàn ong. Ngoài việc cho ăn ở nhà, hằng năm, vào mùa hoa cà phê cũng phải di chuyển cả trại ong đến những nơi có vườn hoa đẹp, thậm chí sang tận Đắk Lắk để ong hút mật và thay đổi môi trường sống. Nhưng điều quan trọng nhất là phải theo dõi thật kỹ, phát hiện lúc nào ong bị bệnh để điều trị kịp thời, nếu không sẽ rất nguy hiểm”, Bảo Trung chia sẻ. Từ thành công này, Trung cho biết sắp tới vẫn tập trung nhân đàn, học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc, điều trị bệnh để phát triển, mở rộng quy mô trại ong.

Trao đổi về mô hình này, chị Giáp Thị Thủy, Bí thư Huyện đoàn Lâm Hà, nhìn nhận: “Dù tuổi đời còn rất trẻ, nhưng với khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, từ hai bàn tay trắng, Phạm Văn Bảo Trung đã tìm tòi, phấn đấu, dám nghĩ, dám làm để có được một trại ong như ngày hôm nay. Trung là tấm gương tiêu biểu của tuổi trẻ huyện nhà trong phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp. Mô hình này cần được nhân rộng để các thanh niên khác học tập và làm theo…”.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Trồng hoa giống lạ

Trồng hoa lạ là hướng đi mà anh Nguyễn Đạt (Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam) chọn và thành công ngay tại vùng đất nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng Hội An.

Đến vườn hoa của anh Đạt vào những dịp trước Tết Nguyên đán, lần nào cũng được anh cho thưởng thức những sản phẩm hoa mới, nhiều loại lần đầu tiên được thấy ở miền Trung. Chẳng hạn như hoa chuông Brazil lần đầu tiên có mặt ở vùng đất Quảng Nam này. Với hình dạng như quả chuông, thân củ, lá hình thuôn hoặc oval, chậu nhỏ nhưng khi nở, nhiều hoa nở đồng thời và tươi lâu, có thể để chưng vào dịp tết rất bền nên giá mỗi chậu hoa chuông trên thị trường từ 200.000 đến 250.000 đồng và rất được ưa chuộng.

Anh Đạt chăm chút những chậu hoa chuông trong vườn hoa lạ của mình - Ảnh: Diệu Hiền

Hay hoa fansy (còn có tên gọi tử la lan) cũng đã được anh Đạt nhân giống thành công với rất nhiều màu sắc lạ, mới và hiếm thấy. Một loạt hoa có cái tên và hình dáng lạ được nhân giống thành công từ khu vườn này, như cẩm chướng Nhật, dạ yến thảo, phong lữ, phăng sê, thu hải đường… Mỗi loại đều có những dáng vẻ đặc biệt và không đụng hàng.

Tiếng lành đồn xa, rất nhiều người buôn bán hoa, lẫn những người yêu hoa đều đến anh Đạt để tìm cho mình những loại hoa có sắc màu, hình dáng riêng biệt chưng vào ngày tết. Nhờ vậy, anh dần có vốn xoay vòng để tích cực tìm kiếm thêm nhiều giống hoa mới. Từ việc chỉ có vài chục triệu đồng tiền vốn, với công sức và sự chịu khó của mình, anh đã tạo nên một cơ ngơi là hàng vạn cội hoa độc đáo, lạ, trị giá cao bán vào dịp tết. Một cán bộ Phòng Kinh tế (TP.Hội An, Quảng Nam) cho biết ở Hội An có hơn 1.200 hộ làm nhà vườn, nhưng hướng đi của anh Đạt được xem là hướng đi mới và hiệu quả.

Theo anh Đạt, ban đầu anh cũng lập nghiệp bằng việc học trồng các loại hoa "cổ điển" như những nhà vườn Hội An. Rồi đến một lúc, anh suy ngẫm, tại sao mỗi khi tết đến cứ phải là mai, là cúc, là quất mà không phải là những loại hoa lạ, đặc sắc để "đổi khẩu vị" cho mọi người trong thưởng thức cây kiểng. Nghĩ là làm, anh đi nhiều nơi tìm những giống hoa lạ, nghiên cứu để bắt chúng phải trổ hoa trên đất vườn nhà mình, phải thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của mình. Nhiều loại hoa anh mang về đều lớn rồi... không ra hoa, có cây nảy mầm được vài ngày thì chết, hay bị bệnh do thời tiết rồi chết... Có khi, nghiên cứu thành công khi trồng chục cây hoa chuông, nhưng đem trồng hàng ngàn chậu hoa chuông chuẩn bị tung ra thị trường thì lại không chịu nở đúng vào dịp tết...

"Nếu không quyết tâm, dễ chán nản bỏ dở. Mình cứ hì hục, tỉ mẩn, mày mò... chừ thành công!", anh Đạt chia sẻ. Khi được hỏi bí quyết, anh cười thiệt thà: "Không cần vốn liếng chi nhiều đâu, chỉ cần mình bỏ công, chịu khó và chăm chút nó. Cây cảnh cũng giống như người, cũng đỏng đảnh lắm. Nhưng mình chiều nó thì nó chiều lại mình, đơn giản rứa thôi!".

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Trồng gừng trong bao

Mô hình trồng gừng trong bao của bà Võ Thị Túy Lệ (66 tuổi, khu vực Đông Phước 2, phường Thủy Biều, TP.Huế) đã được 23 hộ dân tại địa phương làm theo thành công, trở thành mô hình được các hội nông dân trên địa bàn tỉnh đến học hỏi.

Số vốn 800.000 đồng

“Một lần xem truyền hình, tôi thấy người ta giới thiệu mô hình trồng gừng trong bao tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi và Gia Lai rất hiệu quả mà đơn giản. Nên tôi đã lên phường Thủy Xuân, TP.Huế và tìm đến mấy rẫy gừng để mua 5 kg gừng giống về trồng”, bà Lệ nói.

Bà Lệ và những bao gừng xanh tốt của mình - Ảnh: Tuyết Khoa

Với số vốn 800.000 đồng, bà trồng thử gần 150 bao gừng trên diện tích chưa tới 100 m2, làm theo những hướng dẫn trên truyền hình mà bà đã xem.

Bà Lệ chia sẻ, việc trồng gừng trong bao tương đối đơn giản. Bao đất dùng để trồng gừng gồm 4 lớp. Lớp dưới cùng là lớp trấu được đốt cháy xém làm nhiệm vụ rút nước. Lớp thứ hai là đất trộn phân vi sinh. Lớp thứ ba là phân bò tươi. Trên cùng là lớp đất sạch. Để tránh bị thối củ thì gừng giống chỉ nên ươm với độ sâu khoảng 5 cm. Mô hình này không đòi hỏi người trồng phải chăm bón nhiều. Nhưng để có củ gừng ngon và đẹp thì nên vun đất vào gốc gừng sau khi gừng bắt đầu đâm chồi.

Nằm ở thượng nguồn sông Hương nhưng Thủy Biều lại là vùng thấp trũng. Mùa mưa lũ rất dễ bị ngập. Việc trồng gừng trong bao giúp người nông dân linh động và thuận tiện di chuyển gừng lên cao khi có lũ. Thuận lợi của mô hình này là chiếm diện tích rất ít, có thể tiết kiệm và tranh thủ nhiều diện tích trong vườn như ven hàng rào, lối đi…

Bà Võ Thị Túy Lệ cho biết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm mô hình trồng gừng trong bao cho những nông dân có nhu cầu. Địa chỉ của bà Lệ: tổ 5, khu vực Đông Phước, phường Thủy Biều, TP.Huế, điện thoại: 0988614638.

“Một vụ gừng có thời gian 6 tháng. Một năm có thể làm hai vụ. Nếu tính ra vụ đầu tiên, tui thu gần cả chục triệu đồng. Nhưng tui chỉ bán đi một ít để lấy vốn mua thêm bao và phân. Còn bao nhiêu gừng tui để dành làm giống cho vụ sau. Thấy hiệu quả, tui liều vay 20 triệu của quỹ hỗ trợ nông dân để mở rộng quy mô trồng gừng lên gần 1.500 bao. Thu nhập một vụ như thế cũng được hơn 30 triệu đồng”, bà Lệ nói.

Nhân rộng mô hình ra nhiều nơi

Theo bà Lệ, việc trồng gừng trong bao mang lại năng suất cao hơn so với việc trồng gừng trên các vồng đất. Củ lớn và nhiều hơn gấp hai ba lần. “Sau vụ đầu tiên, bà con thấy mô hình của tôi hiệu quả nên đã đến xem. Tui biết cái chi thì tui bày lại cho mọi người. Ai trồng được thì nên trồng để kiếm thêm thu nhập. Tui 66 tuổi rồi chứ nếu trẻ tui còn trồng nhiều nữa”, bà Lệ chia sẻ.

Bà Tôn Nữ Quỳnh Tương, Chủ tịch Hội Nông dân phường Thủy Biều cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn phường đã có 23 hộ học hỏi mô hình này của bà Lệ và cho kết quả khả quan. Nhiều địa phương khác cũng đã đến đây tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại vườn bà Lệ, gần đây nhất có 29 hộ nông dân ở xã Phong Mỹ (H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế)”.

Giờ đây, trồng gừng trong bao đã trở thành nghề mới và nghề chính của nhiều hộ nông dân phường Thủy Biều sau vụ lúa và thanh trà. Nhiều hộ không có vườn rộng cũng tranh thủ mảnh vườn nhỏ của mình trồng gừng để tăng thêm thu nhập.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Trợ lý giám đốc bỏ việc, về quê nuôi gà thu hơn 100 triệu đồng

Chăn nuôi trong khu vườn chỉ rộng 700 m2, một thanh niên 26 tuổi đã có thu nhập 100 triệu đồng trong năm 2012.

Anh Tứ (trái) bên hồ nuôi lươn - Ảnh: Lê Kiều

Mỹ, Bình Định. Tốt nghiệp trường đại học Đà Lạt, chuyên ngành công nghệ sinh học vào năm 2009, Tứ được nhận ngay vào làm trợ lý tổng giám đốc cho một công ty sản xuất hoa ly ly ở Đà Lạt. Thu nhập cao nhưng 2 năm sau, Tứ xin nghỉ việc về quê để thực hiện ước mơ từ thời sinh viên là làm giàu bằng trồng trọt, chăn nuôi.

Với khu vườn sẵn có của gia đình, Tứ đầu tư nuôi 1.000 con gà thả vườn. Lứa nuôi đầu tiên này giúp anh thu lãi được 10 triệu đồng. Lứa thứ 2, anh tăng đàn gà lên 1.500 con, lứa thứ 3 nuôi 2.000 con… Ban đầu, việc tiêu thụ có khó khăn đôi chút nhưng Tứ liên hệ ngay với các lò mổ nhỏ, các quán cơm, quán nhậu tại địa phương để tìm mối bán gà ổn định. Tứ tận dụng phân gà, đất, lá cây ủ ẩm… để nuôi 60 m2 trùn quế làm thức ăn cho gà. “Mỗi lứa tôi nuôi khoảng 100 ngày thì gà nặng bình quân 1,2 kg/con. Mỗi tháng xuất 300 con, giá ổn định 70.000 đồng/kg, tuy lời không nhiều nhưng đồng lãi chắc ăn như bắp”, Tứ nói.

Có kha khá vốn trong tay, Tứ vào Tiền Giang mua lươn về nuôi. Mỗi lứa anh nuôi khoảng 1.000 con lươn và được các quán ăn ở thị trấn Bình Dương (huyện Phù Mỹ) đặt mua sạch. Anh tiếp tục thử nghiệm và nuôi thành công rắn ráo trâu, tắc kè...

Hiện Tứ đã xây dựng khu vườn 700 m2 của mình thành 3 tầng canh tác, chăn nuôi. Tầng 1 là ao nuôi lươn, thả bèo, nuôi trùn quế. Tầng 2 nuôi gà, phân gà làm thức ăn cho lươn, trùn. Tầng 3 trồng giàn đỗ rồng hoặc khổ qua… để che bóng mát cho các vật nuôi bên dưới. Năm 2012, khu vườn 3 tầng của Tứ đem lại doanh thu hơn 100 triệu đồng, trừ đi các khoản chi phí lãi gần 70 triệu đồng.

Anh Phạm Duy Linh, Bí thư Đoàn xã Mỹ Phong cho biết: “Khu vườn 3 tầng của anh Tứ đang là điểm tham quan, học tập của các cấp Hội Nông dân, huyện đoàn Phù Mỹ, tỉnh đoàn Bình Định... Anh Tứ đang có ý định thuê lại 1,5 ha đất bãi bồi của xã để xây dựng thêm nhiều mô hình vườn 3 tầng. Rất mong các cấp tạo điều kiện về vốn, thủ tục hành chính để anh Tứ có thể phát triển mô hình kinh tế của mình, qua đó làm tấm giương sáng cho các đoàn viên khác noi theo”.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Nuôi sò huyết hiệu quả cao

Đến ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) hỏi ai cũng biết anh Võ Văn Sóng, bởi vì anh là người đầu tiên ở địa phương nuôi thử nghiệm thành công con sò huyết trong ao đất.

Anh cho biết: Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, được sự động viên và hướng dẫn kỹ thuật nuôi sò huyết của người thân, vụ nuôi năm 2011, thông qua người thân ở tỉnh Kiên Giang anh được hướng dẫn và chọn mua vài chục kg sò huyết giống khai thác trong tự nhiên tại vùng biển Kiên Giang về ương dưỡng.

Tuy chỉ nuôi thử nghiệm vài ba chục kg sò huyết giống, nhưng ngay vụ nuôi đầu đã mang về cho gia đình anh lợi nhuận vài chục triệu đồng. Từ kết quả đạt được, năm 2013, anh quyết định đầu tư thả nuôi 50 kg sò huyết giống, loại 12.000 con/kg, có giá 160.000 đ/kg. Sau 7 tháng thả nuôi anh tiến hành thu hoạch, lúc này sò huyết đã đạt kích cỡ từ 100 đến 110 con/kg. Giá bán bình quân là 50.000 đ/kg.

Anh thu hoạch đợt I được gần 1,3 tấn sò thương phẩm. Dự kiến sản lượng sò còn lại cũng hơn 1,2 tấn, mang về hơn 120 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí lợi nhuận thu được là hơn 100 triệu đồng.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Thanh long ruột đỏ trên quê lúa

Anh Vũ Văn Tuyến, thôn Ngoại Trang, xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, Thái Bình đã mạnh dạn đưa giống thanh long ruột đỏ ở Bình Thuận về trồng cho thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm.

Ban đầu anh trồng vài trụ trước nhà, sau 2 năm cây cho quả, ăn thấy vị ngọt hơn thanh long Bình Thuận. Năm 1996 anh chuyển sang trồng trên mảnh ruộng của mình. Đến nay đã mở rộng trồng 3.600 m2 với 700 trụ đạt năng suất trung bình 60 kg/trụ/năm. Vườn cho quả đồng đều, trung bình 8 quả/10 kg. Năm nay hái được 8 lứa thu nhập gần 300 triệu.

Những năm đầu anh trồng giống thanh long ruột đỏ Đài Loan và giống ruột trắng. Giống Đài Loan sai quả nhưng quả bé, mẫu mã không đẹp, tai ngắn. Còn giống ruột trắng rất năng suất nhưng không được thị trường ưa chuộng.

Sau đó anh đã lai tạo giống ruột đỏ và ruột trắng. Kết quả cho ra quả đỏ ngọt, vỏ mỏng, quả to. Theo anh, thanh long dễ trồng nhưng đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Nếu không nắm bắt đầy đủ về giống cũng như cách chăm sóc thì khả năng thất bại tới 80%.

Thâm canh đúng kỹ thuật cộng với giống tốt thì trồng thanh long không bao giờ lỗ. Một năm trung bình cây cho 6 lứa quả, nếu gặp rủi ro, mất lứa này thì được lứa khác. Thường sau khi hỏng lứa này thì lứa sau cây ra quả rất sai và to. Thời gian trồng càng lâu thì năng suất càng cao.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Thuê đất trồng ly, thu tiền tỷ

Sinh ra, lớn lên ở xã Tây Tựu, Từ Liêm (Hà Nội) - địa phương nổi tiếng về trồng hoa, anh Nguyễn Văn Dư đã lựa chọn hoa ly để trồng.

Sau 12 năm đèn sách, không giống như nhiều bạn bè cùng trang lứa theo đuổi con đường học hành, anh Dư quyết định ở nhà trồng hoa. Giữa thời buổi “tấc đất tấc vàng”, nhiều diện tích trồng hoa ở Tây Tựu đã chuyển sang làm khu công nghiệp. Không còn đất sản xuất, nhiều ND Tây Tựu đi thuê đất ở các huyện lân cận để tiếp tục nghề trồng hoa.

Năm 2008, anh Dư thuê diện tích trồng lúa của ND xã Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng) để trồng hoa ly. Ban đầu ít vốn, anh thuê vài ha, rồi tăng lên 38ha và đầu năm 2013, anh tiếp tục thuê hơn 2ha ở xã Đan Phượng để trồng loại hoa chất lượng cao này.

“Hoa ly chỉ thích hợp với khí hậu ôn đới nên việc đưa giống hoa có nguồn gốc từ Hà Lan này vào trồng ở Việt Nam, tôi đã gặp không ít khó khăn” - anh Dư cho hay. Chưa qua trường lớp đào tạo bài bản về trồng hoa ly, anh tìm tòi, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa ly để trang bị kiến thức cho mình”.

Theo anh Dư, trồng hoa ly phải tuân thủ kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc đến phòng trừ bệnh. Hoa phải được trồng trong nhà lưới, đất có độ ẩm 80% trở lên, thoát nước tốt, nhiệt độ từ 12-15 độ C là thích hợp nhất, nếu từ 20-25 độ C vẫn chấp nhận được.

Đặc biệt, hoa ly chỉ thích hợp trồng vào vụ thu đông, thời gian cho thu hoạch kéo dài 3 tháng. Do chất lượng cao nên hoa ly của trang trại anh làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Thị trường chủ yếu của anh trên địa bàn TP. Hà Nội. Anh Dư cho biết, với giá bán 15.000-20.000 đồng/cây hoa, mỗi năm anh thu về 2-3 tỷ đồng. Trang trại hoa ly của anh thu hút 20-30 công nhân với thu nhập 3-5 triệu đồng/tháng.

Chia sẻ bí quyết trồng hoa chất lượng cao, anh Dư cho hay: “Hoa ly rất kén đất nên sau khi kết thúc vụ, phải cải tạo lại đất mà tốt nhất là cho các hộ thuê lại để cấy lúa”.

Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm trồng hoa ly liên hệ với anh Dư, ĐT: 04. 78016688.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Tỷ phú từ... chuối

Nghề trồng chuối tiêu hồng đã mang lại bộ mặt mới cho một ngôi làng ở bãi sông Hồng mà chừng 6 năm về trước còn rất nghèo nàn.

Bây giờ về làng Năm Mẫu, được coi là vựa chuối của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên sẽ thấy những cánh đồng chuối bát ngát xanh và những ngôi nhà cao tầng. Vào chính vụ người dân thu hoạch, chuối được chở xe lớn xe bé mang đi xuất khẩu. Nghề trồng chuối tiêu hồng đã mang lại bộ mặt mới cho một ngôi làng ở bãi sông Hồng mà chừng 6 năm về trước còn rất nghèo nàn.

Làng trồng chuối

Khắp các cánh đồng của làng Năm Mẫu, chỗ nào cũng thấy những ruộng chuối xanh tốt. Nơi thì đang trong kỳ thu hoạch, nơi chuối đang chuẩn bị ra hoa, lại có cánh đồng chuối vừa được trồng để kịp thu hoạch vào cuối năm. 99% diện tích đất của làng Năm Mẫu, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu đều được chuyển đổi, trồng chuối tiêu hồng và đây là một bước đột phá trong sự phát triển kinh tế của người dân nơi đây. Nếu trước kia mỗi sào đất trồng rau màu, dong, riềng chỉ đem lại cho người nông dân khoản lãi xấp xỉ 1 triệu đồng thì cây chuối tiêu hồng cho thu lãi mỗi vụ từ 4 đến 5 triệu đồng/sào/năm. Mỗi héc-ta trồng chuối tiêu hồng cho thu lãi từ 2 đến 300 triệu đồng/năm, gấp khoảng 4 lần so với trồng lúa. Ông Lê Đình Thảo, phó chủ tịch UBND xã Tứ Dân cho hay: "Trước kia người dân trong xã trồng nhiều loại cây khác nhau nhưng năng suất và hiệu quả thấp, từ khi họ vay vốn ngân hàng, chuyển đổi sang trồng chuối tiêu hồng thu nhập tăng lên rất nhiều, đến nay có những thôn 99% diện tích canh tác trồng cây chuối tiêu hồng. Cũng chính nhờ chuối tiêu hồng mà cả xã đa phần làm nông nghiệp nhưng không còn hộ đói nghèo".

Ở làng Năm Mẫu, hiện nay có rất nhiều hộ gia đình giàu có nhờ trồng loại chuối năng suất này, họ đã xây được nhà tiền tỷ, góp phần làm cho làng xã trở nên giàu đẹp. Những ông chủ như Ngô Văn Đán, Trần Văn Sĩ, Ngô Văn Công... sở hữu hơn chục mẫu là thường, thu lãi hơn một tỉ đồng mỗi năm. Chị Ngô Thị Thuý tâm sự: "Trồng chuối từ những ngày đầu tiên nhưng từ khi có giống chuối tiêu hồng gia đình tôi mới thu được hiệu quả kinh tế cao nhất. Vừa thâm canh trên diện tích đất của gia đình chúng tôi còn thuê thêm đất bãi của xã bên, đến nay gia đình đã có gần 14 mẫu chuối...".

Học tập xã Tứ Dân, đặc biệt là làng Năm Mẫu, một số làng của các xã của huyện Khoái Châu như: Đại Tập, Đông Kết... cũng dồn ruộng, vay vốn để đầu tư trồng chuối tiêu hồng và loại cây này cũng trở thành cây trồng cho thu nhập chính. Bên cạnh đó, người nông dân có thể trồng xen những cây rau màu ngắn ngày trong ruộng chuối để tăng thêm thu nhập mà không ảnh hưởng đến năng suất chuối.

Ông Công phấn khởi vì giá chuối cao

Việc tiêu thụ chuối tiêu hồng ở Tứ Dân cũng khá dễ dàng. Vào mùa, hàng đoàn xe tải, xe thồ lại về khu vực và nhiều địa phương khác trong huyện mua chuối đem đi xuất khẩu. Những buồng chuối đẫy tháng đều tăm tắp, quả nào quả nấy tròn căng trông rất thích mắt. Anh Đoàn Văn Vinh, một thương lái đã nhiều năm mua chuối cho biết, chuối tiêu hồng của Khoái Châu, nhất là làng Năm Mẫu luôn đạt chất lượng cao nhất, nải đẹp, quả đều, to, ngon ngọt, rất được lòng khách hàng... Không chỉ có anh Vinh, nhiều thương lái trong tỉnh và ở Hà Nội, Hải Dương... đã quen thuộc với chuối tiêu hồng Năm Mẫu. Cứ đến hẹn lại lên, họ ra tận ruộng gom chuối hoặc đặt hàng trước chứ ít khi người trồng chuối phải thồ đi bán như trước đây. Chưa năm nào cây chuối tiêu hồng làm người nông dân thất vọng, giá cả cũng ngày càng tăng khá. Nửa đầu năm 2011, loại chuối này lại càng được giá, do nhu cầu thị trường Trung Quốc, Nga... rất ưa chuộng

Ơn người mang nghề về làng

Để có được cuộc sống khấm khá, sung túc, có của ăn của để, người dân rất biết ơn ông Ngô Văn Công, một người đã mang giống chuối tiêu hồng về làng. Ông Ngô Văn Công sinh năm 1968, cũng như bao thanh niên khác trong làng, ông xây dựng gia đình và sớm lao vào cuộc sống vất vả. Ban đầu, ông sống bằng nghề nấu rượu và chăn nuôi, sau đó thấy nấu rượu cũng bị độc hại bởi khói than, hiệu quả không cao nên hai vợ chồng sắm xe đạp đi buôn chuối. Chục năm lặn lội khắp các làng quê miền Bắc để gom hàng, ở đâu có chuối ngon ông đều thông thạo. Năm 2003, ông Công thồ xe chuối cả xanh lẫn chín lên Hà Nội bán. Cũng tại đây, ông nhìn thấy một người bán những nải chuối tiêu màu vàng, bóng mượt, rất đẹp và lạ mắt. Ông tưởng người ta nhuộm thuốc hay phun loại sơn gì vào để lừa khách hàng. Tò mò, ông dùng nước bọt bôi lên quả chuối và lau, chẳng có chất gì phai ra cả. Người bán chuối kia nói: "Có phun cái gì đâu mà anh thử, nó vàng như thế đấy". Lân la hỏi xuất xứ của loại chuối này, chị bán chuối lắc đầu quầy quậy không nói. Ông Công phải dúi vào tay chị một ít tiền (bằng cả buồng chuối lúc bấy giờ), bảo: "Chị làm ơn chỉ giúp, tôi muốn mua ít giống về trồng". Mãi sau chị ta mới tiết lộ: "Anh về xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam mà hỏi. Đây là loại chuối tiêu hồng, quả rất thơm và ngon."

Vui sướng vì được cung cấp địa chỉ, hôm sau ông Công đạp xe xuôi đê sông Hồng, tìm đến xã Hòa Hậu, nơi có giống chuối tốt, rồi đến tìm gặp những ông chủ vườn chuối, xin họ bán giống. Phải mất gần 10 ngày mới mua được 400 cây giống. Về nhà, lứa đầu tiên trồng gia đình phát hiện ra có đến hơn 100 cây là chuối tiêu xanh, kém năng suất hơn rất nhiều do các chủ vườn ở Hòa Hậu cố tình cho kèm vào.

Chuối được thu mua và xuất khẩu


"Dẫu vậy, tôi và bà xã đã đánh dấu tất cả những gốc tiêu xanh để bỏ đi, còn tiêu hồng thì nhân giống ra, chia cho anh em họ hàng cùng trồng. Và giờ toàn bộ diện tích của chúng tôi đều được đầu tư trồng loại chuối tiêu hồng này. Nó có đặc điểm là quả chín vàng, mọng, đẹp mã, vỏ chín mà bên trong vẫn cứng. Không như chuối tiêu xanh, vỏ xanh mà có khi bên trong đã nhũn, rất khó vận chuyển". Từ năm 2004 đến nay, mỗi năm ông Công bán cho bà con khoảng 2 vạn cây giống, giá 2.000-4.000 đồng/cây. Mới đây, nghe tiếng giống chuối tiêu hồng, các thương lái ở miền Nam đã tìm ra Năm Mẫu, mua giống về bán cho chủ vườn trồng. Hiện, ông Công có 13 mẫu chuối tiêu hồng, với giá bán 100.000-120.000 đồng/buồng.

Anh Trần Văn Sĩ - người sở hữu 14 mẫu chuối cho hay: "Người Năm Mẫu là những dân cư nghèo, thấy giống cây nào trồng phù hợp, cho năng suất cao thì theo. Tuy nhiên, người dân chúng tôi cũng rất biết ơn ông Công, người đã tìm ra cây chuối tiêu hồng, phù hợp với vùng đất bãi này. Từ đó mà làng phát đạt, con cái được học hành tấn tới".

Các chủ vườn khác như Nguyễn Hữu Tứ, Ngô Văn Đán cũng chỉ có mấy sào ruộng theo tiêu chuẩn, diện tích này không thể phát triển được cây chuối. Từ năm 2005, học theo ông Công họ đều vay tiền ngân hàng, thầu thêm ruộng của người dân xã bên để mở rộng diện tích trồng chuối, có năm lên đến 15 mẫu. Từ năm 2007, họ đã trả hết nợ ngân hàng, có của ăn của để và xây được nhà tiền tỉ. Cây chuối tiêu hồng trở thành cây làm giàu cho cả làng.

Yên tâm sống với nghề

Nhìn những cánh đồng chuối bát ngát, những ngôi nhà cao tầng mọc lên như những ngôi biệt thự ven bãi sông Hồng, ít người biết chính cây chuối đã mang lại đời sống kinh tế khá giả cho người dân nơi đây và họ có thể yên tâm mà sống bằng nghề. Trong tương lai, một số ông chủ nuôi hy vọng sẽ nhân giống cây này để mở trang trại ở một số tỉnh lân cận, vừa giúp bà nông dân con nơi đó phát triển kinh tế, làm giàu cho quê hương mà những người đầu tư còn có thể có thu nhập cao hơn.

Còn tại Năm Mẫu, người dân được nhờ vào ý chí và sự sáng tạo của ông Công, để hôm nay họ có thể nở nụ cười thật tươi, thật sáng vì cuộc sống đang phát triển, phồn thịnh.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Hái ra tiền nhờ sùng đất

Với giá bán dao động từ 200 nghìn đến 250 nghìn đồng/kg sùng đất, nghề săn sùng đất được xem là nghề hái ra tiền, giúp nhiều nông dân ở huyện Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi)kiếm được trên dưới 500 nghìn/ngày, từ loại côn trùng mà trước đây họ thường săn về chỉ để cho… gà ăn.

Lộc trời cho !

Có dịp về huyện Sơn Tịnh vào những ngày giữa tháng 11, đi qua các vùng bãi bồi, ven sông nhiều người không nén được sự hiếu kì khi chứng kiến cảnh hàng trăm nông dân đang hì hục lật từng thớ đất ở các bãi bồi ven sông, trên những thửa hoa màu cuối vụ thu hoạnh, để bắt một loại côn trùng được người dân nơi đây ví von như "lộc của trời".

Theo những người dân địa phương có thâm niên nhiều năm trong nghề săn sùng đất thì nơi đây được xem là "thủ phủ" của sùng đất. Vào mùa sùng đất những người từ Đà Nẵng, Huế... về tận nơi để thu mua với giá cao ngất ngưởng, đắt hơn cả tôm tươi.

Có kinh nghiệm nhiều năm mưu sinh trong nghề, anh Nguyễn Văn Hải (xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh) cho biết: "Nói là nghề nhưng thực ra dụng cụ săn sùng đất cũng rất đơn giản, chỉ cần cái cuốc và một xô nước mang theo, khi bắt được thì ngắt ruột bỏ nhanh sùng vào để giữ cho sùng được tươi và không bị đen, cuốc dùng để đào sùng lưỡi phải dài, mỏng, mới có thể đào sâu bắt được những con sùng lớn".

Thông thường sùng đất trưởng thành vào mùa mưa, độ vào giữa tháng 8 cho đến hết tháng 12 (âm lịch), vì chu kỳ vòng đời ngắn, nên đến mùa sùng đất là nông dân ở đây lại tranh thủ "hái lộc" từ con vật được xem là trời cho này. Sùng đất tuy không hiếm, nhưng để săn được những con sùng đất tươi ngon, đặc quánh sữa, to gần bằng chừng ngón chân cái. Mỗi tay đào sùng thường giữ cho mình những bí quyết riêng để săn được nhiều sùng, nếu không muốn về tay không vì không tìm được vận may dưới lòng đất.

Sùng đất

Người dân địa phương cho biết sùng đất là loại côn trùng sạch, bởi chúng sinh sôi ở những vùng đất, xa khu dân cư và ăn rễ các loại cây không độc hại. Nơi phun nhiều thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ thì hầu như không tìm được sùng. Lúc trước sùng đất nhiều vô kể, người dân đào về chỉ để cho gà ăn. Nhưng vài năm trở lại đây nhiều nhà hàng, quán ăn, hoặc các tay sành nhậu...,xuống tận nơi để thu mua với giá cao, đã giúp nhiều nông dân thực sự đổi đời, đến mùa săn sùng bỏ túi được cả cây vàng cũng là chuyện có thật.

"Trước kia người dân ở đây không dám ăn vì hình dạng bên ngoài "nhờn nhợn" của nó, nhưng giờ thì phải nhịn thèm, có bao nhiêu người ta mua bấy nhiêu hết rồi !", ông Nguyễn Ngọc Phúc, một tay săn sùng nói. Trung bình, mỗi ngày một người đào sùng cũng kiếm được trên dưới 2 kg sùng đất, với giá bán như hiện nay, nghề săn sùng đất đã giúp nhiều nông dân có của ăn của để.

Theo kinh nghiệm dân gian ăn sùng đất không những bổ dưỡng cơ thể, tăng sinh lực, mà còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh, nên tại các nhà hàng, quán ăn, món này được xem là đặc sản này và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Anh Hoài Thuận, chủ nhà hàng Golden Hills trên đường Phan Bội Châu, Tp. Quảng Ngãi chia sẻ. "Nhiều người bị mê mẫn bởi mùi thơm, và cái vị béo ăn hoài không thấy ngán, và đặc biệt bởi công dụng bổ thận của nó, nên món này tại nhà hàng luôn trong tình trạng "cháy hàng"".
Nghề săn sùng đất đang giúp nhiều người bớt khó khăn

Món ngon từ sùng đất

Sùng đất được chế biến thành nhiều món khác nhau, từ xào, luộc, nướng... hoặc cũng có thể phơi khô để ngâm rượu. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của người dân địa phương thì món sùng đất được xào hoặc nướng được nhiều người ưa thích nhất. Sùng đất sau khi đào được đem về rửa sạch đất cát, luộc hoặc nướng sơ qua cho chín vừa, sau đó ướp gia vị hành, tiêu, ớt, tỏi, củ sả tươi, mắm muối như ướp thịt, càng nhiều sả càng thơm, và cần một khoảng 30 phút cho gia vị ngấm đều rồi mới làm các món ăn. Từ công đoạn này sùng đất được chế biến thành những món ngon như sùng đất rang, chiên giòn, nướng...

Ở các nhà hàng sùng đất được chế biến theo yêu các của thực khách, nhưng thường thì các tay sành nhậu hầu hết đều rất ghiền món sùng đất nướng. Chị Nguyễn Cảnh Đào, một chủ quán tại xã Tịnh Giang cho biết: "Thực khách ăn một lần món sùng đất nướng là hầu như nghiện món này. Với món nướng, bằng cách cho sùng đất đã thấm gia vị lên vỉ rồi đặt trên bếp than rực đỏ. Trở vỉ nhiều lần và phải thật đều tay để sùng không bị cháy sém, thấy chín đều, bay mùi thơm ngon là dùng được". Có lẽ không gì hấp dẫn hơn vào ngày đông rét mướt, hương thơm sùng đất lan tỏa bên bếp lửa hồng ấm áp, mọi người cùng quây quần thưởng thức. Những món trên, tùy sở thích có thể ăn cuộn với lá lốt non, lá mơ, xà lách, bánh tráng mỏng rau sống,...

Hương vị của chúng khá lạ, vừa béo vừa thơm ngọt, hơn nữa theo kinh nghiệm dân gian ăn sùng đất không những bổ dưỡng cơ thể, tăng sinh lực, mà còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Theo cách nói hóm hỉnh của ông Trần Phước Hòa- Chủ tịch UBND xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh: " Sùng đất có thể ngâm rượu để bồi dưỡng cơ thể, chữa trị đau nhức, mạnh gân cốt và đem lại sung mãn cho phái mày, chỉ cần dăm bảy lạng sùng đất sau khi chế biến xong ăn vào thì...bà xã sẽ vui hết biết".

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Nữ chủ trang trại tuổi 28

Huỳnh Thị Liên ở thôn 8, thị trấn Đăk Rờ Ve, H.Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum là nữ chủ trang trại với 3 ha cao su, 2 ha bời lời, 1,5 ha sắn, gần 1 ha cà phê và 0,5 ha hồ tiêu. Đến nay, mỗi năm Liên thu hoạch 120 triệu đồng.

Liên với rẫy cà phê của mình - Ảnh: Gia Hương

Trò chuyện về hành trình trở thành chủ trang trại của mình, Liên chia sẻ: Năm 2005, nhận thấy đất đai tại địa phương rộng lớn, thuận tiện cho việc phát triển kinh tế theo hướng trang trại tổng hợp, chị đã chủ động vay mượn 30 triệu đồng của bạn bè và người thân để đầu tư trồng cà phê, sắn cao sản, bời lời.

Sau đó, chị tự tìm tòi nghiên cứu một số tài liệu cần thiết về khoa học kỹ thuật chăm sóc các loại cây công nghiệp. Áp dụng phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, từ nguồn thu của sắn cao sản, bời lời, Liên đã mở rộng diện tích sang trồng cao su và hồ tiêu. Đến nay trang trại của Liên đã phát triển được 3 ha cao su, 2 ha bời lời, 1,5 ha sắn, gần 1 ha cà phê và 0,5 ha hồ tiêu.

Với đức tính kiên trì, cần cù, chịu khó và ham học hỏi, Liên đã đầu tư công sức, cải tạo đất đai, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi, đến nay, mỗi năm Liên thu hoạch 120 triệu đồng. Đó là chưa kể 3 ha cao su trồng năm 2007 sắp đến ngày thu hoạch. Không chỉ làm giàu riêng cho bản thân mình, trang trại của Liên thường xuyên tạo việc làm cho thanh niên tại địa phương lúc nông nhàn. Khi vào mùa thu hoạch, trang trại của Liên tạo việc làm cho 10 - 17 thanh niên.

Hiện tại Liên là Bí thư Chi đoàn, Chi hội trưởng thanh niên và là Phó chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn 8. Với cương vị là một người cán bộ Đoàn, cán bộ phụ nữ ở thôn, Liên luôn trao đổi kinh nghiệm và khát vọng làm giàu chính đáng của bản thân với đoàn viên thanh niên; hướng dẫn đoàn viên thanh niên tại địa phương phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống gia đình. Mới đây, Liên vinh dự được Trung ương Đoàn tặng giải thưởng Lương Định Của lần thứ 8, giải thưởng dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc”.

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Tỷ phú cá lồng

Ông sinh ra và lớn lên tại vùng biển nghèo khó, thừa cát trắng, thiếu cơm ăn. Nhưng giờ đây, sau bao năm vật lộn với miền gió bụi, cát bay, ông đã trở thành tỷ phú nhờ nuôi cá lồng.

Ngôi nhà 3 tầng khang trang rộng cả trăm mét vuông của ông Nguyễn Hữu Cầu, xóm Sông Hải, xã Thạch Sơn soi bóng dòng sông Nghèn trông thật hoành tráng. Hôm chúng tôi tới thăm, ông Cầu đang chỉ đạo cánh thợ hoàn thiện nốt sàn nhà.

Vẻ mặt đầy mãn nguyện khi ngắm cơ ngơi đồ sộ của mình cũng đủ thấy ông Cầu tự tin đến nhường nào. Khi chúng tôi hỏi bí quyết nào mà ông xây được ngôi nhà trị giá cả tỷ đồng như thế, ông Cầu không ngần ngại chỉ tay về phía bờ sông Nghèn và nói đầy ví von: “Mọi thứ đều bắt nguồn từ dòng sông Nghèn đấy”. Quả thực, câu chuyện làm giàu của ông Cầu đều bắt nguồn từ sông và biển.

Hồn treo cột buồm

Ông Cầu (sinh năm 1963) sinh ra và lớn lên tại cửa sông Nghèn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Vị mặn mòi của biển cả đã nuôi nấng ông thành người. Bao đời nay, người dân quê ôngcoi con thuyền và tấm lưới là phương tiện hành nghề kiếm sống. Cũng giống như bao trai làng khác, từ bé đã được bố và anh cho lên thuyền ra khơi câu mực, đánh cá. Sóng gió, nắng chói chang, hiểm nguy là những ký ức tuổi thơ không phai mờ. Ông Cầu bảo, cá tôm nơi trùng khơi nhiều vô kể, nhưng để kiếm được miếng ăn đôi khi những chàng trai biển phải đổi bằng chính mạng sống của mình.


Biết nghề biển nguy hiểm là vậy, nhưng ít người trong thôn dám từ bỏ nó vì không biết kiếm nghề gì để sống. Ông Cầu là người đi biển giỏi giang nhưng không ít lần hút chết vì gió bão. Gian nan hiểm nguy là vậy, ông vẫn phải bám biển mưu sinh. Năm 24 tuổi, ông mới lấy vợ. Bố mẹ cho ở riêng tại ngôi nhà 4 bề thông thốc gió lùa. Hạnh phúc lớn nhất của gia đình ông là mỗi khi thấy ông vác tấm lưới an toàn về nhà. Sau gần chục năm vợ ông đã sinh liền một mạch 4 đứa con, 2 trai, 2 gái.

Cùng tắc biến

Đúng lúc cái nghề câu mực và bắt cá ở cửa sông Nghèn đang làm ăn phát đạt, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định làm con đập chặn ngang sông Nghèn với mục đích “ngọt hóa sông Nghèn”. Công trình này sẽ giúp cho hàng nghìn hécta lúa của huyện Thạch Hà và Can Lộc được tưới nước ngọt. Khi con đập này hoàn thành, bà con nhân dân sống nhờ đồng ruộng vui bao nhiêu, thì những ngư dân sống ở xóm Sông Tiến và Sông Hải, xã Thạch Sơn buồn bấy nhiêu, vì nghề đánh bắt cá truyền thống của họ bị xóa. “Ai cũng hoang mang lo lắng, không biết làm gì để sống đây. Cái nghề cha truyền con nối kia, bao đời nay gia đình tôi đã sống nhờ nó. Ai cũng lo lắng, không biết tương lai sẽ trôi về đâu” - ông Cầu nhớ lại. Vốn là trai biển dạn dày sương gió, chiều chiều ông đi thất thểu ngoài bờ sông như người mất hồn vì nhớ thuyền, nhớ bến.

Sau nhiều ngày tha thẩn bên bờ sông Nghèn, ông mới chợt tỉnh, giờ không bắt được cá, tại sao mình không đóng bè nuôi cá như một số vùng đã làm. Đúng năm đó, UBND tỉnh hỗ trợ vốn cho các hộ dân bị ảnh hưởng do xây đập ở Thạch Sơn chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Một bè cá được hỗ trợ 22 triệu đồng, ông bỏ thêm 20 triệu đồng nữa kết được một cái bè với 4 ô nuôi cá. Sau nhiều ngày tìm hiểu, ông có thông tin về loài cá chẽm (cá vược) rất phù hợp với vùng nước lợ. Ban đầu, ông mua 1.000 con cá chẽm giống về thả thử. Ông nghĩ, giống cá này khỏe ăn sẽ dễ nuôi, ông cũng chịu khó mày mò, đọc tài liệu viết về giống cá thơm ngon này. Những bỡ ngỡ ban đầu dần qua, cứ mỗi ngày, đàn cá chẽm lớn dần. Đêm đêm nằm trên bè, nghe tiếng cá quẫy ùm ùm như tiếp thêm động lực cho ông.

Lại nói về giống cá chẽm, do chúng chỉ ăn cá con, nên ngày nào ông Cầu cũng phải chi tiền để mua thức ăn cho chúng. Tiền chi ra liên tục, nhiều lúc vợ ông cũng sốt ruột bảo: “Mình xem thế nào chứ, cả làng nỏ ai nuôi. Tại sao ông suốt ngày sống ngoài bè thế?”. Ông Cầu biết, vì sốt ruột lo cho ông nên bà xã mới nói vậy, chứ gia đình ông đã đặt cược cả gia tài vào việc nuôi cá lồng trên cửa sông Nghèn rồi. Cuối năm đó cũng là lúc bè cá cho thu hoạch. Vừa kéo tấm lưới lên khỏi bè, đôi tay ông run run khi bắt từng chú cá chẽm. Ông đặt cá lên cân, con nào cũng trên 1kg. Đến lúc đó ông mới tin là việc đầu tư của ông đã thành công. Giá cá bán được 120.000 đồng/kg. Vụ đó, trừ hết chi phí, vợ chồng ông thu hơn 50 triệu đồng.

Thừa thắng xông lên, năm sau ông làm thêm 6 ô nuôi cá nữa. Tận dụng nguồn thức ăn giá rẻ tại địa phương để nuôi cá chẽm nên ông rất tự tin về kế hoạch mở rộng sản xuất của mình. Tiền lãi từ nuôi cá chẽm, sau mỗi năm cứ tăng dần đều, chẳng mấy chốc nhà ông đã có của ăn của để. Theo ông Cầu, nuôi giống cá chẽm này rất nhàn. Mỗi ngày cho ăn một lần. Ăn xong là chúng lặn sâu dưới đáy lưới, chẳng í ới gì nữa. Duy chỉ có điều, khi đầu tư làm bè phải làm chắc chắn. Ai mà sơ ý làm bè, lưới không cẩn thận là mất cả chì lẫn chài.

Mang nghề về cho cả làng

Nuôi cá chẽm đơn giản, giá lại cao. Hiện tại ông bán tại chợ Thạch Sơn giá 150.000 đồng/kg. Thương lái các nơi đổ về mua, ông Cầu không có đủ cá để bán. Từ thành công của ông Cầu, bà con trong thôn Sông Hải mới mạnh dạn bỏ tiền đầu tư lồng bè nuôi cá. Ông Cầu đã không ngần ngại truyền đạt kinh nghiệm cho bà con. Ông biết rằng, dân quê mình kiếm được miếng ăn là vô cùng khó khăn, trong khi đó, kế hoạch “ngọt hóa sông Nghèn” đã khiến họ mất hết tư liệu sản xuất. Giờ đây ông đã tìm ra nghề mới nên ông nhiệt tình hướng dẫn bà con cách làm bè, chọn giống, chăm sóc cá, thậm chí giúp bà con trong thôn vay vốn để phát triển nghề nuôi cá lồng.

“Ông Cầu đã mang nghề về làng giúp bà con từng bước xóa đói giảm nghèo. Vùng đất “gió bụi, cát bay” này đang thay đổi từng ngày là nhờ vào những con người dám nghĩ, dám làm như ông Cầu”.

Ông Nguyễn Hữu Niêm -
Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn
Sau mấy năm vất vả ngược xuôi phụ giúp bà con, đến nay riêng thôn Sông Hải của ông đã có 120 lồng nuôi cá. Tính trung bình, mỗi lồng thu lãi 30-50 triệu đồng/năm. Theo ông Cầu, việc làm lồng nuôi cá chẽm không khó. Thông thường một dàn lồng có kích cỡ 6x6x3m và được thiết kế thành 4 ô để làm thành 4 lồng riêng biệt. Như thế sẽ thuận lợi cho việc thả giống được đồng loạt, đồng thời một lồng không nuôi cá sẽ dành để thay lồng khi xử lý bệnh cá hay xử lý rong bẩn đóng trên lồng. Trước khi thả cá giống vào lồng, cần phải thuần hóa để cá thích nghi với nhiệt độ và nồng độ muối trong lồng.

Theo kinh nghiệm của ông Cầu, cá giống nên phân cỡ theo nhóm và nuôi trong những lồng riêng biệt. Thả cá vào lúc sáng sớm (6-8 giờ) hoặc buổi tối (20-22 giờ) khi nhiệt độ thấp. Mật độ thả cá thường từ 40-50 con/m3. Sau 2-3 tháng, cá đạt trọng lượng 150 - 200g, lúc này giảm mật độ còn 10-20 con/m3. Nên dành một số bè trống, để sử dụng khi cần thiết như chuyển cá giống hay đổi lưới cho lồng nuôi khi bị tắc nước do vi sinh vật bám. Thông qua việc chuyển đổi lồng giúp phân cỡ và điều chỉnh mật độ nuôi.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Bắc Giang: Trồng rau cần VietGAP thu 600 triệu đồng/ha

Với diện tích trên 150ha, thu nhập bình quân lên đến 400 - 600 triệu đồng/ha/năm, rau cần đã và đang trở thành cây trồng chủ lực giúp nhiều hộ dân ở xã Hoàng Lương (Hiệp Hòa, Bắc Giang) có của ăn của để, thành triệu phú.

Thu hàng trăm triệu mỗi năm

Về Hoàng Lương vào thời điểm này, trên cánh đồng đâu đâu cũng thấy bà con đang tấp nập thu hoạch rau cần. Anh Hoàng Văn Tú ở thôn Thanh Lâm vui vẻ nói: “Nhà tôi, trồng 8 sào cần, mỗi năm thu hoạch 4 lứa, trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, cũng bỏ túi không dưới 200 triệu đồng”.

Từng được xếp vào danh sách hộ nghèo nhất xã, nhưng nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cần mà giờ đây, gia đình ông Nguyễn Văn Cát ở thôn Đại Thắng đã thoát nghèo và vươn lên khá giả, thu nhập mỗi năm đạt tới hàng trăm triệu đồng. Ông Cát phấn khởi khoe: “Hiện, giá rau cần bán buôn đạt 2.000 đồng/kg, còn bán lẻ được 2.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí trung bình mỗi sào tôi thu về 20 triệu đồng/năm. Chọn cần làm cây thoát nghèo quả là bước đi đúng đắn”.

Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Văn Quế - Chủ tịch UBND xã Hoàng Lương cho biết: Hiện Hoàng Lương có trên 150ha đất trồng rau cần, phân bố đều ở 10 thôn của xã với 800 hộ tham gia.

Sản xuất rau cần VietGAP

Ông Quế cho biết, để khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng rau cần, từ năm 2011 đến nay, UBND xã đã trích ngân sách khoảng 100 triệu đồng/năm để mở các lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc BVTV cho nông dân.

Hiện, công tác xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ rau cần VietGAP của Hoàng Lương đã hoàn thành, chỉ chờ Cục BVTV về kiểm tra lại lần cuối vào tháng 11.

Bà Hoàng Thị Tiến - Phó phòng Nông nghiệp huyện Hiệp Hòa
Đặc biệt, tháng 5.2013, UBND huyện Hiệp Hòa đã ký quyết định thành lập Hội Sản xuất, tiêu thụ rau cần Hoàng Lương, do ông Nguyễn Văn Tỉnh - Trưởng thôn Thanh Lâm làm Chủ tịch Hội, đồng thời triển khai mô hình sản xuất và tiêu thụ rau cần VietGAP với 128 hộ tham gia, chia thành 21 lô sản xuất tập trung với diện tích 10ha.

Ông Nguyễn Văn Tập – cán bộ khuyến nông xã cho hay: “Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ cây giống với mức 180.000 đồng/sào, gần 75.000 đồng/sào cho phân bón, thuốc BVTV; được cấp phát sổ theo dõi hàng ngày và đi tham quan các mô hình sản xuất rau an toàn trong và ngoài tỉnh… Hiện, mô hình trồng cần VietGAP đã cho thu hoạch 2 vụ, hiệu quả kinh tế rất cao” - ông Tập nói thêm.

Được biết, với việc đẩy mạnh sản xuất rau cần theo hướng hàng hóa, áp dụng quy trình VietGAP, thu nhập của người dân Hoàng Lương được cải thiện rõ rệt, hiện đã đạt bình quân trên 20 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 5%.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Cầm bằng đại học về quê...chăn bò

Lên Mộc Châu hỏi Huấn "hâm" chăn bò nhiều người biết. Huấn nổi tiếng vì có trong tay tấm bằng đại học chuyên ngành điện tử viễn thông nhưng lại quyết chí về quê vắt sữa bò.

Tôi đến đúng lúc Huấn đang đánh xe chở cỏ từ đồng về. Đội mũ cối, áo len đơn giản, quần bảo hộ lao động cộng thêm đôi ủng lấm lem bùn đất, trông Huấn không hề giống "đại gia". Nhìn thấy tôi, Huấn nhảy ùm một cái từ xe bò xuống cười bẽn lẽn giải thích: Tôi đi lấy thức ăn cho bò về. Trong suốt buổi nói chuyện về việc làm giàu có khó, về quyết định bỏ phố về quê, có lúc Huấn cười rạng rỡ, lúc lại lấy tay quệt nước mắt.

Bằng đại học treo chuồng bò

- Anh có biệt danh Huấn "hâm" khi nào?

(Cười bẽn lẽn) Từ khi tôi quyết định mang bằng đại học về treo cửa chuồng bò. Bạn bè bảo, nếu có ý định làm anh nông dân nuôi bò thì việc gì phải lặn lội từ Sơn La xuống Hà Nội học đại học, mà chuyên ngành lại là điện tử viễn thông, vốn chẳng có gì ăn nhập với nghề vắt sữa bò.


- Bạn anh nói cũng có lý đấy chứ?

Gia đình tôi quê gốc ở Thái Bình. Năm 1980, cả nhà chuyển lên Mộc Châu. Thời điểm đó kinh tế nhà tôi khó khăn lắm. Bàn đi tính lại, bố mẹ tôi quyết định nuôi bò. Làm gì có tiền để mua đâu. Bố mẹ tôi vay được 44 triệu đồng để sắm vài con bò. Thời điểm đó, đấy là số tiền khổng lồ. Vì số tiền quá lớn nên cả nhà "ăn vì bò, ngủ vì bò" chăm bò như chăm trẻ nhỏ.

Tôi đã lớn lên trong nghèo khó và gắn bó với những công việc ủ cỏ, cho bò ăn... như thế. Cuộc sống nghèo và êm ả khiến tôi mơ về cuộc sống khác. Tôi thích được mặc những bộ đồ sạch sẽ, ngày ngày xách cặp đến công sở. Vậy là tôi lao vào học. Năm 2002, tôi đỗ vào Khoa Điện tử Viễn thông, Đại học Công nghệ, ĐHQGHN. Tôi xuống Hà Nội học, tâm hồn vui phơi phới.
Triệu phú Phan Doãn Huấn, tiểu khu 26/7 thị trấn Mộc Châu, Sơn La

- Vui như thế, sao anh lại quay về?

Ra trường, thú thật là tôi cũng chưa tính đến chuyện về quê mà hăm hở đi xin việc. Nhưng cuộc sống của một kỹ sư mới ra trường khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Đồng lương vài triệu với đủ thứ tiền nhà, tiền điện, tiền ăn, tiền sinh hoạt khiến cho cuộc sống trở nên ngột ngạt. Lương cầm chưa khỏi tay đã thấy hết...

- Anh quyết định quay về là vì cảm thấy quá mệt mỏi?

Không phải thế (lắc đầu và xua tay rối rít). Tôi ra trường vào năm 2007, thời điểm đó ở quê tôi đã bắt đầu thay da đổi thịt. Nhiều gia đình nhờ nuôi bò đã vươn lên thành triệu phú, tỷ phú. Tôi tự đặt câu hỏi, tại sao lại cứ cố bám trụ ở thành phố, tại sao không về quê giúp bố mẹ làm giàu. Bố mẹ thì không còn trẻ còn các em thì vẫn nhỏ, tôi về sẽ giúp được nhiều. Đặt lên bàn cân, tính đi tính lại, tôi quyết định quay về.
Giờ nếu Huấn về Hà Nội thì cũng chỉ để đi chơi và thăm thú bạn bè

Làm thuê cho chính mình là sướng nhất

- Mọi người phản ứng thế nào về quyết định của anh?

Bố mẹ tin vào sự lựa chọn của tôi. Còn bạn bè thì bất ngờ. Biệt danh Huấn "hâm" cũng có từ đó.

- Sau vài năm ở quê, anh thấy quyết định của mình thế nào?

Trước khi về nhiều đêm tôi không ngủ được. Nhưng ngay đêm đầu tiên khi trở về tôi đã ngủ rất ngon. Cũng có lúc tôi băn khoăn không biết mình có làm sai. Nhưng nhìn lại tôi nghĩ mình đã đúng. Trong khi nhiều bạn học vẫn còn đang chật vật với cơm áo gạo tiền ở thành phố, còn tôi trở về những đã có nhiều thứ. Khi về, tôi bàn với bố mẹ mở rộng số lượng đàn bò, áp dụng quy trình sản xuất sạch. Mới đầu bố mẹ tôi cũng run. Nhưng tôi thuyết phục được. Nhờ đó, giờ gia đình tôi đã có "của ăn của để", trang trại ngày một rộng, bò ngày thêm đầy chuồng. Nếu bây giờ tôi có về Hà Nội thì cũng chỉ là về đấy chơi hoặc thăm hỏi bạn bè, chứ lập nghiệp thì không. Tôi thấy làm thuê cho chính mình là sướng nhất.

- Nhưng anh từng nói ghét cuộc sống quanh quẩn với những công việc tủn mủn vắt sữa, cho bò ăn...?

(Cười). Bây giờ tôi không còn suy nghĩ đó. Có lẽ khi đã trưởng thành, cái nhìn của tôi cũng thay đổi. Tôi hạnh phúc vì mỗi sáng được hít thở không khí trong lành của thảo nguyên, hạnh phúc khi nhìn thấy đàn bò khoẻ mạnh.

- Còn tấm bằng đại học, anh không thấy tiếc sao?

Có chứ (mắt rơm rớm nước). Quả thật những kiến thức chuyên ngành học ở đại học không giúp ích trực tiếp cho tôi trong công việc cắt cỏ, vắt sữa bò... (khóc). Nhưng tôi nghĩ tri thức không bao giờ thừa. Nó không giúp cho mình trong việc này thì sẽ giúp cho mình trong việc khác. Tôi có đứa em trai. Thằng bé cũng có ý muốn ở nhà chăn bò. Nhưng tôi và bố mẹ nhất quyết bắt nó phải đi học, có tấm bằng đại học rồi thích làm gì thì làm.

- Tương lai anh có ý định theo học cái gì đúng chuyên ngành không?

Có chứ. Chăn bò, cắt cỏ, vắt sữa... mới nghe thì tưởng là đơn giản, nhưng giờ chúng tôi đang bước vào nền công nghiệp sản xuất sạch, phải học chứ. Rồi học để còn biết cách nhân giống, chăm sóc bò để bò không bị bệnh. Có thời gian tôi vẫn muốn đi học. Có điều, giờ tôi nhiều việc quá, khó lòng mà dứt ra đi học như trước. Tôi chỉ tham gia học những khóa đào tạo ngắn hạn thôi.
Huấn đã đúng khi quyết định về quê chăn bò


Không sắm xe hơi, mua nhà lầu

- Tôi nghe nói anh giàu lắm, thực tế anh giàu đến mức nào?

Tôi cũng bình thường thôi (lại tủm tỉm cười). Hiện giờ gia đình tôi có hơn 70 con bò, trong đó khoảng 30 con có giá trên 50 triệu đồng/con, số còn lại khoảng 35 - 40 triệu đồng/con. Tổng số tiền từ bò khoảng gần 3 tỷ đồng. Ngoài ra, gia đình tôi có hơn 4ha trang trại. Cũng không thể gọi là giàu được. Nhưng tương lai thì đang vẫn mở rộng ở phía trước. Tháng vừa rồi, chúng tôi thu về được 117 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, chúng tôi lãi được khoảng 70 - 80 triệu đồng. Tôi đang bàn với bố mẹ mở rộng thêm. Khi đó, tiền có khi còn nhiều nữa.

- Tiền nhiều như thế anh có ý định mua ô tô, xây nhà lầu không?

Nói thật, gia đình tôi có đủ khả năng xây nhà to, mua ô tô xịn. Nhưng tôi không thích kiểu "khoe mẽ" như thế. Không lẽ tôi mua ô tô để đi lấy cỏ cho bò. Tiền lãi chúng tôi tiếp tục đầu tư vào sản xuất, mua thêm bò, mở rộng trang trại...

- Anh không sợ rủi ro sao, ví dụ dịch bệnh này rồi như năm vừa rồi người dân nuôi bò điêu đứng vì vụ sữa nhiễm melamine?

Đúng là không thể nào mà lường hết được rủi ro. Nhưng tôi đã tính rồi, sữa bò của chúng tôi giờ có đầu ra. Khâu lo nhất là bò ốm đau hoặc chết. Nhưng giờ chúng tôi tham gia vào quỹ bảo hiểm vật nuôi của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, chẳng may nếu bò của gia đình tôi có "mệnh hệ gì" chúng tôi vẫn được bồi thường. Mình có kiến thức cộng thêm sự chăm chỉ cần cù, trời sẽ không phụ lòng người đâu.

Trò chuyện đến đây, anh cáo lỗi vì đến giờ cho bò ăn. Nhìn cách anh nhảy lên lưng trâu lao ra khỏi cổng trang trại, khuôn mặt ánh lên nụ cười rạng rỡ, chúng tôi nhớ lại câu anh nói "Vấn đề không phải là ở thành phố hay ở quê. Điều quan trọng là lựa chọn cho mình hướng đi đúng".

"Trong một lần dắt bò thi hoa hậu bò sữa, tôi đã gặp được người bạn đời của mình. Nhà cô ấy cũng có bò mang đi thi. Gặp gỡ, thấy tâm đầu ý hợp nên thành duyên. Tôi vẫn nói đùa là có được mọi thứ như hiện nay đều là nhờ con bò".